Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp tỉnh bình phước, thực trạng và định hướng (Trang 117 - 124)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Phước

3.1.1.1. Quan điểm phát triển

- Xây dựng một nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) hàng hóa mạnh, đa dạng và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn; tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nông dân, ngư dân và người làm nghề rừng.

- Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững, đẩy nhanh tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm cho lao động nông thôn.

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Ðảng được tăng cường.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển

- Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt 5-6% và giai đoạn 2016 - 2020 là 4,5-5%, giai đoạn 2020-2025 khoảng 4-4,5%; năm 2015 GDP ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm 33%, 2020 chiếm 19,5% và năm 2025 chiếm 10% trong cơ cấu GDP của tỉnh; phấn đấu đưa tỉ lệ ngành chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành lên 15% vào năm 2015, 20% vào năm 2020 và 27% vào năm 2025; tỉ lệ che phủ rừng của rừng và cây lâu năm duy trì ở mức 60-65%.

- Đến năm 2020, đưa tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt hơn 50%. Lao động nông nghiệp còn khoảng dưới 50% lao động xã hội.

- Không ngừng nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người (chung toàn tỉnh) lên 1900-2000 USD vào năm 2015, 3000 USD vào năm 2020 và 4500 USD vào năm 2025. Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo; cơ bản không còn hộ nghèo vào năm 2020. - Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới: năm 2015 đạt 20% số xã, năm 2020 đạt 50 % số xã và trên 80% số xã vào năm 2025.

- Đến năm 2020 đạt 100% dân cư được sử dụng điện, 100% nhu cầu về viễn thông được đáp ứng; mật độ điện thoại (cố định và di động) là 150 máy/100 dân; 100% xã, phường có điểm truy cập internet băng thông rộng, 70% các hộ gia đình có kết nối Internet tại nhà.

- Tỉ lệ nhựa hoá đường giao thông nông thôn đến xã đạt 100% và 30% đến thôn, ấp vào năm 2020 và đạt trên 50% vào năm 2025.

- Đảm bảo cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao ở hầu hết các xã tiến gần tới mức các đô thị trung bình. Phấn đấu 100% huyện, thị phổ cập trung học phổ thông, 70% số trường đạt chuẩn quốc gia; 100% xã có trung tâm học tập cộng đồng; số xã có bác sỹ là 100%, có 12 bác sĩ và 25 giường bệnh/10.000 dân.

- Năm 2020: 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và trên 80% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh. Phấn đấu đến 2025 toàn dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và công trình hố xí đạt yêu cầu VSMT.

- Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.

3.1.1.3. Định hướng phát triển

Về trồng trọt:

- Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, đa dạng và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và tăng giá trị cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường quốc tế.

- Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững; Đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh để nâng cao năng suất, chất lượng; Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn; tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân và người làm nghề rừng.

- Tập trung đầu tư theo chiều sâu, từng bước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh cao như cao su, hồ tiêu, điều, ca cao, cà phê. Gắn sản xuất nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp gắn với với công nghiệp chế biến nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa lớn có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tham gia tích cực vào chương trình xuất khẩu của tỉnh, cùng vùng cũng như chiến lược đầy mạnh phát triển xuất khẩu của cả nước, góp phần quan trọng trong quá trình củng cố và phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng nền nông nghiệp tăng trưởng liên tục và bền vững, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, nhất là sản phẩm sạch – an toàn, cũng như nguyên liệu đạt kĩ thuật phục vụ công nghiệp chế biến, đáp ứng tốt yêu cầu thị trường, mang lại giá trị sản lượng, lợi nhuận và thu nhập cao, ổn định trên một đơn vị diện tích cũng như trên một đơn vị sản phẩm.

- Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 88,5% tổng giá trị của ngành nông nghiệp và chiếm 80,1% vào năm 2020 .

Về chăn nuôi:

- Phát triển ngành chăn nuôi năng suất cao, chất lượng cao và bền vững đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Khai thác triệt để các lợi thế, đất đai, lao động và các con giống phù hợp đồng thời đảm bảo nguồn thức ăn, nhân lực và môi trường sinh thái.

