GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK PHÚ TÂN, AN GIANG

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 29)

3.2.1 Vài nét về Agribank Phú Tân

3.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triền

Tên: Ngân hàng Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân.

Tên viết tắt: Agribank.

Trụ sở: Ấp Trung Thạnh, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Số điện thoại: 0763827319 – Fax: 0763827734.

Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh tiền tệ dịch vụ. Là ngân hàng 100% vốn nhà nƣớc ƣu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triền nông thôn.

Logo:

Khẩu hiệu: “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”.

Agribank đƣợc thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo Nghị định số 53/ HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng ( nay là Chính phủ) về việc thành lập ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

20

Cùng thời điểm đó, ngày 14/7/1988 Tổng giám đốc ngân hàng nhà nƣớc Việt Nma ban hành quyết định số 53/NH-TCCB cho phép thành lập ngân hàng phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Tân.

3.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Agribank Phú Tân

Chức năng: Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền và thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao phó.

Nhiệm vụ: Theo điều 14 trong “Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” tập XVIII phát hành năm 2008 thì nhiệm vụ của NHNo & PTNT Chi nhánh Phú Tân có các nhiệm vụ sau đây:

1. Huy động vốn

2. Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam

3. Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và của NHNo & PTNT Việt Nam.

4. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

5. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thƣơng phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm... và các dịch vụ ngân hàng khác đƣợc Nhà nƣớc và NHNo & PTNT Việt Nam cho phép.

6. Cầm cố, chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định.

7. Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.

8. Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nƣớc theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.

21

9. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.

10. Tổ chức phổ biến, hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc và NHNo & PTNT Việt Nam liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.

11. Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng.

12. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lƣu trữ các hình ảnh làm tƣ liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng nhƣ việc quảng bá thƣơng hiệu của NHNo & PTNT Việt Nam.

13. Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lƣơng, thi đua, khen thƣởng theo phân cấp, uỷ quyền của NHNo & PTNT Việt Nam.

14. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao phó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của Agribank Phú Tân

3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức

- Về cơ cấu tổ chức: Tổng số Cán bộ nhân viên hiện có đến thời điểm 1/6/2014 gồm có 30 ngƣời và 2 hợp đồng mùa vụ.

Ban giám đốc của Agribank Phú Tân do Giám đốc Agribank tỉnh An Giang bổ nhiệm.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Tân

Nguồn: Phòng Hành chính & Nhân sự NHNo & PTNT chi nhánh Phú Tân,2014

 Ban Giám đốc: 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc

 Phòng Kế hoạch- Ngân Quỹ

 Phòng Kế hoạch Kinh doanh

BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch – Ngân quỹ Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Phòng Hành chính- Nhân sự Phòng giao dịch

22

 Phòng hành chính - Nhân sự

 Phòng giao dịch

3.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Agribank Phú Tân chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của NHNo & PTNT tỉnh An Giang và mục tiêu kinh tế của huyện nhà. Không những vậy, do có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động Ngân hàng ở huyện, Agribank Phú Tân đang tiếp tục tập trung đầu tƣ quy mô kinh doanh và hoàn thiện bộ máy quản lý ngày một tốt hơn, cụ thể bộ máy quản lý của ngân hàng trong năm 2014 nhƣ sau:

Ban giám đốc: Thành phần 3 ngƣời gồm 2 phó giám đốc và 1 giám đốc.

Giám đốc: Là ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là ngƣời đại diện của Ngân hàng theo pháp luật.

Phó giám đốc: Là ngƣời giúp việc trực tiếp cho giám đốc. Phó giám đốc

là ngƣời do giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về các hoạt động kinh doanh, đƣợc uỷ quyền của Giám đốc để ký kết các hợp đồng uỷ thác với các đối tác của Ngân hàng.

Phòng kế toán và ngân Quỹ: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính, quyết toán tiền lƣơng.

Giao dịch viên kế toán: Thực hiện thu chi tiền mặt tại quầy theo hạn mức tiền đƣợc giao. Cuối ngày giao dịch viên khóa sổ kiểm quỹ đối chiếu khớp đúng, gửi túi niêm phong và phòng ngân quỹ,

Phòng Kế hoạch và Kinh doanh: gồm 12 ngƣời, trong đó 1 trƣởng phòng, 1 phó phòng, 7 CB ( trong đó có 2 nhân viên Marketing) phụ trách 10 xã và thị trấn thay phiên nhau kiêm giao dịch viên, giao dịch trực tiếp khách hàng, 2 ngƣời làm kiểm ngân tín dụng thực hiện thu chi tiền mặt theo hạn mức đƣợc giao, 2 cán bộ phụ trách huy động vốn và cùng nhau xây dựng các chƣơng trình, dự án cho ngân hàng thực hiện.

