Chính sách hạn ngạch nhập khẩu

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 82 - 86)

Tại Việt Nam, danh mục hay số lƣợng các mặt hàng nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch cho từng thời kỳ (tính theo năm) do Chính phủ phê duyệt trên cơ sở để nghị của các bộ ngành có liên quan. Đối với loại hàng hóa đặc biệt nhƣ xăng dầu thì số lƣợng nhập khẩu càng đƣợc Chính phủ xem xét cụ thể hơn.

Về khối lƣợng nhập khẩu,hàng năm Chính phủ sẽ xác định tổng khối lƣợng xăng dầu nhập khẩu từ thị trƣờng thế giới để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Để xác định khối lƣợng xăng dầu cần nhập khẩu, Bộ Công thƣơng phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tƣ dựa vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đƣa ra dự báo về khối lƣợng xăng dầu phục vụ nhu cầu nội địa trong năm kế tiếp. Dựa theo dự báo này và dựa vào kết quả và khả năng thực hiện của các doanh nghiệp, Bộ Công thƣơng sẽ phân bổ chỉ tiêu nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu cho từng doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu và theo dõi kế hoạch triển khai của các doanh nghiệp này nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu nội địa vào mọi thời điểm trong năm.

Trên cơ sở nhu cầu định hƣớng về xăng dầu nhập khẩu, Bộ Công thƣơng giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan. Mức hạn ngạch đƣợc căn cứ vào mức tăng trƣởng, nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế năm kế hoạch, kết quả và khả năng thực hiện của doanh nghiệp để giao chỉ tiêu nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu cho từng doanh nghiệp.

Bảng 3.7. Hạn ngạch phân bổ cho một số doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu năm 2015

(Đơn vị: tấn/m3 )

TT Doanh nghiệp Năm

2015 Năm 2014 Năm 2013 1 Cả nƣớc 8.180.000 8.620.000 7.008.000

2 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 4.000.000 4.400.000 4.396.000 3 Tổng công ty dầu VN 930.000 920.000 591.000 4 Công ty TNHH MTV dầu khí TP.HCM 493.000 500.000 305.000

5 Tổng công ty thƣơng mại xuất nhập

khẩu Thanh Lễ 540.000 600.000 400.000

6 Công ty TNHH MTV thƣơng mại dầu

khí Đồng Tháp 415.000 450.000 392.000

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Thống kê xuất nhập khẩu xăng dầu trong nƣớc 2014 (hết ngày 15/12) - Xuất khẩu:

Dầu thô: đạt 8.662.558 tấn từ đầu năm đến hết ngày 15/12 tƣơng đƣơng với giá trị 6.916.984.171 USD.

Xăng dầu các loại: lƣợng xuất khẩu trong kỳ báo cáo 948.729 trị giá là 891.005.407 USD

Ngày 05/12/2014, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tƣ số 185/2014/TT- BTC về tăng thuế nhập khẩu xăng dầu (xăng từ mức 18% tăng lên mức 27%, dầu diezen từ 14% lên 23%, dầu hoả từ mức 16% lên mức 26%, dầu mazut từ 15% lên 24%) nhằm hạn chế thất thu ngân sách.

- Nhập khẩu:

Tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại từ đầu năm lên 8,11 triệu tấn, trị giá đạt 7,39 tỷ USD. Trong đó:

+ Nhập khẩu xăng về Việt Nam tính chung từ đầu năm đến 15/12/2014 đạt 2,34 triệu tấn, trị giá đạt 2,35 tỷ USD, tăng 7,83% về lƣợng và tăng 5,38% về trị giá so với cùng kỳ 2013.

+ Nhập khẩu dầu diesel từ đầu năm đến 15/12/2014 đạt 3,96 triệu tấn, tăng 32,88% so với cùng kỳ 2013.

+ Nhập khẩu dầu mazut tính từ đầu năm đến 15/12/2014 giảm 2,8% về lƣợng so với cùng kỳ năm 2013.

