Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Tốc độ tăng dư nợ CN-HGĐ trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của tín dụng khách hàng CN- HGĐ qua từng giai đoạn, từ đó biết đƣợc sự tăng trƣởng về mặt doanh số của dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ. Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ = Dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ năm t+1 × 100 Dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ năm t

2.3.2. Tỷ lệ dư nợ CN-HGĐ trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cũng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng CN-HGĐ của một ngân hàng. Dƣ nợ tín dụng cá nhân, hộ gia dình càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng CN-HGĐ của ngân hàng đó càng phát triển về lƣợng. Việc đo lƣờng, đánh giá dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ thông qua tỷ lệ tăng trƣởng và tỷ lệ dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ. Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ = Dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ năm t × 100 Tổng dƣ nợ năm t

2.3.3. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Phát triển tín dụng cá nhân phải đảm bảo đi đôi với tăng trƣởng chất lƣợng tín dụng CN-HGĐ. Chất lƣợng tín dụng một phần đƣợc thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng CN-HGĐ = Nợ xấu tín dụng cá nhân, hộ gia đình × 100 Dƣ nợ tín dụng cá nhân, hộ gia đình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt. Tỷ lệ nợ xấu càng giảm mà tổng dƣ nợ qua các năm đều tăng chứng tỏ hoạt động tín dụng càng phát triển.

Thực tế rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thƣờng chấp nhận một tỷ lệ nhất định đƣợc coi là giới hạn an toàn (dƣới 3%). Theo thông lệ quốc tế và Việt nam, tỷ lệ an toàn cho phép là dƣới 5%.

2.3.4. Lợi nhuận

Hiệu quả hoạt động tín dụng CN-HGĐ đƣợc phản ánh thông qua thu nhập từ tín dụng CN-HGĐ trên tổng lợi nhuận. Tỷ lệ lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân, HGĐ đã đem lại kết quả kinh doanh tốt. Hoặc tỷ trọng thu lãi từ tín dụng CN-HGĐ trên tổng thu lãi từ tín dụng. Thu nhập ở đây đƣợc tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tín dụng với thu lãi đầu ra.

Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân trong tổng quan kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có định hƣớng rõ ràng trong phát triển tín dụng CN-HGĐ nhằm đặt ra mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đƣờng lối phát triển rõ ràng trong tƣơng lai.

2.3.5. Hệ thống kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng phản ánh sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng CN-HGĐ nói riêng.

Kênh phân phối truyền thống: Thể hiện ở số lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc, sự phân bổ chi nhánh theo lãnh thổ địa lý.

Đặc điểm của tín dụng CN-HGĐ là số lƣợng lớn nhƣng dàn trải, đồng thời tâm lý khách hàng ngày càng không muốn bỏ ra thời gian, công sức đi xa mới có thể giao dịch đƣợc với ngân hành, trong khi các điểm giao dịch của ngân hàng đối thủ luôn hiện diện khắp nơi. Vì vậy, một ngân hàng có mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn sẽ giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng ở nhiều địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kênh phân phối hiện đại: Dựa trên nền tảng công nghệ mới bằng những thiết bị hỗ trợ hiện đại nhƣ máy vi tính, điện thoại.

Ngày nay, yêu cầu của khách hàng ngày càng đƣợc nâng cao khi muốn đƣợc đáp ứng nhu cầu tại nhà, văn phòng...bằng những thiết bị hiện đại nhƣ máy vi tính, điện thoại với các chƣơng trình cho vay trực tuyến. Vì vậy, việc triển khai công nghệ ngân hàng hiện đại đã rút ngắn khoảng cách về không gian và tiết kiệm thời gian, giúp ngân hàng giảm bớt áp lực phát triển mạng lƣới chi nhánh rộng khắp.

2.3.6. Sự phát triển thị phần

Chỉ tiêu về thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Trong kinh tế tị trƣờng thì khách hàng là thƣợng đế vì chính khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành công cho doanh nghiệp, hay nói cách khác hơn chính khách hàng là ngƣời trả lƣơng cho ngƣời lao động.

