Chính sách giá

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 73 - 76)

Trong các chính sách quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, chính sách điều hành giá xăng dầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhìn chung, các quốc gia đều xây dựng những chính sách riêng trong điều hành giá bán lẻ xăng dầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để quản lý giá bán xăng dầu, Nhà nƣớc đã nhiều lần thay đổi cơ chế giá theo hƣớng tiếp cận gần hơn với thị trƣờng.

Tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu không đơn giản chỉ cộng dồn theo phƣơng pháp số học đơn thuần. Giá bán lẻ xăng dầu là giá bán tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Giá cơ sở là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nƣớc điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nƣớc.

Giá cơ sở bao gồm các yếu tố và đƣợc xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trƣờng cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành; đƣợc tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc.

Trong đó:

- Giá CIF là giá xăng dầu thế giới cộng (+) Phí bảo hiểm cộng (+) Cƣớc vận tải về đến cảng Việt Nam;

- Tỷ giá ngoại tệ để tính giá CIF là tỷ giá ngoại tệ bán ra của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc

- Tỷ giá ngoại tệ tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc.

Cụ thể đối với mặt hàng xăng RON 92, theo Bộ Công Thƣơng, trong thời gian trên, giá nhập khẩu FOB bình quân 30 ngày là 122,165 USD/thùng (ngày cao nhất 14/9 xăng đạt đỉnh 126,170 USD/thùng, ngày thấp nhất 20/9 là 118,220 USD/thùng). Cách tính giá CIF (giá FOB cộng chi phí bảo hiểm và vận chuyển từ cảng nƣớc ngoài về Việt Nam) nhƣ sau: 122,165 USD + 2,50 USD = 122,745 USD/thùng.

Mỗi thùng có 159 lít, nếu quy đổi thành tiền đồng phải lấy giá FOB nhân với tỉ giá USD Vietcombank là 20.878 VNĐ/USD: 122,745 x 20.878 : 159 = 16.117 đồng/lít.

Tuy nhiên, giá CIF để tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) lại tính theo tỷ giá liên ngân hàng (20.828) là: 122,745 x 20.828: 159 = 16.079 đồng/lít. Từ đó tính thuế nhập khẩu xăng (12% giá CIF) = 16.079 x 12 = 1.929 đồng/lít

Lƣu ý, theo cách tính này, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) bằng 10% tổng giá CIF cộng với thuế nhập khẩu (chứ không phải bằng 10% giá CIF): (16.079 + 1.929) x 10% = 1.801 đồng/lít.

Và thuế giá trị gia tăng (GTGT) đƣợc tính nhƣ sau: (giá CIF + thuế NK + thuế TTĐB + chi phí định mức + Lợi nhuận định mức tối đa + mức trích quỹ BOG + thuế bảo vệ môi trƣờng) x 10%= (16.117 + 1.929 + 1.801+ 600 + 300 + 300 + 1.000) x 10% = 2.205 đồng/lít.

Nhƣ vậy theo cách tính hiện nay, giá cơ sở tính xăng A92 đến hết ngày 23/9/2015 là 24.252 đồng/lít, chênh lệch so với giá bán hiện hành (23.650 đồng/lít) là 602 đồng/lít, tức là lỗ khoảng 600 đồng/lít.

Sự bất hợp lý trong cách tính này là trong giá cơ sở xăng dầu thuế chồng lên thuế. Mà cụ thể là thuế TTĐB bằng 10% tổng giá CIF cộng với thuế nhập khẩu; hay thuế GTGT cũng bằng 10% trên tổng thuế nhập khẩu, TTĐB, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, thuế bảo vệ môi trƣờng và mức trích Quỹ BOG.

Tính theo phƣơng pháp này, thuế bảo vệ môi trƣờng không phải là 1.000 đồng/lít mà phải tới 1.100 đồng/lít, các loại thuế khác cũng bị tăng một cách vô lý.

Giả sử phƣơng pháp tính giá cơ sở thuế không chồng thuế, trong đó thuế TTĐB và thuế GTGT bằng 10% giá CIF: 16.079 x 10% = 1.600 đồng/lít thì giá cơ sở mặt hàng xăng A92 chỉ bằng 23.446 đồng/lít. Theo phƣơng pháp này, doanh nghiệp có thể lãi hơn 100 đồng/lít.

Chênh lệch của 2 phƣơng pháp tính tới trên 1.000 đồng/lít xăng A92. Nguyên tắc bất thành văn trong ngành thuế là “tránh đánh thuế hai lần”, nhƣng cách tính theo Thông tƣ 234, thuế bị đánh trùng lần thứ hai, lần thứ ba. Do thuế chồng lên thuế trong cách tính giá xăng dầu hiện nay khiến thuế trong giá cơ sở bị đẩy lên gần 500 đồng/lít. Do vậy mới có chuyện kinh doanh xăng dầu tƣởng lãi hóa lỗ.

Giá xăng dầu là một biến số kinh tế có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế. Việc định giá và điều chỉnh giá là một hoạt động mang tính nhạy cảm

cao, cần đƣợc cân nhắc và tính toán với nhiều yếu tố. Việc định giá và thay đổi giá xăng dầu ở Việt Nam hiện nay chịu sự quản lý của Nhà nƣớc, căn cứ vào chi phí của doanh nghiệp và biến động giá xăng dầu trên thị trƣờng thế giới để hình thành. Bởi vậy, xây dựng một cơ chế giá đơn giản, linh hoạt đối với các doanh nghiệp và nhạy cảm với tác động của thị trƣờng là tiền đề tạo lập và giữ ổn định thị trƣờng xăng dầu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)