Bảng 3.8. Số liệu nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu đến 15 tháng 12 năm 2014

Mặt hàng Nhập khẩu 15 tháng 12 năm 2014 Lƣợng (tấn) Trị giá (USD)

Dầu thô 628.491 485.360.934

Xăng dầu các loại 8.113.033 7.319.642.044

- Xăng 2.343.363 2.347.676.725

- Diesel 3.960.365 3.562.954.158

- Mazut 638.445 382.853.189

- Nhiên liệu bay 1.141.657 1.070.437.027

(Nguồn: VINPA)

Các số liệu về lƣợng xuất và nhập khẩu xăng dầu những năm qua cho thấy lƣợng nhập khẩu của nƣớc ta còn rất lớn. Việt Nam vẫn là một nƣớc nhập xăng dầu là chính, tổng thu từ xuất khẩu dầu thô chỉ đủ chi cho nhập khẩu xăng dầu sử dụng. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của hạn ngạch nhập khẩu đối với xăng dầu. Với chính sách quản lý chỉ tiêu nhập khẩu thời gian qua (giao cố định, tối thiểu), nhƣng chƣa có chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp đầu mối tham gia thị trƣờng dẫn tới nguy cơ dẫn đến cơn sốt xăng dầu do thiếu nguồn. Ngƣợc lại khi thị trƣờng bão hoà về nguồn, Nhà nƣớc cũng bị thiệt hại do các doanh nghiệp buộc phải bán dƣới hình thức

“tháo khoán” để giải phóng vốn làm giảm nguồn lực tích luỹ chung của từng doanh nghiệp và cũng chính là của Nhà nƣớc và xã hội. Các chế tài xử lý không mang đầy đủ tính tích cực và cần có các hình thức cụ thể nhƣ: phạt không cấp tiếp, cắt giảm chỉ tiêu nhập khẩu giai đoạn tiếp theo...đối với những doanh nghiệp không thực hiện; hoặc thực hiện không đầy đủ số lƣợng, cơ cấu, tiến độ chỉ tiêu nhập khẩu đƣợc giao.

Bên cạnh đó, việc giao chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu luôn đƣợc gắn với các hệ thống chính sách quản lý vĩ mô về xăng dầu. Do vậy, có thể xảy ra các khả năng sau đây:

Nếu xoá bỏ chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu mà không có sự điều chỉnh chính sách nào về thuế và giá thì sẽ xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu nguồn cung cấp; nhất là khi thị trƣờng thế giới biến động bất lợi về giá, kinh doanh không có lợi nhuận thì trên thị trƣờng nội địa sẽ có lúc chỉ có một vài doanh nghiệp tham gia kinh doanh; hoặc có quá nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh khi có lợi nhuận và lợi nhuận đạt mức cao.

Nếu hạn ngạch thấp hơn tổng nhu cầu xăng dầu cần thiết của nền kinh tế thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu sản phẩm giả tạo; phát sinh tình trạng “xin cho” hạn ngạch một cách không cần thiết. Ngƣợc lại, khi hạn ngạch cấp vƣợt xa so với nhu cầu mà không có sự kiểm soát nhập khẩu thì khả năng lựa chọn các thời điểm kinh doanh có lợi của một số doanh nghiệp càng dễ xảy ra. Và khi kinh doanh không có lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ không nhập khẩu theo số lƣợng cơ cấu đƣợc giao. Hoặc, chỉ tập trung kinh doanh dồn vào các thời kỳ có lợi nhuận, gây bất lợi cho nền kinh tế, mất an toàn và lãng phí xã hội.

Nếu tiếp tục quản lý hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu nhƣ hiện nay, sẽ gây bất lợi cho nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc. Vì vậy, việc sử dụng yếu tố hạn ngạch một cách tích cực, không những có tác động rất lớn đến việc tạo

lập mặt bằng kinh doanh bình đẳng mà còn làm cho thị trƣờng xăng dầu không bị mất cân đối theo cả hai hƣớng thừa hoặc thiếu.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)