3.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của Agribank Phú Tân trong hoạt động kinh doanh hoạt động kinh doanh

3.2.3.1 Những thuận lợi

Trải qua hơn 23 năm hoạt động, Agrbank Phú Tân có những thế mạnh và thuận lợi riêng cho mình nhƣ:

23

a) Mạng lưới hoạt động mạnh

Dựa vào lợi thế NHNN & PTNT Việt Nam có mạng lƣới hoạt động rộng khắp đất nƣớc với hơn 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch trải đều trên toàn quốc, từ vùng núi cao đến vùng đồng bằng là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thanh toán, dịch vụ quản lý đồng tiền cho khách hàng, dịch vụ thực hiện các ủy thác đầu tƣ cho các chi nhánh. Thừa hƣởng những điều trên, Agribank Phú Tân mang một thuận lợi rất lớn mà không ngân hàng nào trong địa bàn huyện có đƣợc là các điểm giao dịch, các phòng giao dịch, các đơn vị trực thuộc dàn trải trên địa bàn huyện và luôn đƣợc bố trí thuận tiện nhất cho khách hàng đến giao dịch.

b) Uy tín, thương hiệu mạnh

Có thể khẳng định, sự lớn mạnh của Agribank Phú Tân gắn liền với sự trƣởng thành của uy tín, thƣơng hiệu cùng với những đóng góp tích cực trong hoạt động tiếp thị và phát triển thƣơng hiệu vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Uy tín, thƣơng hiệu của Agribank và phong cách giao dịch văn minh hiện đại đã thu hút ngày càng đông đảo khách hàng đến giao dịch. Hoạt động tài chính ngày một nâng cao về chất lƣợng và số lƣợng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, không thể nhắc đến đặc thù kinh doanh của Agribank hƣớng tới là các hộ nông dân, các tập thể, ngành nghề chuyên về nông nghiệp, Phú Tân lại là một huyện nông nghiệp nên trong quá trình kinh doanh là một lợi thế, vì ngân hàng đã quá gắn bó với ngƣời dân trong huyện, luôn là lựa chọn đầu tiên của đa số ngƣời dân tại đây.

c) Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại

Đƣợc sự đầu tƣ và quan tâm đúng mực, ngân hàng đã trang bị đƣợc cho mình hệ thống công nghệ thông tin hiện đạikhông những hỗ trợ cho công tác quản trị, điều hành và kinh doanh của ngân hàng mà còn đem lại lợi ích cho khách hàng. Công nghệ đã đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhờ vào những dịch vụ ngân hàng có chất lƣợng tốt, thời gian giao dịch đƣợc rút ngắn, an toàn, bảo mật. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại giúp khoảng cách giữa ngân hàng với khách hàng về không gian, thời gian, phạm vi hầu nhƣ bị xóa bỏ.

3.2.3.2 Những khó khăn

Agribank Phú Tân vẫn còn tồn tại một số khó khăn gây ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh nhƣ:

a) Tình hình kinh tế không ổn định

Cụ thể là tình hình lạm phát tăng qua các năm gây ảnh nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thể hiện rõ nhất là ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn cản trở đến doanh số của hoạt động vốn và cho vay, đƣợc

24

xem là hoạt động chính của ngân hàng, dẫn đến tình hình kinh doanh hiện nay chƣa phát triển tối ƣu nhất.

b) Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều

Chỉ tính riêng trong địa bàn huyện Phú Tân, ngân hàng đã phải cạnh tranh với khoản 5 ngân hàng lớn nhỏ nhƣ: Sacombank, Viettinbank, Đông Á, Eximbank, ACB. Điều này phần nào gây ảnh hƣởng không nhỏ tới doanh số của ngân hàng, không những vậy, đối thủ cạnh tranh ngày càng có những chiến lƣợc thu hút khách hàng riêng biệt, điều đó lấy đi một lƣợng khách hàng của ngân hàng và làm giảm thị phần của Agribank trong trong thời gian gần đây.

c) Thói quen sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng

Đây là một khó khăn rất lớn đối với ngành kinh doanh tiền tệ nói chung và Agribank Phú Tân nói riêng, tâm lý ƣa thích sử dụng tiền mặt làm cho đại bộ phận ngƣời dân không quan tâm đến các chính sách sản phẩm của ngân hàng, gây ảnh hƣởng lớn đến các chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng khi ứng dụng vào thị trƣờng.

