1.2.3.1. Chính sách về điều kiện gia nhập thị trường
Xăng dầu luôn đƣợc coi là một loại hàng hóa đặc biệt quan trọng, là “máu huyết” của nền kinh tế quốc dân và quốc phòng. Biến động giá xăng dầu có tác động lớn đến hầu hết các ngành nghề và ngƣời dân trong xã hội, trong đó trực tiếp là các ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, khai mỏ, sản xuất điện, xi măng, tiêu dùng sinh hoạt...do đó, rào cản gia nhập thị trƣờng khá cao. Xăng dầu là nhiên liệu của nhiều ngành kinh tế, ảnh hƣởng đến đời
sống dân sinh, song do đặc thù của kinh doanh xăng dầu lại mang tính kỹ thuật - thƣơng mại nên các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này thƣờng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, đặc biệt là các điều kiện liên quan đến kỹ thuật.
- Các điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thƣờng là: + Điều kiện về cơ sở vật chất nhƣ cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu và phƣơng tiện vận chuyển và mạng lƣới phân phối.
+ Điều kiện về năng lực tài chính. Kinh doanh xăng dầu nhập khẩu là loại kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô nên Nhà nƣớc thƣờng đặt ra các điều kiện về năng lực tài chính để hạn chế các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này. Chi phí đầu tƣ ban đầu để gia nhập thị trƣờng xăng dầu là tƣơng đối lớn. Theo Điều 7 Nghị định 84, doanh nghiệp muốn tham gia xuất nhập khẩu xăng dầu cần thỏa mãn những điều kiện sau về quy mô (có thể sở hữu hoặc thuê từ năm năm trở lên):
Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế có thể tiếp nhận đƣợc tàu có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn;
Có kho tiếp nhận dung tích tối thiểu 15.000 m3;
Có phƣơng tiện vận tải chuyên dụng;
Có ít nhất 10 cửa hàng bán lẻ;
Có ít nhất 40 đại lý bán lẻ.
+ Một trong những rào cản đối với các doanh nghiệp tiềm năng trên thị trƣờng nhập khẩu xăng dầu là việc tồn tại hợp đồng độc quyền giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và các nhà phân phối (kể cả bán buôn và bán lẻ). Điều đáng ngạc nhiên là những hợp đồng độc quyền này lại bắt nguồn từ các quy định pháp luật (Điều 17 Nghị định số 55 trƣớc đây và Nghị định 84 hiện nay). Theo đó, mỗi thƣơng nhân trong chuỗi kinh doanh xăng dầu chỉ đƣợc phép mua sản phẩm từ một thƣơng nhân duy nhất ở tuyến trƣớc. Điều này dẫn đến
việc doanh nghiệp mới không có khả năng gia nhập thị trƣờng ở những phân khúc đã bão hòa (đối với các thị trƣờng khác, một doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả vẫn có thể gia nhập thị trƣờng đã bão hòa bằng cách lấy bớt thị phần của các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn). Trong khi đó, thị trƣờng phân phối xăng dầu gần nhƣ đã bão hòa tại các phân khúc thị trƣờng chủ chốt và lợi nhuận cao.
+ Các điều kiện về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trƣờng.
- Các điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh phân phối lại thƣờng là các quy định về địa điểm kinh doanh, về cơ sở vật chất kỹ thuật. Địa điểm kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch. Cửa hàng phải đƣợc xây dựng và trang bị theo đúng các quy định về thiết kế công trình, phòng cháy chữa cháy và phƣơng tiện đo lƣờng. Do tính chất kỹ thuật của hoạt động kinh doanh xăng dầu nên đối với cả hai loại hình doanh nghiệp nói trên đều thƣờng có thêm yêu cầu nhân viên trực tiếp kinh doanh phải đạt đƣợc trình độ kiến thức nhất định trên các mặt nhƣ kỹ thuật xăng dầu, nghiệp vụ quản lý, an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trƣờng để có thể sử dụng thành thạo các phƣơng tiện đƣợc trang bị.