Lĩnh vực ngân hàng cũng không là ngoại lệ vì số lƣợng khách hàng đến với một ngân hàng càng nhiều thì thể hiện ngân hàng đó càng hoạt động thành công, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Thị phần tín dụng CN-HGĐ của một ngân hàng đƣợc xác định nhƣ sau: Thị phần tín dụng CN-HGĐ = Dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ của một MHTM × 100 Tổng dƣ nợ nợ tín dụng CN-HGĐ của toàn hệ thống trên địa bàn

2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng CN-HGĐ

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

* Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ dư nợ CN-HGĐ trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của tín dụng khách hàng CN- HGĐ qua từng giai đoạn, từ đó biết đƣợc sự tăng trƣởng về mặt doanh số của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ. Chỉ tiêu này cũng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng CN-HGĐ của một ngân hàng. Dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng CN-HGĐ của ngân hàng đó càng phát triển về lƣợng. Việc đo lƣờng, đánh giá dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ thông qua tỷ lệ tăng trƣởng và tỷ lệ dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ. Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ = Dƣ nợ tín dụng cá nhân, hộ gia đình năm t+1 × 100% Dƣ nợ tín dụng cá nhân, hộ gia đình năm t - Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cá nhân, hộ gia đình = Dƣ nợ tín dụng cá nhân, hộ gia đình năm t × 100% Tổng dƣ nợ năm t

* Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Phát triển tín dụng cá nhân phải đảm bảo đi đôi với tăng trƣởng chất lƣợng tín dụng CN-HGĐ. Chất lƣợng tín dụng một phần đƣợc thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng CN-HGĐ = Nợ xấu tín dụng cá nhân, hộ gia đình × 100 Dƣ nợ tín dụng cá nhân, hộ gia đình

Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt. Thực tế rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thƣờng chấp nhận một tỷ lệ nhất định đƣợc coi là giới hạn an toàn (dƣới 3%). Theo thông lệ quốc tế và Việt nam, tỷ lệ an toàn cho phép là dƣới 5%.

* Lợi nhuận:

Mục tiêu hoạt động của các NHTM là lợi nhuận và lợi nhuận của các NHTM chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, do đó nếu tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động tín dụng CN-HGĐ càng cao điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng CN- HGĐ đã đem lại kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận cao gắn với rủi ro cao, do đó cần phải xem xét các yếu tố trong mối tƣơng quan nhất định.

* Hệ thống kênh phân phối:

Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng phản ánh sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng CN-HGĐ nói riêng.

Kênh phân phối truyền thống: Thể hiện ở số lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc, sự phân bổ chi nhánh theo lãnh thổ địa lý.

Đặc điểm của tín dụng CN-HGĐ là số lƣợng lớn nhƣng dàn trải, đồng thời tâm lý khách hàng ngày càng không muốn bỏ ra thời gian, công sức đi xa mới có thể giao dịch đƣợc với ngân hành, trong khi các điểm giao dịch của ngân hàng đối thủ luôn hiện diện khắp nơi. Vì vậy, một ngân hàng có mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn sẽ giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng ở nhiều địa bàn.

Kênh phân phối hiện đại: Dựa trên nền tảng công nghệ mới bằng những thiết bị hỗ trợ hiện đại nhƣ máy vi tính, điện thoại.

Ngày nay, yêu cầu của khách hàng ngày càng đƣợc nâng cao khi muốn đƣợc đáp ứng nhu cầu tại nhà, văn phòng... bằng những thiết bị hiện đại nhƣ máy vi tính, điện thoại với các chƣơng trình cho vay trực tuyến. Vì vậy, việc triển khai công nghệ ngân hàng hiện đại đã rút ngắn khoảng cách về không gian và tiết kiệm thời gian, giúp ngân hàng giảm bớt áp lực phát triển mạng lƣới chi nhánh rộng khắp.

* Sự phát triển thị phần:

Chỉ tiêu về thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Trong kinh tế thị trƣờng thì khách hàng là thƣợng đế vì chính khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành công cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh nghiệp, hay nói cách khác hơn chính khách hàng là ngƣời trả lƣơng cho ngƣời lao động.