- Tạo ra bước đột phá mới về hệ thống tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm từ khâu sản xuất thức ăn – con giống - chăn nuôi - thu mua giết mổ, chế biến, bảo quản – phân phối tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, giá thành hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước,

- Nâng cao hiệu quả và tăng giá trị sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm. Duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất chăn nuôi trung bình năm là 17 %/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm khoảng 11,5% vào năm 2015 và 15% vào năm 2020 trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

- Chủ động kiểm soát và khống chế được dịch bệnh trong chăn nuôi, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra; ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý dịch tễ; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ những hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, bảo vệ tốt nhất đàn vật nuôi.

Về thủy sản:

- Đến năm 2015: tổng diện tích nuôi thủy sản là 16.000 ha (trong đó, diện tích nuôi ao: 2.400 ha; diện tích nuôi mặt nước lớn: 13.600 ha), số lồng bè nuôi 400 lồng, tổng sản lượng 16.072 tấn (trong đó, sản lượng nuôi thủy sản là 15.672 tấn, sản lượng khai thác thủy sản là 400 tấn); giá trị sản lượng (giá so sánh) 128.576triệu đồng (trong đó giá trị sản xuất là 196.640 triệu đồng, giá trị sản xuất khai thác thủy sản là 3.200 triệu đồng).

- Đến năm 2020: tổng diện tích nuôi thủy sản là 19.600 ha; tổng sản lượng 25.572 tấn (trong đó, sản lượng nuôi thủ sản là 25.272 tấn, sản lượng khai thác thủy sản là 300 tấn); giá trị

sản lượng (giá so sánh) 204.576 triệu đồng (trong đó giá trị sản xuất nuôi thủy sản là 202.106 triệu đồng, giá trị sản xuất khai thác thủy sản là 4.200 triệu đồng).

- Đến năm 2025: tổng diện tích nuôi thủy sản là 20.300 ha (trong đó, diện tích nuôi ao: 3.200 ha; diện tích nuôi mặt nước lớn: 17.100 ha); tổng sản lượng 32.558 tấn (trong đó, sản lượng nuôi trồng là 32.258 tấn, sản lượng khai thác thủy sản là 300 tấn); giá trị sản lượng (giá so sánh) 260.464 triệu đồng (trong đó giá trị sản xuất nuôi thủy sản là 248.060 triệu đồng, giá trị sản xuất khai thác thủy sản là 2.400 triệu đồng).

Về lâm nghiệp:

- Về công tác bảo vệ rừng:

+ Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng thành rừng đối với rừng đặc dụng (31.282 ha), phòng hộ (25.000 ha) và rừng sản xuất (5.000 ha) có trữ lượng từ trung bình trở lên bằng biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng, đối với từng trạng thái rừng khác nhau cần có phương án bảo vệ rừng cụ thể để bảo vệ rừng hiện còn. Đồng thời tăng cường năng lực bảo vệ rừng cho lực lượng kiểm lâm, nhất là kiểm lâm địa bàn, củng cố, sắp xếp các đơn vị chủ rừng hợp lý (kể cả các khu rừng đặc dụng) nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả hơn.

+ Thực hiện tốt các dự án ổn định và di dời dân di cư tự do ra khỏi các khu rừng phòng hộ, đặc dụng, đặc biệt là các dự án di dời dân di cư từ vùng lõi các Vườn quốc gia.

- Về phát triển rừng:

+ Ưu tiên giao rừng phòng hộ và rừng sản xuất cho các doanh nghiệp nhà nước quản lý nhằm giảm chi phí đầu tư của ngân sách nhưng vẫn giữ và phát triển rừng bền vững, tăng thu nhập cho nhân viên ngành lâm nghiệp.

+ Hình thành các dự án trồng rừng phòng hộ và nâng cao năng lực phòng hộ bằng nguồn vốn dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và nguồn vốn phát triển lâm nghiệp từ trung ương và địa phương.

+ Trồng rừng phòng hộ trên những diện tích đất trống có diện tích từ 10 trở lên, những diện tích nhỏ hơn 10 ha nằm xen kẽ trong rừng tự nhiên thì lập phương án quản lý bảo vệ để tái sinh tự nhiên hoặc xúc tiến tái sinh bằng biện pháp thủ công, gieo hạt; trồng rừng phòng hộ trên diện tích đất xâm canh lấn chiếm đã hết thời gian thu hoạch của chu kỳ cây trồng theo cam kết nhằm nâng cao năng lực phòng hộ trên diện tích đất xâm canh cho trên 20 nghìn ha bằng cây lâm nghiệp bản địa như sao, dầu…

+ Hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng các loài cây có giá trị kinh tế cao, bằng cây trồng đa mục đích nhằm phát triển rừng nguyên liệu tập trung đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trên diện tích đất rừng sản xuất với diện tích khoảng 2.000 ha.