Hiện nay kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật bao gồm các hoạt động: xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nƣớc và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu); nhập khẩu; sản xuất và phân phối. Thƣơng nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: thƣơng nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; thƣơng nhân sản xuất xăng dầu; thƣơng nhân làm tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu; thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu. Mỗi hình thức kinh doanh xăng dầu đều có các quy định khác nhau nhằm đảm bảo một trật tự nhất định đối với loại hàng hóa đặc biệt này. Đây cũng là một trong những rào cản đối với các doanh nghiệp tham gia thị trƣờng.
Xem xét những điều kiện pháp luật quy định, có thể thấy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đòi hỏi một sự đầu tƣ lớn, chỉ những doanh nghiệp nhà nƣớc có tiềm lực mạnh mới có thể đáp ứng, điều này cũng đặt ra một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bằng nguồn vốn tự huy động có thể xây dựng và tạo lập một cơ sở hạ tầng theo quy định để chen chân vào hình thức kinh doanh xăng dầu này. Nhƣ vậy, có thể kết luận, chi phí đầu tƣ ban đầu là rào cản lớn đối với việc gia nhập thị trƣờng nhập khẩu xăng dầu.
1.2.3.2. Chính sách thuế
Chính sách thuế xăng dầu là một bộ phận trọng tâm của chính sách tài chính quốc gia, liên quan đến việc huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính của xã hội. Do tính chất đặc biệt của hàng hóa xăng dầu, các quốc gia có các chính sách thuế và chiến lƣợc về việc tiêu thụ và sản xuất. Đối với Việt Nam, xăng dầu là mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, an ninh năng lƣợng quốc gia vì vậy thuế xăng dầu đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết giá cả của mặt hàng này và các hàng hóa khác. Tại Việt Nam, xăng dầu phần lớn thƣờng do các doanh nghiệp Nhà nƣớc làm đầu mối nhập khẩu và phân phối. Vì vậy, các doanh nghiệp này thƣờng mang tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào việc bù giá của Chính phủ và không hoàn thành nghĩa vụ thuế đúng thời hạn, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy trong việc quản lý thuế và thu thuế xăng dầu. Bên cạnh đó là tình trạng buôn lậu xăng dầu vẫn còn tiếp diễn và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, gây thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc, làm cho thuế xăng dầu có những điều chỉnh không hợp lý ảnh hƣởng đến giá cả xăng dầu, gây mất quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng, ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia. Do đó, thuế xăng dầu đang là bài toán khó, cần có lời giải hợp lý từ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng để có đƣợc sự điều chỉnh hợp lý.
Về phƣơng diện pháp luật, thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nƣớc theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo các chức năng của Nhà nƣớc, ngƣời đóng thuế đƣợc hƣởng phần thu nhập còn lại một cách hợp pháp.
Dƣới giác độ doanh nghiệp, thuế là khoản chi phí bắt buộc phải nộp cho Nhà nƣớc nhằm đảm bảo chi tiêu của Nhà nƣớc và xác lập tính hợp pháp về thu nhập của họ.
Thuế là công cụ tài chính quan trọng trong quản lý vĩ mô, là khoản thu quan trọng nhất của Nhà nƣớc, đồng thời lại là một khoản chi phí đối với các doanh nghiệp. Thuế tác động đến định hƣớng hoạt động và mở rộng quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiệu ứng của việc sử dụng công cụ thuế là rất lớn, đặc biệt là đối với những đối tƣợng chịu thuế có ảnh hƣởng nhiều đến nền kinh tế nhƣ xăng dầu, khi có những thay đổi về chính sách thuế sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền. Nhà nƣớc hạn chế hay kích thích sản xuất và tiêu dùng một mặt hàng nào đó thì công cụ thuế là hữu hiệu nhất. Khi bị đánh thuế thì cả doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng phải cân nhắc lại hoạt động của mình theo hƣớng có lợi cho họ. Sức mạnh của thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh nói chung là rất lớn vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp này và từ đó đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Thậm chí, khi chính sách thuế thay đổi sẽ làm cho doanh nghiệp phát triển hay bị phá sản. Việc sử dụng công cụ thuế để thực hiện quản lý Nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu là hoàn toàn cần thiết. Các loại thuế và phí áp dụng đối với mặt hàng xăng dầu bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và phí.
- Thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu, theo đó ngƣời mua trong nƣớc phải trả cho những hàng hóa nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà ngƣời xuất khẩu nƣớc ngoài nhận đƣợc. Nhƣ vậy,
thuế nhập khẩu là một loại phí đánh vào sản phẩm đƣợc nhập khẩu quốc gia nhất định, chủ yếu với mục đích làm cho sản phẩm ấy đắt lên qua đó không khuyến khích ngƣời tiêu dùng sử dụng dụng sản phẩm ngoại nhập đó. Ngoài ra, thuế nhập khẩu cũng là nguồn thu quan trọng của chính phủ. Tại các nƣớc đang phát triển thuế nhập khẩu đóng góp một phần quan trọng trong ngân sách nhà nƣớc. Thuế nhập khẩu có thể đƣợc tính với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:
+ Thuế nhập khẩu tính theo một đơn vị vật chất của hàng hóa nhập khẩu. Đây là hình thức thuế đơn giản, dễ tính toán vì nó không phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa thƣờng có biến động.
P1 = P0 +Ts
Trong đó:
P0 là giá cả hàng hóa nhập khẩu Ts là thuế tính theo đơn vị hàng hóa P1 là giá cả hàng hóa sau khi nhập khẩu
+ Thuế nhập khẩu tính theo giá trị hàng hóa là mức thuế tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của mức giá hàng hóa trả cho nhà xuất khẩu nƣớc ngoài.
P1 = P0 (1+t)
Trong đó:
P0 là giá cả hàng hóa nhập khẩu
P1 là giá cả hàng hóa sau khi nhập khẩu t là tỷ lệ % đánh vào giá hàng
+ Thuế nhập khẩu tính theo tỷ lệ phần trăm của mức giá hàng hóa đƣợc bán ở thị trƣờng trong nƣớc. Thuế nhập khẩu là một công cụ lâu đời nhất của chính sách thƣơng mại quốc tế và là một phƣơng tiện truyền thống để làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Chi phí trả thuế nhập khẩu đƣợc các doanh nghiệp cộng vào giá thành.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa mà Nhà nƣớc không khuyến khích tiêu dùng hoặc có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất kinh doanh. Trong các mặt hàng xăng dầu hầu hết các quốc gia chỉ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng ôtô là mặt hàng mà Nhà nƣớc không khuyến khích tiêu dùng. Loại thuế này có mục đích là tăng nguồn thu cho ngân sách, điều tiết thu nhập, điều tiết sản xuất và tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đƣợc cộng thêm vào giá thành.
- Thuế giá trị gia tăng bản chất là thuế gián thu nhằm đánh vào ngƣời tiêu dùng nên mục đích của loại thuế này là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc, điều tiết sản xuất và tiêu dùng. Loại thuế này có ƣu điểm là tránh thuế chồng lên thuế do có phƣơng pháp tính khấu trừ thuế đầu vào. Thuế này là thuế gián thu đánh vào ngƣời tiêu dùng cho nên các doanh nghiệp mặc nhiên cộng thêm vào giá hàng hóa một khoản.
- Phí: Các mặt hàng xăng dầu thƣờng phải chịu một khoản phí xăng dầu. Phí xăng dầu cũng sẽ đƣợc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cộng thêm vào giá thành.
Với vai trò là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nƣớc, Nhà nƣớc cần phải tính toán thuế một cách khoa học để ổn định đƣợc nguồn thu mà không phụ thuộc quá nhiều vào sự tăng giảm đột biến của giá xăng dầu thế giới. Mặt khác, là công cụ điều chỉnh giá bán, Nhà nƣớc cần tính toán mức thuế sao cho tạo đƣợc sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc xác định giá bán và kinh doanh. Nhƣ vậy, thuế là công cụ mà thông qua đó, Nhà nƣớc có thể đảm bảo giải quyết một cách hài hòa lợi ích quốc gia, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của ngƣời tiêu dùng.