3.3 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK PHÚ TÂN TRONG THỜI GIAN TỚI

3.3.1 Quan điểm hoạt động

Agribank Phú Tân hoạt động dựa trên quan điểm là đối tác đƣợc lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ có khả năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính đa dạng dựa trên cơ sở xem khách hàng là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của mình.

3.1.2 Định hƣớng phát triển

Trong những năm tiếp theo, NHNN & PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Phú Tân nói riêng xác định mục tiêu chung là:

-Tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò Ngân hàng Thƣơng mại hàng đầu, trụ cột cho đầu tƣ vốn cho nền kinh tế đất nƣớc, chủ đạo, chủ lực trên thị trƣờng tài chính – tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”.

-Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động vốn trong và ngoài nƣớc. Duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý.

-Ƣu tiên đầu tƣ cho “Tam nông”, trƣớc tiên là các cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỉ lệ dƣ nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dƣ nợ.

25

-Năm 2014, NHNo & PTNT chi nhánh Phú Tân phấn đấu đạt mục tiêu tăng trƣởng cụ thể nhƣ sau:

 Huy động vốn tăng so với năm 2013.

 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ phù hợp với điều kiện thị trƣờng.

 Cung ứng vốn kịp thời cho nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Phú Tân.

 Doanh thu phí dịch vụ tăng.

 Nợ xấu theo mức không chế của Agribank là 3%.

 Lợi nhuận không thấp hơn năm 2013.

 Đảm bảo đời sống, vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động trong toàn chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HUYỆN PHÚ TÂN

4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK PHÚ TÂN TỪ 2011-2013 PHÚ TÂN TỪ 2011-2013

4.1.1 Các hoạt động kinh doanh của Agribank Phú tân

Trƣớc khi đi sâu vào phân tích hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Tân, ta có bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Tân trong 3 năm gần nhất (từ 2011-2013) nhƣ sau:

Bảng 4.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Tân từ năm 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Phú Tân, 2011,2012, 2013.

Dựa vào bảng ta có thể thấy doanh thu của ngân hàng trong giai đoạn này không ổn định, năm tăng năm giảm, phân tích dựa trên yếu tố khách quan ta có thể thấy sự không ổn định của nên kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây, nhƣng nhìn nhận sâu hơn ta có thể thấy rằng một phần lớn là do chiến

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu 76.907 82.818 77.781 5.911 7,69 (5.037) (6,08) Thu tín dụng 71.898 80.105 74.488 8.207 11,41 (5.617) (7,01) Thu dịch vụ 543 735 878 192 35,36 143 19,46 Thu khác 4.466 1.978 2.415 (2.488) (55,71) 437 22,09 Tổng chi 70.290 69.828 69.828 (462) (0,66) 0 0 Chi tín dụng 52.889 58.329 55.475 5.440 10,29 (2.854) (4,89) Chi dịch vụ 1.434 327 359 (1.107) (77,20) 32 9,79

Chi nhân viên 4.089 4.891 5.151 802 19,61 260 5,32

Chi khác 11.878 6.281 8.843 (5.597) (47,12) 2.562 40,79

27

lƣợc kinh doanh của ngân hàng còn một số khiếm khuyết, không những vậy phải chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều trên địa bàn huyện Phú Tân.

Doanh thu: Năm 2011 là 76.907 triệu đồng, sang năm 2012 là 82.818 triệu đồng tăng 5.911 triệu đồng so với năm 2011 tƣơng ứng mức tăng trƣởng 7,96%, nhƣng đến 2013 thì doanh thu lại giảm còn 77.781 triệu đồng giảm 5.037 triệu đồng so với năm 2012 tƣơng ứng với 0,06%. Nhìn vào các khoản thu có thể thấy rõ, hoạt động tín dụng là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Tân, trong 3 năm liền luôn chiếm trên 90% tổng thu của chi nhánh. Điều đó cho thấy, ngân hàng cần đầu tƣ nhiều trong việc khuyếch trƣơng cho hoạt động tín dụng, đây có thể đƣợc xem là nguồn thu nhập chính của Agribank Phú Tân. Thu nhập từ tín dụng là chủ yếu, tuy nhiên cũng không ổn định, do đó ngân hàng cần có những chiến lƣợc cụ thể hơn nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Chi phí: Song song với đẩy mạnh thu nhập thì tiết giảm những khoản chi

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 29)