Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 88 - 92)

Tác giả còn đƣa ra một số giải pháp nhằm mục đích phát triển hoạt động Marketing tại ngân hàng nhƣ:

Giải pháp tăng cường nghiên cứu và phát triển: Agribank Phú Tân nên thành lập ngay bộ phận nghiên cứu phát triển. Thông qua bộ phận này có thể phát hiện ra những sản phẩm dịch vụ nào phù hợp, những sản phẩm dịch vụ nào chƣa phù hợp hay bị lỗi thời, hay phát hiện ra các địa bàn hoạt động mới, hay là phát hiện ra những điểm mạnh, những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, cũng nhƣ phát hiện ra những điểm mạnh, những điểm yếu của mình để từ đó có phƣơng án khắc phục hoặc trình lên NHNo & PTNT Viêt Nam để có những giải pháp xử lý kịp thời.

Giải pháp tăng cường vai trò thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước: Giải pháp này nhằm đảm bảo cho bản thân ngân hàng phát triển an toàn và hiệu quả, trạnh cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối thủ với nhau.

Nếu biết kết hợp những thế mạnh và cơ hội, hạn chế và khắc phục những khiếm khuyết, đồng thời có những thay đổi và triển khai nhanh chóng các giải pháp về nâng cao bộ phận chuyên trách Marketing, giải pháp về sản phẩm dịch vụ, giá cả, phân phối, chiêu thị, cơ sở vật chất, quy trình giao dịch và nguồn nhân lực, có thể tiên đoán rằng hoạt động Marketing trong tƣơng lai của Agribank Phú Tân sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn và góp phần không nhỏ trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm sắp tới.

79

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong thời đại mở cửa hội nhập, với đà phát triển mọi mặt về kinh tế, thu nhập và đời sống dân cƣ ngày một nâng cao thì thị trƣờng hơn 90 triệu dân này, triển vọng về thị trƣờng kinh doanh tiền tệ là vô cùng to lớn. Để tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt này, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có chiến lƣợc Marketing phù hợp với hoạt động kinh doanh, yêu cầu tất yếu cho mỗi ngân hàng là nhanh chóng thay đổi tƣ duy, cung cách quản lý, phục vụ của mình sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, biến động của thị trƣờng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Do đó, có đƣợc một chiến lƣợc Marketing cụ thể và phù hợp với yêu cầu phát triển, vƣợt trội hơn đối thủ cạnh tranh và dành đƣợc lợi nhuận cho mình là một trong những vấn đề luôn đƣợc các ngân hàng quan tâm trong thời gian gần đây.

Trong quá trình thực tập tại Agribank Phú Tân, thông qua việc nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ thực trạng hoạt động Marketing tại ngân hàng, tác giả đã nhận thấy những điểm mạnh cũng nhƣ một số hạn chế trong quá trình hoạt động Marketing của ngân hàng. Qua đó đã đƣa ra một số giải pháp khắc phục những yếu điểm cũng nhƣ đề xuất một số chính sách Marketing phù hợp để đẩy mạnh họat động kinh doanh giúp chi nhánh ngày càng thành công và phát triển.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Với Ngân hàng nhà nƣớc

Ở Việt Nam chƣa có nhiều trƣờng lớp đào tạo chính quy chuyên ngành Marketing ngân hàng. Nhìn chung, nguồn nhân lực về Marketing còn non trẻ và khan hiếm. Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn chƣa thực sự quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về Marketing. Chính điều này đã làm cho nội dung Marketing nghèo nàn, kém tính hấp dẫn, không có tính chuyên nghiệp, chƣa thực sự mang tính hiện đại và hội nhập.

Qua quá trình thực tập nghiên cứu, tác giả mạnh dạn kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề đƣa nội dung Marketing ngân hàng vào giảng dạy sâu hơn trong toàn hệ thống nhằm giúp các chi nhánh trao đổi và học tập kinh nghiệm, và cũng là cơ hội để NHNNo & PTNT Việt Nam phổ biến một cách nhất quán chiến lƣợc phát triển và chiến lƣợc marketing của toàn hệ thống.

80

NHNo & PTNT Việt Nam cần tăng quyền chủ động cho chi nhánh trong các chiến lƣợc kinh doanh nói chung và chiến lƣợc Marketing nói riêng. Hỗ trợ chi nhánh áp dụng công nghệ mới, thực thi sản phẩm mới, triển khai công tác Marketing…đảm bảo cho hoạt động của toàn bộ hệ thống đƣợc thông suốt, bình thƣờng là điều kiện để các giao dịch điện tử, tự động hoạt động tốt.

Ngoài ra, thủ tục giao dịch còn rƣờm rà, một số quy định và quy trình nghiệp vụ chƣa thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch tại chi nhánh. Điều này cho thấy, quy trình dịch vụ của Agribank Việt Nam cần phải đƣợc phân tích trên cơ sở giảm độ dài và tính phức tạp của quy trình dịch vụ trong khả năng của mình nhằm đem lại cho khách hàng sự hài lòng nhất. Nó không những cần sự cải tổ trong khâu thủ tục, hồ sơ mà cần sự thay đổi trong chính khả năng nắm vững nghiệp vụ và quy cách phục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng. Hơn nữa, hƣớng tới việc thực hiện quy trình quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm thực hiện sự cải tiến liên tục các mặt hoạt động của ngân hàng đáp ứng yêu cầu thực tế.