1.2.3.3. Chính sách giá
Giá dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu từ trƣớc tới nay luôn là yếu tố khá nhạy cảm tác động đến nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và kinh tế
thế giới nói chung. Mỗi Chính phủ can thiệp vào cơ chế điều hành giá với mức độ và phƣơng thức khác nhau sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nƣớc mình. Có những nƣớc chiếm phần lớn trữ lƣợng dầu mỏ thế giới và sản lƣợng khai thác dầu thô nhƣng khả năng chế biến thành xăng dầu và sức tiêu thụ các sản phẩm dầu lại rất hạn chế. Trong khi đó, có nhiều nƣớc lại không có trữ lƣợng dầu mỏ song sức tiêu thụ lại rất lớn. Ví dụ nhƣ, các nƣớc thuộc tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) chiếm khoảng 65% trữ lƣợng dầu xác minh và sản xuất khoảng 34% lƣợng dầu thô toàn thế giới nhƣng các nƣớc này lại chế biến cũng nhƣ tiêu thụ các sản phẩm dầu không nhiều mà chủ yếu xuất đến các nƣớc công nghiệp phát triển. Còn các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ G7 thì chỉ có Mỹ và Anh là có trữ lƣợng dầu đáng kể, các nƣớc khác nhƣ Đức, Pháp, Nhật, Italia, Canada hoặc không có hoặc có trữ lƣợng dầu không đáng kể trong khi nhu cầu về các sản phẩm dầu của các nƣớc này lại rất lớn.
Tùy theo sự phát triển của nền kinh tế quốc gia mà cơ chế quản lý giá xăng dầu cũng khác nhau. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển thì thƣờng giá xăng dầu do cơ chế cung cầu trên thị trƣờng điều tiết. Các quốc gia đang phát triển và kém phát triển thì Chính phủ có xu hƣớng kiểm soát giá xăng dầu chặt. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xu hƣớng Nhà nƣớc sẽ để mặt hàng xăng dầu đƣợc kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng. Điều đó có nghĩa là Nhà nƣớc từng bƣớc điều hành giá xăng dầu bảo đảm bù đắp đƣợc chi phí và chấm dứt hỗ trợ tài chính đối với kinh doanh các mặt hàng xăng dầu; và giá bán xăng dầu sẽ đƣợc điều chỉnh cao, thấp phụ thuộc vào giá của mặt hàng xăng dầu trên thị trƣờng thế giới.
Tóm lại, nhiều quốc gia lựa chọn giải pháp can thiệp vào giá cả xăng dầu chứ không để thị trƣờng tự điều chỉnh vì các lý do sau:
- Xăng dầu là mặt hàng quan trọng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống xã hội. Hiện chƣa có sản phẩm nào có thể thay thế hoàn toàn. Khả năng
sản xuất lại bị giới hạn vì là nguồn tài nguyên thiên nhiên và giới hạn bởi trình độ khoa học công nghệ.
- Giá cả xăng dầu trên thị trƣờng thế giới thƣờng xuyên biến động khó dự đoán. Trong thời đại ngày nay, trƣớc xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển kinh tế của mỗi nƣớc không thể tách rời hệ thống kinh tế thế giới. Phát triển kinh tế mở là xu thế tất yếu của tất cả các nƣớc trên thế giới. Thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng thế giới có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, giá cả của thị trƣờng trong nƣớc chịu sự chi phối rất lớn của giá cả trên thị trƣờng thế giới.
- Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trƣờng, với một cơ cấu kinh tế mở, giá cả trên thị trƣờng quốc tế cũng nhƣ giá thị trƣờng nội địa đƣợc xác lập trên cơ sở tƣơng quan cung cầu, cho nên khi giá một loại hàng hoá nào đó trên thị trƣờng quốc tế hạ thấp, phát sinh chênh lệch lớn so với giá bán trong nƣớc, sẽ tạo ra khả năng mang lại lợi nhuận cao thúc đẩy các doanh nghiệp