Chính sách thuế

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 70 - 73)

Với vai trò là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nƣớc, Nhà nƣớc đƣa ra chính sách thuế áp dụng cho việc xuất nhập khẩu xăng dầu, thông qua đó điều chỉnh giá bán xăng dầu trên thị trƣờng, góp phần bình ổn thị trƣờng, đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và lợi ích của ngƣời tiêu dùng.

Thuế từ xăng dầu nhập khẩu đƣợc tính theo đơn vị lít và phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu trên thế giới. Theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu các loại Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng, Thuế bảo vệ môi trƣờng; chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức; Quỹ Bình ổn giá; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật. Thực tế trong giá xăng dầu hiện nay thuế đang chồng lên thuế. Kinh doanh xăng dầu nhập khẩu hiện nay phải chịu những loại thuế suất sau:

(1) Thuế nhập khẩu, (2) Thuế giá trị gia tăng, (3) Thuế tiêu thụ đặc biệt (4) Phí

(5) Thuế bảo vệ môi trƣờng (mới đây theo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội mới đƣợc thông qua về điều chỉnh thuế bảo vệ môi trƣờng với xăng dầu)

Hiện nay, thuế suất thuế nhập khẩu đang là 27%, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 10%, thuế GTGT 10%, phí bảo vệ môi trƣờng 1.000 đồng. Trong đó, riêng thuế giá trị gia tăng đƣợc tính trên 10% của tổng giá CIF, các loại thuế, phí và lợi nhuận định mức, chi phí kinh doanh định mức…

Về thuế nhập khẩu, căn cứ khung thuế suất do Ủy ban Thƣờng vụ Quốc

hội ban hành, các chỉ tiêu cân đối vĩ mô và dự báo giá xăng dầu thế giới, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thƣơng quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ổn định đối với từng chủng loại xăng dầu, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ và các cam kết quốc tế. Theo kết quả điều tra, phỏng vấn của tác giả, có tới hơn 80% các doanh nghiệp đƣợc hỏi cho rằng việc thay đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu hiện nay chƣa phù hợp hoặc nếu giữ nguyên thì cần bỏ mức quy định lợi nhuận. 99% các doanh nghiệp trả lời rằng cần có cơ chế thảo luận giữa các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu và Bộ Tài chính, Bộ Công thƣơng trƣớc khi quyết định mức thuế suất nhập khẩu mới.

Về thuế tiêu thụ đặc biệt, hiện nay theo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số

27/2008/QH12, thuế tiêu thụ đặc biệt đƣợc áp dụng với xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng với thuế suất là 10%.

Về thuế giá trị gia tăng, từ ngày 01 tháng 01 năm 1999, Việt Nam áp

dụng Luật thuế Giá trị gia tăng. Xăng dầu là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu. Tỷ lệ thu đƣợc áp dụng thống nhất đối với các mặt hàng xăng dầu. Công thức tính thuế giá trị gia tăng là:

Thuế giá trị gia tăng = (Giá CIF + Thuế nhập khẩu +Thuế tiêu thụ đặc biệt + Chi phí định mức + Lợi nhuận định mức + Mức trích quỹ bình ổn giá) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Theo nguyên tắc thuế đánh trên trị giá gia tăng phải thu ở khâu bán hàng nhƣng hiện nay thu ngay ở khâu nhập khẩu không phù hợp với tên gọi vì thu ở khâu nhập khẩu thì chƣa thể có giá trị gia tăng, nhất là trong trƣờng hợp nhập khẩu xăng dầu về bán lỗ do giá tối đa bị khống chế, giá trị gia tăng bị âm nhƣng vẫn phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Về phí xăng dầu, hiện áp dụng đối với các mặt hàng xăng dầu. Trƣớc

đây, khi Nhà nƣớc có chủ trƣơng thu lệ phí giao thông qua giá xăng dầu, chủng loại xăng và diesel chịu thêm một khoản thu ngân sách gần giống nhƣ thuế nhập khẩu và thu ở khâu bán ra. Đến ngày 9 tháng 1 năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định số 3/2009/QĐTTg quy định thu phí xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu, cụ thể 1000đ/lít đối với xăng, 500đ/l đối với diesel, 300đ/lít đối với dầu hỏa, 300đ/kg đối với mazut.

Bảng 3.6. Các khoản thuế đối với xăng dầu thu ở các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu

TT Nội dung khoản thu Cách tính

1 Thuế nhập khẩu = Giá CIF x Thuế suất nhập khẩu 2 Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá CIF + Thuế nhập khẩu) x

Thuế suất tiêu thụ đặc biệt (10%)

3 Thuế giá trị gia tăng = (Giá CIF + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Chi phí định mức + Lợi nhuận định mức + Mức trích quỹ bình ổn giá) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng 4 Thuế bảo vệ môi trƣờng 1.000đ/l

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Ghi chú: Giá CIF (Cost Insurance Freight) là giá của bên bán đã bao gồm giá của hàng hoá, phí bảo hiểm và cước vận chuyển tới cảng của bên mua.

Tóm lại, đối với chính sách thuế xăng dầu hiện nay vẫn còn tình trạng thuế chồng lên thuế. Các loại thuế thu ở khâu nhập khẩu không đồng nhất tính trên giá CIF mà thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng còn đánh trên giá CIF cộng với thuế nhập khẩu, tức là vẫn còn tình trạng thuế đánh trên thuế. Hơn thế nữa, thu trên tỷ lệ phần trăm giá CIF hoặc phần trăm giá CIF cộng thuế nhập khẩu trong trƣờng hợp giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm gia tăng thêm mức lỗ cho doanh nghiệp và ngƣợc lại khi giá xăng dầu thế giới giảm nguồn thu ngân sách cũng bị thay đổi rất lớn.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 70 - 73)