Đánh giá hoạt động tín dụng CN-HGĐ tại Agribank Chi nhánh tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 79)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.Đánh giá hoạt động tín dụng CN-HGĐ tại Agribank Chi nhánh tỉnh

Phú Thọ giai đoạn 2012-2014

3.5.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất: Dƣ nợ tín dụng nói chung liên tục tăng về số tuyệt đối và tỷ lệ giai đoạn 2012-2014; Trong đó, dƣ nợ CN-HGĐ tăng trƣởng về số tuyệt đối từ 4.915 tỷ đồng năm 2012 lên 5.819 tỷ đồng năm 2014.

Thứ hai: Song song với dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ tăng trƣởng thì tỷ lệ nợ xấu nói chung và tỷ lệ nợ xấu CN-HGĐ ở mức thấp, giao động từ 0.61% đến 1.17% (thấp hơn mức tiêu chuẩn của NHNN và Agribank là dƣới 3%)

Thứ ba: Thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm trên 75% trong tổng thu nhập của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ, trong đó thu nhập từ cho vay CN-HGĐ luôn chiếm trên 55% và tăng trƣởng liên tục cả về số tuyệt đối và tỷ trọng qua các năm: năm 2012 thu nhập từ tín dụng CN-HGĐ là 716 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55% trong tổng thu nhập, năm 2014 là 842 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69% trong tổng thu nhập.

Thứ tư: Mạng lƣới hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ rộng khắp từ tỉnh đến xã, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng đặc biệt là khách hàng CN-HGĐ và trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hình ảnh và thƣơng hiệu của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ ngày càng đƣợc nâng cao.

3.5.2. Những tồn tại, bất cập

Mặc dù Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ là một trong những Ngân hàng thƣơng mại lớn và có uy tín cũng nhƣ bề dày trong lĩnh vực Nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp, nông, lĩnh vực Ngân hàng bán lẻ (CN-HGĐ), tuy nhiên tín dụng CN- HGĐ vẫn có tồn tại và còn một số bất cập nhất định:

3.5.2.1. Một số chỉ tiêu chưa tương xứng với vị thế của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Dƣ nợ tín dụng cá nhân hộ gia đình tăng về số tuyệt đối qua các năm (tăng từ 4.915 tỷ đồng năm 2012 lên 5.891 tỷ đồng năm 2014), nhƣng tỷ trọng dƣ nợ CN-HGĐ so tổng dƣ nợ có xu hƣớng giảm dần từ trong giai đoạn năm 2012-2015 (dƣ nợ CN-HGĐ năm 2012 chiếm tỷ trọng 74.2%, đến năm 2014 tỷ trọng này giảm gần 4% xuống còn 70.5%).

Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ CN-HGĐ của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ thấp (năm 2013 tăng 16%, năm 2014 tăng 4%) so với tốc độ tăng trƣởng chung của toàn hệ thống Agribank từ 10% đến 20%.

Thị phần cho vay CN-HGĐ của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ luôn chiếm từ gần 40% đến 47% giai đoạn 2012-2014, tuy nhiên thị phần có xu hƣớng bị thu hẹp trong khi các NHTM khác đều tăng trƣởng.

Tỷ lệ nợ xấu tuy ở mức thấp, nhƣng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 1.17% tăng 0.61% so năm 2012.

3.5.2.2. Về sản phẩm

Các sản phẩm dịch vụ còn đơn giản, chưa phong phú và đa dạng, chưa tạo ra sự khác biệt hoàn toàn và nổi trội hơn so các NHTM khác:

Các sản phẩm mà Agribank cung cấp thì các NHTM khác trên địa bàn cũng có, chƣa có đƣợc một phẩm chủ đạo, mang tính đặc thù riêng. Ví dụ cũng trong sản phẩm cho vay mua nhà nhƣng Sacombank có tài trợ cho nhu cầu vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua, Techcombank có sản phẩm cho vay mua nhà theo hình thức tái cấp vốn.

Hệ thống sản phẩm tín dụng CN-HGĐ của Agribank còn nặng về các sản phẩm truyền thống.

Các sản phẩm mà Agribank cung cấp đơn thuần nhƣ cho vay mua nhà, mua đất, xây dựng và sửa chữa nhà, cho vay mua xe, cho vay các hộ gia đình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho vay các hộ kinh doanh cá thể… Trong khi đó các NHTM khác phát triển sản phẩm nhiều tiện ích nhƣ: Cho vay đi du học, cho vay xuất khẩu lao động thì Vietin Bank có sản phẩm cho vay chứng minh tài chính đi kèm, tài sản thế chấp chính bằng sổ tiết kiệm tiền vay đó…

Việc triển khai phát triển sản phẩm mới còn chậm trễ, chưa theo nhu cầu của khách hàng mà chỉ theo khả năng cung cấp:

3.5.2.3. Về mô hình tổ chức

Bước đầu có những thay đổi về cơ cấu tổ chức, cho phù hợp với mô hình Ngân hàng bán lẻ hiện đại song sự thay đổi này chưa đáng kể, chưa hỗ trợ tối đa cho công tác bán lẻ

Hiện tại, về cơ cấu tổ chức chỉ thành lập Ban Tín dụng khách hàng Cá nhân-Hộ sản xuất ở Trụ sở chính (cấp Agribank Việt nam). Tại Chi nhánh tỉnh, huyện chƣa thành lập riêng phòng Tín dụng khách hàng Cá nhân-Hộ sản xuất mà gọi chung là Phòng tín dụng-tại Hội sở tỉnh, Phòng Kế hoạch -kinh doanh tại Chi nhánh Huyện (chức năng nhiệm vụ bao gồm cả Tín dụng doanh nghiệp và tín dụng CN-HGĐ, hộ sản xuất; và kế hoạch). Việc thành lập Ban nghiên cứu phát triển sản phẩm mới tại Trụ sở chính và thành lập Phòng dịch vụ-Marketing tại Chi nhánh là những thay đổi ban đầu về cơ cấu tổ chức để triển khai tín dụng CN-HGĐ trên toàn Quốc một cách bài bản và sâu rộng. Tuy nhiên các Ban và phòng này chƣa khai thác tối đa chức năng hoạt động, do đó chƣa mang lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng CN-HGĐ.

Ban Tín dụng khách hàng Cá nhân-Hộ sản xuất thiếu sự kết hợp đồng bộ với Ban nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nên chƣa đƣa ra nhiều chính sách và sản phẩm mới mang tính đột phá cho mảng tín dụng CN-HGĐ mà chủ yếu tập trung nghiên cứu các sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác nhƣ huy động vốn, ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các chỉ đạo cụ thể để phát triển tín dụng cá nhân chƣa đồng bộ, mang tính lẻ tẻ, thiếu nhất quán:

3.5.2.4. Về cơ chế, chính sách

Lãi suất cho vay chưa linh hoạt: Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ có quy định biểu lãi suất cho vay áp dụng với từng loại sản phẩm. Hiện nay mức lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn dành cho khách hàng CN-HGĐ đang ở mức cao, từ 10% - 13% khiến ngƣời dân có nhu cầu nhƣng khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Ngân hàng có quy định về việc thả nổi lãi suất, khi lãi suất trên thị trƣờng có biến động thì lãi suất cho vay cũng đƣợc điều chỉnh. Nhƣng ngân hàng thƣờng chỉ thông báo thay đổi lãi suất khi lãi suất có biến động tăng. Vì vậy, với những khoản vay trung và dài hạn của khách hàng, lãi suất có khi đƣợc điều chỉnh nhiều lần, và bị đẩy lên cao hơn nhiều so với lãi suất quy định trong hợp đồng tín dụng ban đầu.

Tỷ lệ cho vay tín chấp chưa nhiều, đa số các khoản vay CN-HGĐ phải có tài sản đảm bảo: Hầu hết khách hàng vay vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đều cần có tài sản đảm bảo. Hình thức vay tiêu dùng tín chấp đã đƣợc triển khai, với hạn mức cho vay mỗi khách hàng là khá lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, ngân hàng thƣờng tính toán hạn mức cho vay dựa trên mức lƣơng chính thức của khách hàng, không dựa trên mức thu nhập thực tế. Hạn mức thƣờng nhỏ hơn rất nhiều so với nhu cầu thực sự của khách hàng. Khách hàng nhiều khi có thu nhập cao và ổn định nhƣng lại không thể chứng minh đƣợc. Điều này làm giảm một lƣợng đáng kể các khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại và bất cập trên

