Chính sách dự trữ

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 86 - 88)

Nhằm thực hiện một cách đồng bộ chính sách dự trữ xăng dầu, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 31/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 03 năm 2010 về “Quy chế quản lý xăng dầu dự trữ Nhà nƣớc” nhƣ sau:

- Về tổ chức quản lý xăng dầu dự trữ nhà nƣớc

1.Thủ tƣớng Chính phủ điều hành tập trung, thống nhất việc tổ chức quản lý xăng dầu dự trữ nhà nƣớc; phân công các Bộ, ngành quản lý xăng dầu dự trữ nhà nƣớc.

2.Cơ quan dự trữ nhà nƣớc về xăng dầu bao gồm: các Bộ, ngành đƣợc giao nhiệm vụ quản lý xăng dầu dự trữ nhà nƣớc theo phân công của Chính phủ.

- Về danh mục xăng dầu dự trữ nhà nƣớc bao gồm: 1. Xăng dùng cho các loại động cơ.

2. Dầu Diesel.

3. Nhiên liệu dùng cho máy bay dân dụng. 4. Nhiên liệu dùng cho máy bay quân sự. 5. Dầu thô.

6. Các loại xăng dầu dự trữ nhà nƣớc khác theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Về kế hoạch dự trữ nhà nƣớc về xăng dầu: bao gồm kế hoạch nhập, xuất xăng dầu dự trữ nhà nƣớc hàng năm; kế hoạch tăng xăng dầu dự trữ nhà nƣớc bao gồm số lƣợng và giá trị các mặt hàng nhập tăng trong năm kế hoạch, nhập để bù đắp phần đã xuất sử dụng theo các Quyết định của cấp có thẩm quyền, nhập dôi thừa trong quá trình bảo quản và các trƣờng hợp nhập khác; kế hoạch giảm xăng dầu dự trữ nhà nƣớc bao gồm số lƣợng và giá trị các mặt

hàng do: thay đổi danh mục hàng dự trữ; hao hụt trong định mức và các nguyên nhân khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền; kế hoạch luân phiên đổi xăng dầu dự trữ nhà nƣớc: căn cứ tiêu chuẩn, chất lƣợng xăng dầu, thời hạn lƣu kho theo quy định, hàng năm các Bộ, ngành quản lý xăng dầu dự trữ nhà nƣớc lập kế hoạch xuất bán hàng cũ, nhập hàng mới theo quy định.

- Về hệ thống kho xăng dầu dự trữ nhà nƣớc: trên cơ sở quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ nhà nƣớc đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ quản lý xăng dầu dự trữ nhà nƣớc chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Bộ Tài chính xây dựng quy hoạch chi tiết hệ thống kho xăng dầu dự trữ nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý. Xăng dầu dự trữ nhà nƣớc phải đƣợc bảo quản tại những điểm kho có bồn, bể đƣợc ghi số hiệu đăng ký với cơ quan quản lý cấp trên; có đủ hồ sơ theo dõi. Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ quản lý xăng dầu dự trữ nhà nƣớc xác định địa điểm kho bảo quản xăng dầu dự trữ theo quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, định kỳ báo cáo Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật. Cho đến hiện nay xăng dầu dự trữ nhà nƣớc vẫn chƣa có kho riêng mà do Tổng Cục Dự trữ Nhà nƣớc ký hợp đồng thuê bảo quản với các đơn vị dự trữ xăng dầu thuộc Bộ, ngành quản lý xăng dầu dự trữ nhà nƣớc. Nhƣ vậy, xăng dầu dự trữ nhà nƣớc không có hệ thống kho riêng mà để chung với kho của các Công ty. Bộ Công thƣơng quản lý xăng dầu dự trữ nhà nƣớc nhƣng giao cho bốn đơn vị thực hiện là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVoil), Công ty Thƣơng mại kỹ thuật và đầu tƣ (Petec) và Công ty Thƣơng mại Dầu khí Đồng Tháp. Quy trình đổi hàng dự trữ nhà nƣớc (xuất hàng cũ, nhập hàng mới) thực hiện 6 tháng đối với xăng và 24 tháng đối với dầu. Nhƣng hàng dự trữ nhà nƣớc ở kho của các đơn vị kinh doanh nên chu kỳ đảo hàng dễ đƣợc “linh hoạt” .

- Đối với thƣơng nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ lƣu thông xăng dầu tối thiểu bằng ba mƣơi (30) ngày cung ứng cả về cơ cấu và chủng loại, theo kế hoạch tiêu thụ đƣợc xác định hàng năm của thƣơng nhân.

- Đối với thƣơng nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối trên thị trƣờng trong nƣớc phải bảo đảm ổn định mức dự trữ lƣu thông xăng dầu tối thiểu bằng ba mƣơi (30) ngày cung ứng cả về cơ cấu và chủng loại, theo kế hoạch tiêu thụ xăng dầu trong nƣớc đã đăng ký với Bộ Công Thƣơng hàng năm. Hiện nay, thời gian dự trữ lƣu thông 30 ngày đƣợc cố định cho đến năm 2025. Sau năm 2025 tùy theo quy định của chính phủ mà điều chỉnh.

Khối lƣợng xăng dầu dự trữ nhà nƣớc tại thời điểm hiện nay tuy nhỏ so với khối lƣợng xăng dầu dự trữ lƣu thông của các doanh nghiệp, song cơ chế quản lý là rất chặt chẽ. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chƣa có một chiến lƣợc tổng thể cho hoạt động dự trữ nhà nƣớc về xăng dầu, nên thực hiện kế hoạch dự trữ Nhà nƣớc phụ thuộc vào từng năm, từng giai đoạn theo các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Mặt khác, điều tiết lƣu thông trong nền kinh tế chƣa thật sự phát triển và vận hành theo cơ chế thị trƣờng nên tiềm lực kinh tế của Nhà nƣớc rất quan trọng, do đó cần tăng dự trữ nhà nƣớc và duy trì thực hiện chính sách dự trữ lƣu thông.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)