L ỜI CẢM ƠN
6. Cấu trúc của đề tài
2.1. Khái quát tỉnh Bình Phước
Bình Phước là tỉnh nằm ở phía Tây của vùng ĐNB, với tổng diện tích tự nhiên là 6.874,4 km2, chiếm 29,1% diện tích toàn vùng và 2,1% diện tích của cả nước. Lãnh thổ của tỉnh trải rộng và dài theo kinh độ và vĩ độ, có tọa độ địa lý từ 1107' đến 12019' vĩ độ Bắc (điểm tận cùng phía bắc thuộc xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập; điểm tận cùng phía nam thuộc xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú) và từ 106021' đến 107025' kinh độ Đông (điểm tận cùng phía tây thuộc xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh; điểm tận cùng phía đông thuộc xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng).
Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km, là cầu nối giữa vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và nước bạn Campuchia. Ở phía đông, Bình Phước giáp với các tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía tây nam giáp tỉnh Tây Ninh và Bình Dương, phía đông nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía bắc và tây bắc giáp Vương quốc Campuchia (giáp 03 tỉnh: Kongpongchàm, Kratie, Mundulkiri) với chiều dài đường biên giới khoảng 240 km, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong việc tiếp nhận các phương thức canh tác và hình thức sản xuất mới; mở rộng thị trường tiêu thụ các nông sản, đặc biệt là các sản phẩm cây công nghiệp chủ lực của tỉnh.
Địa hình của Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Tỉnh nằm trong vùng đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04. Là tỉnh ít bị ảnh hưởng bởi bão lụt, động đất. Thêm vào đó, đất ở Bình Phước có chất lượng tốt, màu mỡ, có khả năng thích nghi đối với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển các cây công nghiệp nói riêng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày như: cây cao su, điều, tiêu, cà phê, cây ăn trái...
Tài nguyên nước của tỉnh khá đa dạng và phong phú với nhiều con sông lớn như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Sông Bé… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ đập như hồ Đồng Xoài, suối Cam, Rừng Cấm, hồ Phước Hòa, đập thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phú Miêng... cung cấp nguồn nước tưới phục vụ tưới tiêu cho cây công nghiệp, nhất là vào mùa khô. Bên cạnh đó, các vùng thấp dọc theo các con sông và suối, nhất là theo phía Tây
Nam của tỉnh còn có nguồn nước ngầm khá phong phú, có thể khai thác để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân.
Bên cạnh những thuận lợi về mặt tự nhiên, Bình Phước còn có lợi thế rất lớn về nguồn nhân lực với hơn 500 ngàn người đang trong độ tuổi lao động. Đây là nguồn cung cấp lực lượng lao động dồi dào và dự trữ rất tốt cho chiến lược phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện tỉnh có 13 cơ sở đào tạo nghề với quy mô đào tạo từ 4.500- 5.000 lao động/năm, với 2.000 - 2.500 lao động có tay nghề sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung học ở các cơ sở ngoài tỉnh, giúp nâng tổng số lao động đã qua đào tạo lên 120 ngàn lao động và góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh.
Hiện tại, hệ thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh khá phát triển, được thông suốt nối trong và ngoài tỉnh, hầu hết được nhựa hóa. Các tuyến đường chính bao gồm: Quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường ĐT 741. Mạng lưới đường giao thông liên tỉnh đang được nâng cấp và mở rộng. Dự kiến đến năm 2020 - 2025 sẽ có tuyến đường sắt xuyên Á đi qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư – tỉnh Bình Phước với tuyến đường sắt đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Tuyến đường xuyên Á sẽ nối Việt Nam với các nước Campuchia, Lào, Myanma, Malaysia và Thái Lan, tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và người qua lại giữa các nước trong khu vực. Góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của Bình Phước phát triển mạnh.
Về tình hình phát triển kinh tế, thương mại phát triển tập trung tại các thị xã, thị trấn trong tỉnh với 65 chợ tại các huyện thị, 02 chợ cửa khẩu (ở Hoa Lư và Hoàng Diệu) và tỉnh đang triển khai chợ đầu mối tại địa bàn huyện Chơn Thành. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh bao gồm mủ cao su, hạt điều nhân, tiêu, cà phê…
Hệ thống ngân hàng đã phát triển đều khắp trên các huyện, thị như: Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng công thương, chi nhánh ngân hàng cổ phần như: Sacombank, ngân hàng Nam Á, Đông Á, Ngân hàng Đầu tư, ngân hàng phát triển và nhiều ngân hàng cổ phần khác… Đây là nguồn cung cấp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, cũng như cho việc mở rộng diện tích và chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp của tỉnh, đồng thời ứng dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ vào trong sản xuất và chăm sóc cây công nghiệp.
Các dịch vụ bảo hiểm đã phát triển bao gồm các công ty bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Minh, Prudential… Hải quan đã có các chi cục tại các cửa khẩu, chuẩn bị các chi cục ngay tại các KCN. Bên cạnh đó, các công ty tư vấn cũng đã phát triển hầu hết các huyện, thị trong tỉnh.
Đây là những nguồn lực quan trọng thúc đẩy ngành thương mại của tỉnh phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế - xã hội và môi trường.