6.2.2 Với Hội sở

NHNNo & PTNT tỉnh An Giang cần đảm bảo cung cấp các thông tin một cách chính xác, kịp thời cho các các chi nhánh. Các thông tin ở đây bao gồm các thông tin về thị trƣờng doanh nghiệp, thông tin về những chế độ chính sách cũng nhƣ những định hƣớng của ngân hàng đối với hoạt động của các NHTM để ngân hàng có thể đƣa ra các chiến lƣợc Marketing phù hợp nhất cho hoạt động kinh doanh.

Hiện nay Marketing đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam, nhƣng áp dụng nó vào hoạt động kinh doanh vẫn chƣa phổ biến . Chính vì vậy quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động này mới chỉ bắt đầu, chƣa có chính sách rõ ràng, cụ thể và chƣa đƣợc quan tâm đúng hƣớng. Để tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ứng dụng tốt Marketing trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian tới nhà nƣớc cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng. Đặc biệt phải hoàn thiện các luật thƣơng mại về quảng cáo, khuyến mãi, mở rộng tạo điều kiện để Marketing có thể ứng dụng vào hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên tránh tranh chấp, cạnh tranh không lành mạnh.

Agribank Phú Tân cần theo dõi sát thực trạng hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để có những kiến nghị kịp thời lên Hội sở để hỗ trợ cho ngân hàng phát triển.

81

6.2.3 Với chi nhánh

Ngoài những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing đƣợc nêu trên, Agribank Phú Tân cần xây dựng bộ phận quản lý và phân loại khách hàng nhằm thực hiện tốt chính sách khách hàng, triển khai mô hình tổ chức kinh doanh theo định hƣớng khách hàng và chủ động tìm đến khách hàng, xác định nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó đƣa ra các loại sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

Chi nhánh có thể liên kết với các trƣờng đại học khối kinh tế đƣa nội dung Marketing ngân hàng vào giảng dạy sâu hơn. Cùng với đó, có thể tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng, mời các chuyên gia Marketing giỏi về giảng dạy, cử các bộ có kinh nghiệm về Marketing theo học những khóa đào tạo chuyên ngành Marketing ngân hàng .

Ngoài ra, ngân hàng nên tổ chức nhiều chƣơng trình Marketing nhằm quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng. Thực hiện tốt những cam kết mà ngân hàng đƣa ra, luôn cải tiến chất lƣợng, sản phẩm dịch vụ đƣợc tốt hơn, đa dạng hóa các loại hình phục vụ mới đến với khách hàng.Chính những điều này sẽ tạo ra đƣợc hình ảnh ngân hàng luôn đổi mới, luôn thân thiện trong mắt khách hàng và luôn là đối tƣợng đáng tin cậy mà khách hàng gửi gắm. Có nhƣ vậy hoạt động Marketing của Agribank Phú Tân mới thực sự khởi sắc và từ đó cũng đem kết quả hoạt động kinh doanh ngày một cao cho mình trong tƣơng lai.

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Philip Kotler, 2011. Bước chuyển Marketing. Nhà xuất bản trẻ.

2. Huỳnh Thị Thu Vân,2013. Hoàn thiện chính sách Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Thuận. Đại học Đà Nẵng.

3. Lƣu Thanh Đức Hải, 2007. Bài giảng Ngiên cứu Marketing. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Phạm Thị Thu Hằng, 2010. Thực trạng hoạt động Marketing của

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Đại học kinh tế Quốc dân.

5. Trần Ngọc Thu Hƣơng, 2010. Hệ thống chính sách Marketing tại

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu: Thực trạng và giải pháp. Học viện

ngân hàng.

6. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. http://www.agribank.com.vn

7. Tổng cục thống kê, http://www.gos.gov.vn

Các thông tin khác đăng tải trên Inetrnet

8. Phƣơng Anh, 2012. Marketing trong ngân hàng và một số giải pháp. <http://www.baomoi.com/Marketing-trong-ngan-hang-va-mot-so-giai-

phap.htlm>. [ Ngày truy cập: 10 tháng 10 năm 2014]

9. Phòng KH- KD, 2014. Hƣớng dẫn thực hiện thanh toán trực tiếp E- commerce, <http://agribank.com.vn/61/1945/khach-hang-ca-nhan/dich-vu- the/thanh-toan-truc-tuyen-e-commerce.htlm>. [ Ngày truy cập: 15 tháng 10 năm 2014]

Các văn bản do Nhà nƣớc và chính phủ ban hành

10. Ngân hàng nhà nƣớc, 2009. Thông tư 15/2009/ TT- NHNN.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 88 - 92)