3.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

* Từ phía môi trường kinh tế-xã hội:

Sản xuất hàng hóa trong khu vực NN-NT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm qua còn phát triển chậm, quy mô còn nhỏ bé, phân tán, chƣa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tạo ra đƣợc các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn để thu hút đầu tƣ. Khả năng tài chính của đại bộ phận khách hàng vay là CN-HGĐ còn rất hạn hẹp, dễ bị tác động, ảnh hƣởng tiêu cực từ môi trƣờng bên ngoài. Một số khách hàng vay vốn để phát triển kinh tế, nhƣng thiếu kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn, nên không đạt đƣợc kết quả mong muốn khi tổn thất xảy ra nguồn trả nợ ngân hàng gặp khó khăn, tâm lý e ngại vay vốn ngân hàng để tiếp tục đầu tƣ.

Trình độ, công nghệ, kỹ thuật sản xuất của CN-HGĐ chƣa cao; thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn; chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh từ đầu năm 2012 tăng mạnh do lạm phát; thời tiết, dịch bệnh diễn biến bất thƣờng...làm hạn chế đầu tƣ và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng.

Mức sống của CN-HGĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không đồng đều, mức sống cao và khá tập chung chủ yếu ở thành phố, thị xã và thị trấn. Ngƣợc lại khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh Phú Thọ còn thấp (từ 22 triệu đồng đến 26.8 triệu đồng/năm) do đó khả năng phát triển và mở rộng tín dụng CN-HGĐ còn hạn chế.

Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp nhằm hỗ trợ hộ nông dân trong quá trình sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn; công tác quy hoạch, hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, có quy mô lớn, với những sản phẩm có năng suất, chất lƣợng cao nói chung, các chƣơng trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm của tỉnh nói riêng chƣa thật đồng bộ và còn nhiều hạn chế.

* Từ phía khách hàng:

Thói quen tiêu dùng ngƣời Việt Nam cũng là một yếu tố hạn chế sự phát triển của tín dụng CN-HGĐ. Ở nƣớc ngoài, ngƣời dân thƣờng có thói quen tiêu dùng trƣớc, trả tiền sau. Vì thế, hoạt động tín dụng cho cá nhân có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhƣng tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng, ngƣời dân thƣờng có tâm lý ngại đi vay ngân hàng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chờ tích lũy đủ tiền mới có nhu cầu tiêu dùng. Nếu có, các cá nhân, hộ gia đình nhất là ở các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thƣờng cũng chỉ tìm đến Ngân hàng khi không thể vay mƣợn đƣợc nhờ các mối quan hệ thân thiết nhƣ gia đình, bạn bè… do ngại thủ tục rƣờm rà, do ít va chạm với những nơi công cộng hiện đại, khang trang nhƣ Ngân hàng. Những lý do trên làm ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tăng trƣởng tín dụng cá nhân- hộ gia đình tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

Khách hàng khó chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân. Đây là vấn đề khó khăn mà ngân hàng gặp phải khi cho vay cá nhân- hộ gia đình. Đối với đối tƣợng vay là cán bộ công nhân viên chức hƣởng lƣơng thì việc xác định thu nhập từ là dễ dàng thông qua quyết định nâng bậc lƣơng hoặc bảng lƣơng. Nhƣng ngân hàng còn xem xét thêm các khoản thu nhập khác của khách hàng ngoài lƣơng. Tuy nhiên, các khách hàng lại khó chứng minh đƣợc các khoản thu nhập đó của mình. Vì thế cán bộ tín dụng và Ngân hàng thƣờng không dám mạo hiểm. Do đó ngân hàng thƣờng phải yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo.

