L ỜI CẢM ƠN
6. Cấu trúc của đề tài
3.3.4. Giải pháp về khoa học – công nghệ
Để phát triển các cây công nghiệp chủ lực của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần xây dựng nông thôn giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh... phải tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Trong thời gian tới, cần:
- Tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách cho công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông nghiệp theo tỷ lệ tương xứng với đóng góp của ngành vào GDP và lực lượng lao động xã hội của tỉnh.
- Tạo ra bước chuyển đột phá trong hoạt động nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ, nâng tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ và quản lý cho tăng trưởng của ngành lên trên 50%.
- Tập trung cải tạo cây trồng, nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất, chất lượng và giá trị cao bằng cách tăng cường năng lực về mọi mặt cho Trung tâm giống Nông lâm nghiệp, các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh, kết hợp với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để chọn được những giống tốt đưa vào sản xuất có hiệu quả cao nhất.
- Áp dụng nhanh công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng thí điểm một số khu công nghệ cao dựa vào công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Đây là nơi tập trung những tiến bộ khoa học - công nghệ mới, những sáng tạo mới, với cách thức tổ chức quản lý hiện đại dựa vào tri thức mới. Sau đó, nhân rộng để tạo bước chuyển biến đột phá trong sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tri thức.
- Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất.