L ỜI CẢM ƠN
6. Cấu trúc của đề tài
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu cây trồng và câycông nghiệp
1.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói chung và cây công nghiệp nói riêng chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố: vị trí địa lý của các vùng lãnh thổ, điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu và các nguồn tài nguyên khác của vùng như nước, rừng, biển, khoáng sản...
Các nhân tố tự nhiên tác động trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổi cơ cấu cây trồng, tuy nhiên sự tác động và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đối với mỗi loại cây trồng không giống nhau. Chính sự không giống nhau đó đã làm cho số lượng và quy mô của các loại cây trồng khác nhau. Điều này thể hiện rõ nét trong sự khác biệt về cơ cấu cây trồng giữa các vùng trong cả nước, đặc biệt là giữa đồng bằng và miền núi, thậm chí là ngay trong cùng một vùng lãnh thổ. Vì thế, phải dựa vào cơ sở của các phương án phân vùng quy hoạch nông nghiệp, nhất là việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, hình thành các vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao. Cần phải nhận thức rằng không thể dựa vào niệm sản xuất hàng hóa nhỏ, phân tán và manh mún để bố trí cây trồng một cách dàn trải, bất hợp lý mà phải dựa vào việc khai thác lợi thế của từng vùng, từng địa phương để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo.
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Mỗi vùng lãnh thổ thích hợp với một số loại cây trồng nhất định và vị trí của mỗi vùng lãnh thổ cùng với một số yếu tố thuộc về kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng qua quá trình xác định và chuyển dịch cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với mối quan hệ giữa vùng lãnh thổ đó với các vùng lãnh thổ khác, đặc biệt là giữa các vùng lãnh thổ lân cận. Việc xác định cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng của một vùng lãnh thổ phải dựa trên những thế mạnh của vùng, đồng thời phải phù hợp với quan điểm về chuyên môn hóa và đa dạng hóa nông nghiệp của cả nước. Vị trí địa lý là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thế mạnh của vùng thông qua mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ về cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ...
Đối với các loại cây công nghiệp, vị trí địa lý quy định sự có mặt của chúng trên mỗi vùng lãnh thổ. Các nước nằm ở khu vực nhiệt dới rất thích hợp để trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới như cao su, cà phê, mía, bông... Ngược lại, các nước thuộc vùng ôn đới, cận nhiệt lại thích hợp để phát triển các cây công nghiệp ưa khí hậu lạnh như của cải đường, chè...
1.2.1.2. Khí hậu
Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, gió... là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả, cũng như hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại mỗi vùng sản xuất.
Đối với việc bố trí cơ cấu cây trồng hàng năm thì điều quan trọng là phải xem xét có thể trồng mấy vụ trong một năm. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu nhiệt lượng của cây trồng và tổng lượng nhiệt hàng năm của vùng đó. Các cây trồng hàng năm ở xứ nóng có thời gian sinh trưởng khoảng 90 đến 150 ngày, tùy theo nhiệt độ trung bình ngày để cây có thể tích lũy được một tổng nhiệt lượng cần thiết – được gọi là tổng tích ôn, khoảng từ 2.500 – 2.6000C. Nếu một vùng nào đó có tổng nhiệt độ khoảng 9.0000C/năm thì có thể gieo trồng được 3 vụ/năm.
Trong bố trí cây trồng cần phải đảm bảo nguyên tắc là tất cả các cây trồng đều phát huy được khả năng sinh trưởng và ra hoa, kết hạt trong điều kiện an toàn nhất về khí hậu. Những thông tin khí hậu cần được quan tâm đánh giá gồm:
- Khả năng đảm bảo nhiệt độ (đặc biệt quan trọng đối với cây hàng năm): để xác định cơ cấu cây trồng phù hợp cho từng địa phương và loại cây thích hợp với từng mùa của năm. Đặc biệt chú ý đến các giới hạn về nhiệt độ tối thấp sinh vật học ở các vùng núi, bao gồm cả số ngày có nhiệt độ thấp dưới giới hạn tối thấp đối với cây ưa nhiệt và cây xứ lạnh, tần suất xảy ra và những tác hại của chúng gây ra, và ngược lại kể cả số ngày có nhiệt độ quá cao và tần suất xảy ra. Căn cứ vào những dữ liệu về điều kiện nhiệt độ đó để đánh giá khả năng đảm bảo nhiệt lượng đối với các nhóm cây ngắn ngày và cây dài ngày.
Về mặt nhiệt lượng, tùy thuộc vào lượng nhiệt hàng năm cao hay thấp mà sẽ có các nhóm cây trồng tương ứng. Ở nước ta, có thể phân thành một số nhóm cây trồng chính là: nhóm cây nhiệt đới điển hình (cao su, hồ tiêu, cọ dầu, dừa...), nhóm cây nhiệt đới và nửa nhiệt đới (dứa, chuối, bưởi, cà phê, chè, cam, quýt...), nhóm cây nửa nhiệt đới (đào, lê, mận...) và nhóm cây ưa lạnh (su hào, bắp cải, khoai tây...).
- Khả năng đảm bảo ẩm độ: chủ yếu dựa vào đánh giá độ ẩm của khí quyển. Dựa vào thực tế, chỉ số ẩm có thể phân chia thành 3 cấp độ: ẩm, thừa ẩm và quá ẩm 5 lần. Chỉ số hạn trong mùa khô cũng được chia thành 5 cấp: ẩm, thiếu ẩm, hạn, khô và không có nước. Đối với nước ta, các vùng, miền đều thuộc dạng ẩm không thường xuyên và ẩm có khô hạn (trừ Sapa là ẩm thường xuyên). Căn cứ vào khả năng đảm bảo ẩm độ để bố trí các cây trồng và tăng vụ. Đối với mùa khô (tháng 10 đến tháng 1 ở miền Bắc và tháng 1 đến tháng 4 ở miền Nam), cần chú ý đến khả năng đảm bảo sinh trưởng và năng suất cây trồng.
Mỗi loại cây công nghiệp chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định. Nghĩa là chỉ trong điều kiện khí hậu đó, cây công nghiệp mới phát triển bình thường được và nếu nằm ngoài ngưỡng khí hậu đó thì cây sẽ chậm phát triển và có thể chết.
Ví dụ:
Cây cao su phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 22 – 270
C. Nếu nhiệt độ tăng lên trên 300C hoặc giảm xuống dưới 200C thì khả năng quang hợp của cây cao su sẽ giảm. Nếu nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 100C cây sẽ ngừng sinh trưởng và đến 50C cây sẽ ngừng chảy nhựa, cành lá non chết. Nếu nhiệt độ xuống tới 2 – 30
C thì cây sẽ chết hoàn toàn.
Vùng nhiệt đới có nhiều điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây công nghiệp sinh trưởng và phát triển tốt. Sự phân bố cây công nghiệp trên thế giới phụ thuộc rõ rệt vào sự phân đới khí hậu và tập trung chủ yếu ở đới nhiệt đới, đới cận nhiệt và đới ôn hòa.
Đới nhiệt đới có ranh giới gần trùng với các đường chí tuyến Bắc và Nam tạo thành một dải rộng với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Ở đây thuận lợi phát triển các cây công nghiệp ưa nóng và ẩm như dừa, cọ dầu, ca cao, cà phê, cao su…
Tuy vậy, các điều kiện thời tiết cũng gây ra không ít khó khăn trong việc xác định cơ cấu và phát triển cây công nghiệp. Lũ lụt, hạn hán, bão... là những tai biến tự nhiên gây thiệt hại không nhỏ cho cây công nghiệp. Điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ càng các điều kiện thời tiết của từng vùng địa phương trước khi tiến hành gieo trồng, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.
1.2.1.3. Đất đai
Đất là nguồn cung cấp nước và chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Điều kiện đất đai là cơ sở quan trọng đứng sau điều kiện khí hậu. Đất và khí hậu tạo thành một hệ thống tác động vào cây trồng. Do đó, cần phải nắm được mối quan hệ giữa cây trồng và các đặc điểm của đất thì mới xác định được cơ cấu cây trồng. Tùy thuộc vào địa hình, chế độ nước của đất, thành phần cơ giới đất, độ chua, phèn, mặn của đất cũng như một số đặc điểm lý, hóa tính khác của đất mà bố trí các loại cây trồng phù hợp. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất chủ yếu quyết định đến năng suất cây trồng hơn là quyết định tính thích ứng của cây trồng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất có thể khắc phục bằng cách bón phân. Thông thường các loại đất tốt sẽ trồng các loại cây có độ phản ứng mạnh với độ phì của đất và có giá trị kinh tế cao. Do nắm được đặc điểm lý, hóa tính của đất nên con người có thể tác động cải tạo đất, làm cho đất dần dần phù hợp với cây trồng hơn.
Trên quan điểm tích cực, sử dụng để cải tạo và bồi dưỡng độ phì của đất nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp cần phải chú ý đánh giá về:
- Địa hình: yếu tố địa hình có ảnh hưởng đến chế độ nhiệt và chế độ ẩm, xói mòn trên đất dốc. Do dó cần phải được xem xét cụ thể để đề xuất cách bố trí các loại cây trồng phù hợp với từng độ dốc, sườn dốc...
- Chế độ nước của đất: mực nước ngầm, nước mặt và khả năng giữ nước của đất là những thông số cần được đánh giá trong bố trí cây trồng.
- Thành phần cơ giới: ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước, chế độ không khí, chất dinh dưỡng... Do vậy, tùy thuộc vào phản ứng của bộ rễ các cây trồng mà lựa chọn loại cây trồng phù hợp với thành phần cơ giới của từng loại đất.
- Độ chua, phèn, mặn của đất: các loại cây trồng có khả năng phản ứng khác nhau với các điều kiện về độ chua, mặn và phèn của đất nên khi đánh giá đất cần phải lưu ý đặc điểm này.
Cũng như các loại cây trồng khác, tài nguyên đất với đặc điểm về số lượng và chất lượng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến quy mô diện tích, cơ cấu và sự phân bố các nhóm cây công nghiệp. Đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho cây công nghiệp sinh trưởng và phát triển tốt. Năng suất cây công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào độ mùn trong đất, thành phần cơ giới, cơ cấu và tầng dày của đất. Các loại cây công nghiệp thường cho năng suất cao và chất lượng nông phẩm tốt khi được trồng trên đất tơi xốp, thoát nước, thoáng khí, đủ ẩm, tầng canh tác dày và có những đặc tính vật lý, hóa học phù hợp. Ngược lại, nếu được trồng trên đất chặt, chai cứng và có độ tơi xốp kém thì năng suất của cây công nghiệp không cao. Đặc biệt, một số cây công nghiệp chỉ được trồng trên một số loại đất có thành phần khoáng chất, hữu cơ và nguyên tố nhất định.
Trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau với những đặc tính lý hóa không giống nhau, điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố cây công nghiệp. Những loại đất có độ pH tự nhiên khác nhau sẽ tạo hiệu quả khác nhau khi trồng những loại cây không giống nhau.
1.2.1.4. Nguồn nước
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong phát triển cây công nghiệp nói riêng, nước là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả sản xuất. Khi được cung cấp đầy đủ nước, cây trồng sẽ cho năng suất cao và chất lượng tốt. Nếu thiếu nước, cây sẽ sinh trưởng kém, thấp bé, còi cọc, năng suất và chất lượng giảm. Do đó, những nơi có nguồn nước dồi dào thường tạo nên những vùng chuyên canh cây công nghiệp trù phú và phát triển tốt. Ngược lại, cây công nghiệp không thể phát triển được ở những nơi khan hiếm nguồn nước.
1.2.1.5. Sinh vật
Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp, cụ thể hơn là của hệ sinh thái đồng ruộng. Nội dung của việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là chọn những loại cây trồng nào để lợi dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai cũng như các nguồn tài lực, vật lực khác của vùng sản xuất. Khác với khí hậu và đất đai là các yếu tố mà con người ít có khả năng thay đổi, cây trồng là yếu tố có thể thay đổi nếu được con người lựa chọn và di chuyển chúng từ nơi này đến nơi khác. Với trình độ phát triển của nền sinh học
hiện đại, con người còn có thể thay đổi bản chất bên trong của cây trồng theo hướng mà mình mong muốn bằng các biện pháp như: lai tạo, chọn lọc, gây đột biến gen...
Ngoài các thành phần chính là các cây trồng, hệ sinh thái này còn có các thành phần sống khác như cỏ dại, động vật, vi sinh vật..., các thành phần này cùng với cây trồng tạo nên quần thể sinh vật, chúng chi phối lẫn nhau và tạo nên các mối tác động qua lại rất phức tạp. Vấn đề là phải tạo dựng và duy trì mối cân bằng sinh học trong hệ sinh thái theo hướng hạn chế mặt có hại, phát huy các mặt có lợi đối với lợi ích của con người. Khi bố trí cơ cấu cây trồng cần chú ý đến các mối quan hệ giữa các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp dựa trên các nguyên tắc sau: lợi dụng tốt nhất mối quan hệ giữa các sinh vật khác với cây trồng theo hướng có lợi cho con người nhưng không nên lợi dụng thái quá.
Ngoài ra, cần nắm vững yêu cầu của các loài và giống cây trồng đối với các điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai và khả năng sử dụng các điều kiện ấy của chúng. Trên quan điểm sử dụng cây trồng để khai thác tốt các điều kiện tự nhiên thì các cây đó cần phải:
- Sử dụng tốt nhất các điều kiện về ánh sáng, nước, nhiệt độ và có khả năng chống chịu được với hoàn cảnh bất lợi thông qua việc bố trí chủng loại cây trồng thích hợp với tùng mùa vụ trong năm với các biện pháp tăng vụ, luân canh, xen canh, gối vụ hợp lý.
- Điều kiện sinh thái của nước ta có nhiều tiểu vùng với những lợi thế về sự đa dạng chủng loại cây trồng và sự thích ứng cho giới thiệu các cây trồng cả ở vùng ôn đới.
- Nguồn cây trồng bản địa là một tài sản vô cùng quan trọng trong bố trí cơ cấu cây trồng, trong đó có rất nhiều giống cây trồng địa phương với những đặc tính quí về chất lượng. Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu cải tiến và hợp lí hóa quy trình kỹ thuật để phát huy lợi thế.
Phần lớn các cây công nghiệp ngày nay đều có nguồn gốc từ những loài thực vật hoang dại, được con người thuần dưỡng và lai tạo. Sự đa dạng về các loài cây là tiền đề cho việc hình thành và phát triển các giống cây công nghiệp, tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái của từng địa phương.
Tóm lại, các nhân tố điều kiện tự nhiên tác động một cách mạnh mẽ và đồng thời đến tất cả các loại cây trồng nói chung và các loại cây công nghiệp nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu khách quan cho việc lựa chọn các loại cây trồng và việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý theo mùa vụ, chế độ luân canh, xen canh và gối vụ. Trong nhóm các điều kiện tự nhiên thì nhân tố đất đai giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu cây công nghiệp, cũng như trong việc đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Địa hình đất
đai (thể hiện ở độ cao thấp của từng vùng, từng chân ruộng) gắn liền với những điều kiện tưới tiêu luôn là điều kiện quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Độ phì của đất là chỉ tiêu quan trọng trong việc bố trí cây trồng cũng như công thức luân canh cụ thể sử