* Từ các đối thủ cạnh tranh:

Hiện tại, có 153 Ngân hàng thƣơng mại, Chi nhánh và phòng giao dịch của các NHTM đóng trên địa bàn tỉnh Phú thọ. Số lƣợng chi nhánh và phòng giao dịch của các NHTM và tổ chức tín dụng khác dự báo tiếp tục tăng trong vài năm tới, đặc biệt là Ngân hàng Liên Việt sau khi sáp nhập Bƣu điện vào và trở thành Liên Việt Post Bank đã và đang gia tăng sức ép và mở rộng thị phần thị trƣờng về khu vực nông thôn. Bên cạnh đó MH Bank sáp nhập vào BIDV bank đang là những đối thủ đáng gờm cho Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Các NHTM này cạch tranh bằng mọi cách về lãi suất, tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm… Do vậy, việc tăng trƣởng dƣ nợ CN-HGĐ và mở rộng thị phần đòi hỏi Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ phải có chiến lƣợc cho riêng mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

* Do chính sách phát triển tín dụng CN-HGĐ chƣa đồng bộ:

Trong những năm qua, nhận rõ sự cạnh tranh khốc liệt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ do có nhiều Ngân hàng mở rộng thị phần, nhắm vào đối tƣợng khách hàng CN-HGĐ nên Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã đề ra nhiều biện pháp và giải pháp nhằm giữ vững thị phần, tiếp tục phát triển mảng cho vay CN-HGĐ, tuy nhiên các giải pháp chƣa đồng bộ đƣợc thể hiện:

Công tác truyền thông Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ còn chƣa thực sự hiệu quả. Chính sách Marketing đƣợc thực hiện chung chung, mà chƣa hƣớng đến từng đối tƣợng khách hàng cụ thể.

Việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng còn hạn chế, và mới chỉ dừng lại ở việc đƣa ra những thủ tục và đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng CN-HGĐ của ngân hàng, chƣa thực sự giúp khách hàng nhận biết đƣợc lợi ích mà các sản phẩm của ngân hàng đem lại cho mình. Trong khi điều đó là rất cần thiết để gợi mở nhu cầu của khách hàng. Có thể nhận thấy, khách hàng đến vay tại ngân hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống gắn bó lâu năm với ngân hàng hoặc qua sự giới thiệu của ngƣời thân, bạn bè.

* Việc vận dụng và triển khai các ứng dụng công nghệ hiện đại tuy đã có bƣớc phát triển nhƣng chƣa đa dạng bằng các NHTM và TCTD khác trên địa bàn:

Các tiện ích trên hệ thống giao dịch chƣa đƣợc cải tiến nhƣ sao kê tài sản bảo đảm, liệt kê một khác hàng có nhiều khoản vay tại các Chi nhánh trong hệ thống Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

Việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ đi kèm tuy đã triển khai nhƣng còn nghèo.

* Chính sách nguồn nhân lực có phần được cải thiện nhưng chưa hiệu quả, thể hiện:

Đội ngũ nhân viên tín dụng cá nhân hiện chƣa đƣợc chuyên môn hóa. Hiện nay, các các bộ tín dụng tại các chi nhánh, phòng gia dịch của Agribank

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đều phải đảm nhận khối lƣợng công việc khá lớn, từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giải ngân, thu nợ. Tại các Chi nhánh huyện của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ chƣa hề có sự tách biệt kinh doanh giữa hai bộ phận khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Rõ ràng một cán bộ tín dụng không thể cùng lúc có thể làm tốt cả hai công việc đó.

Một số cán bộ tín dụng ngân hàng thiếu kiến thức về SX nông nghiệp, không am hiểu đầy đủ các định mức kinh tế kỹ thuật cũng nhƣ các cơ chế chính sách liên quan đến khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, dẫn đến đề xuất phê duyệt khoản vay (mức tiền, thời hạn…) chƣa phù hợp, làm tăng nợ xấu, giảm doanh số cho vay và dƣ nợ.

Mặt khác đầu tƣ tín dụng cho Nông nghiệp nông thôn, CN-HGĐ phát sinh chi phí cao, số tiền vay thƣờng nhỏ, cán bộ phải quản lý một số lƣợng khách hàng quá lớn, vốn vay thƣờng xuyên gặp rủi ro bất khả kháng, dễ phát sinh nợ xấu, ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập, thi đua của cá nhân, nên có lúc, có nơi cán bộ ngại mở rộng tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN, HGĐ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ

4.1. Mục tiêu phát triển tín dụng cá nhân, HGĐ tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ trong những năm tiếp theo Phú Thọ trong những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 79)