Lĩnh vực ngân hàng cũng không là ngoại lệ vì số lƣợng khách hàng đến với một ngân hàng càng nhiều thì thể hiện ngân hàng đó càng hoạt động thành công, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Thị phần tín dụng CN-HGĐ của một ngân hàng đƣợc xác định nhƣ sau:

Thị phần tín dụng CN- HGĐ = Dƣ nợ tín dụng CN-HGĐ của một MHTM × 100 Tổng dƣ nợ nợ tín dụng CN-HGĐ của toàn hệ thống trên địa bàn 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu định tính * Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng CN-HGĐ

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm tín dụng CN-HGĐ phù hợp với nhu cầu thị trƣờng là một tiêu chí thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng CN-HGĐ, qua đó phản ảnh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hóa sản phẩm cần phải đƣợc thực hiện trong tƣơng quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.

Cơ cấu sản phẩm tín dụng CN-HGĐ không đồng đều, phù hợp phản ánh ngân hàng tập trung phát triển những sản phẩm có dƣ nợ cao. Cơ cấu sản phẩm tín dụng đồng đều thể hiện sự đa dạng về sản phẩm. Tùy theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ mà ngân hàng có chiến lƣợc thay đổi cơ cấu sản phẩm tín dụng phù hợp.

Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, nên ngân hàng không ngừng phát triển những sản phẩm tín dụng tốt nhất, tiện ích nhất, không chỉ đáp ứng các nhu cầu thuần túy mà còn đáp ứng mọi nhu cầu miễn là không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trái pháp luật. Sản phẩm càng đa dạng, ngân hàng càng khai thác đƣợc những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần.

Ngoài ra các ngân hàng đa năng còn chủ động cạnh tranh bằng cách bán chéo sản phẩm liên quan hỗ trợ tín dụng nhƣ bảo hiểm tín dụng, nhắc nợ gốc lãi khi đến hạn.. giúp ngân hàng thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn mà cũng tránh bớt rủi ro trong kinh doanh.

* Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng:

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, không thể phản ánh thông qua một tiêu thức cụ thể mà phải đánh giá nó thông qua so sánh với chính sách tín dụng của các ngân hàng khác. Tín minh bạch ổn định trong chính sách tín dụng thể hiện ở lãi suất cho vay, cam kết giải ngân và các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng.

Chính sách lãi suất cho vay: thể hiện ở phƣơng thức tính lãi vay (tính trên dƣ nợ giảm dần hay dƣ nợ ban đầu), biên độ và kỳ hạn thay đổi lãi suất. Lãi suất huy động và cho vay quyết định chi phí và thu nhập của NHTM.

Cam kết giải ngân: thể hiện ngân hàng sẵn lòng giải ngân sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực và khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn hay không.

Các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng nhƣ phí thẩm định tài sản đảm bảo, phí thu sếp vốn, phí cam kết rút vốn, phí phạt trả trƣớc hạn, phí phạt chậm trả nợ, phí quản lý tài sản...

Khi các ngân hàng đều có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với nền tảng sản phẩm tín dụng tƣơng tựu nhau thì tiêu chí minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng ảnh hƣởng rất lớn đến khách hàng trong việc ra quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Phú thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Với đặc thù là tỉnh trung du miền núi, cách thủ đô Hà Nội 85 km về phía Bắc, có quốc lộ 2 đi qua, Phú Thọ tiếp giáp với các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Nội, Sơn La, Hoà Bình, Vĩnh Phúc. Tổng diện tích đất đai 3.519,6 km2 với dân số 1,5 triệu dân. Thu nhập bình quân GDP/ngƣời đạt 1500USD/ngƣời (năm 2013).

Tỉnh Phú Thọ gồm 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phƣờng, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lƣợng lao động tại chỗ; đã xây dựng đƣợc một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tƣ với tốc độ nhanh.

Tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tính đến nay có 17 ngân hàng thƣơng mại.

3.2. Sơ lƣợc về Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ Phú Thọ

Agribank và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chính phủ). Từ khi thành lập đến nay, trải qua 25 năm hoạt động, xây dựng và trƣởng thành Agribank luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thƣơng mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nƣớc, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tƣ vốn cho nền kinh tế.

Với tƣ cách là đơn vị thành viên thuộc Agribank, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ thành lập ngày 1/10/1988 có trụ sở chính tại số 1627, đại lộ Hùng Vƣơng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Sự phát triển của Agribank

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)