- Kinh tế lâm nghiệp: thu hút các nhà đầu tư gắn với trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, phát triển trồng rừng nguyên liệu tập trung, trồng rừng kinh tế bằng cây đa mục đích, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động.

Về phát triển nông thôn:

- Công tác bố trí dân cư nông thôn:

Hoàn thành công tác bố trí dân cư theo hướng phù hợp với điều kiện của từng địa phương từng bước đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2015, mỗi xã phải quy hoạch và xây dựng được ít nhất 1 khu dân cư tập trung theo chuẩn nông thôn mới (92 khu dân cư). Đến năm 2020 toàn tỉnh có 95 khu dân cư và đến năm 2025 là 120 khu dân cư.

- Về quan hệ sản xuất trong nông nghiệp: + Doanh nghiệp nông nghiệp:

Đến năm 2020 phấn đấu có khoảng 70 đến 100 doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động nông nghiệp và giải quyết trên 1500 lao động; Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm.

Hằng năm, thường xuyên tổ chức đào tạo đội ngũ quản lý, lao động và hỗ trợ các chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hướng sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ...

+ Nông hộ: đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất mang tính hiệu quả, bền vững góp phần nâng cao đời sống nông dân, ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội .

+ Hợp tác xã nông nghiệp:

Phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có số lượng HTXNN gấp 1,3 lần hiện nay, chú trọng phát triển và tăng trưởng về chất là chủ yếu. Nâng cao chất lượng HTXNN đã hình thành, đảm bảo tiêu thụ khoảng 100% sản lượng nông sản hàng hóa do xã viên làm ra, đảm bảo cung ứng 80 - 90% lượng phân bón, thuốc trừ sâu và các loại vật tư nông nghiệp khác cho xã viên và cộng đồng. Hình thành liên hiệp HTXNN về lĩnh vực cao su, điều.

+ Trang trại: đưa kinh tế trang trại phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương. Khai thác tài nguyên đất đai, lao động, vốn và các tiềm năng

kinh tế khác để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa, có chất lượng và giá trị kinh tế cao, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho nông dân. Phát triển kinh tế trang trại bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và sản xuất bền vững. Xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho việc phát triển kinh tế trang trại theo hướng thâm canh đạt hiệu quả và cần kết hợp trang trại thành các câu lạc bộ ngành, hàng để sản xuất ra hàng hoá có chất lượng cao.

- Ngành nghề nông thôn:

+ Các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động khu vực nông thôn, góp phần giải quyết lao động nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề.

+ Xác định các ngành nghề chủ lực cần phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy và nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho lao động hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn khoảng 2 triệu đồng/ tháng; Đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng trên 4500 cơ sở ngành nghề và giải quyết cho khoảng 20.000 lao động.

+ Xây dựng mỗi huyện, thị xã mỗi làng nghề theo từng đặc điểm của địa phương, hình thành cụm cơ sở ngành nghề tập trung và dịch vụ ngành nghề nông thôn.

+ Xây dựng được đội ngũ nghệ nhân và thợ kỹ thuật lành nghề.

+ Gắn phát triển làng nghề với khai thác tốt tiềm năng du lịch và mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản.

- Cơ giới hoá trong nông nghiệp - nông thôn:

+ Phát triển hệ thống cơ giới hoá đồng bộ, từng bước cơ giới hoá cao trong quá trình sản xuất, nâng tỉ lệ cơ giới hoá trung bình trong khâu làm đất lên khoảng 94%, khâu tưới tiêu lên khoảng 50% và từng bước cơ giới hoá trong thu hoạch, sơ chế sản phẩm.

+ Đổi mới khoa học công nghệ trong chế biến các sản phẩm nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thông vận chuyển hàng hoá.

+ Tăng số lượng máy tuốt có động cơ, máy phun thuốc… phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá cao.

Về hạ tầng nông thôn:

- Thủy lợi:

+ Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Bình Phước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói riêng theo hướng sản xuất hàng hóa.

+ Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững; đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp tỉnh bình phước, thực trạng và định hướng (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)