Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu câycông nghiệp tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp tỉnh bình phước, thực trạng và định hướng (Trang 133)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc của đề tài

3.3. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu câycông nghiệp tỉnh Bình Phước

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỉ trọng các cây công nghiệp lâu năm trong cơ cấu ngành trồng trọt. Trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm, cần tập trung phát triển các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, tiêu, ca cao nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế của vùng sản xuất và đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời đảm bảo cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển theo hướng bền vững.

Ngoài ra, cần đưa nhiều giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt vào trong sản xuất, ưu tiên các giống đã được tuyển chọn và cải thiện, có khả năng chống chịu tốt (nhất là đối với sâu bệnh hại); loại bỏ dần các giống cũ năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém. Tăng cường sản xuất theo hướng thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào trong chăm sóc cây trồng nhằm nâng cao năng suất và sản lượng. Để làm được điều này, tỉnh cần hoàn thiện và thúc đẩy phát triển Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp để đảm bảo cung cấp đủ nguồn giống cây trồng đủ chất lượng, cung ứng kịp thời cho người nông dân các giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt cả về sản phẩm chính cũng như các sản phẩm phụ, nhất là các giống: cao su, hồ tiêu, điều. Bên cạnh đó, cần khuyến khích người nông dân sử dụng các loại phân hữu cơ, phân sinh học, phân chuyên dùng cho từng loại cây, tránh lạm dụng phân hóa học. Hướng dần tới nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững.

3.3.2. Giải pháp về huy động vốn

Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một trong những những nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện. Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống của người dân nông thôn thì vốn đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Muốn có một cơ cấu cây trồng hợp lý và ổn định trong một giai đoạn nhất định thì cần phải đầu tư vốn rất nhiều từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa và thủy lợi hóa phục vụ trực tiếp cũng như gián tiếp cho cơ cấu cây trồng đó đến việc đầu tư thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi giống cây trồng hiện tại sang những giống mới có năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường cũng như của ngành công nghiệp chế biến. Hơn nữa, tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp nói chung và của ngành trồng trọt nói riêng đã chi phối rất nhiều đến việc sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư trong các khâu của quá trình sản xuất

trồng trọt như làm đất, gieo trồng, tưới tiêu, đặc biệt là về vấn đề bảo quản và chế biến nông sản. Ngoài việc Nhà nước đầu tư máy móc, trang thiết bị cho các cơ sở thuộc sở hữu Nhà nước, đầu tư một phần cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa hay tổ chức nghiên cứu lai tạo giống mới. Phần còn lại là của tư nhân đầu tư mua sắm, làm dịch vụ... Như vậy, người nông dân cần đầu tư nhiều trong quá trình sản xuất nông nghiệp của riêng mình hay từ đó tạo ra quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên toàn địa bàn sản xuất. Nguồn vốn mà người nông dân đầu tư cho sản xuất nông nghiệp có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng phần lớn là từ nguồn vốn tín dụng nông nghiệp.

Ở tỉnh Bình Phước, đối tượng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngày càng tăng đã thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong thời gian từ 2003 đến 2010, tỉ lệ nông hộ gia đình nông thôn vay được tiền của các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã tăng từ 29% lên đến 70%. Nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, Ngân hàng đã cho các đối tượng vay với vốn bình quân cho vay một trang trại từ 200 triệu đến 300 triệu đồng, có trang trại vay đến 500 triệu đồng và hiện nay nguồn vốn cho vay nông nghiệp nông thôn ngày càng tăng.

Các ngân hàng cho vay vốn chủ lực của tỉnh là NHNN&PTNT, Quỹ Tín dụng nhân dân và NHCSXH. Những nguồn vốn này thường hiện diện dưới 02 hình thức đó là cho vay thông thường và vay ưu đãi. Ngoài ra, nhiều ngân hàng đã chủ động tìm dự án có hiệu quả, giúp các hộ và các doanh nghiệp hoàn thành những thủ tục cần thiết để chủ động giải ngân cho vay sớm. Thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn được mở rộng, tăng được tỷ trọng số hộ vay và mức dư nợ bình quân/hộ. Đặc biệt là mức cho hộ vay đã nâng lên đến 30 triệu đồng mà không phải thế chấp tài sản (đối với những vùng đặc biệt khó khăn, mức cho vay tối đa lên đến 100 triệu đồng), tạo cơ hội giúp hộ nông dân chủ động thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn thì nguồn vốn tín dụng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn đầu tư trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Thêm vào đó, các hỗ trợ về mặt chính sách, vốn của Chính phủ, của NHNN như chính sách ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về điều kiện vay vốn, nguồn vốn hỗ trợ cho những rủi ro do hạn hán, mất mùa, lũ lụt, thị trường tiêu thụ... còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

Do đó trong thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu về vay vốn của người nông dân. Các giải pháp cụ thể như sau:

- Ngân hàng Đầu tư phát triển cần dành ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tập trung vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, phục vụ thương mại, công nghiệp chế biến, sản xuất vật tư nông nghiệp, dịch vụ khoa học công nghệ. Bảo lãnh và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo lãnh và cho hợp tác xã vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho nông dân vay vốn mua thiết bị máy móc, tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

- Hình thành các tổ nhóm tín dụng nông dân do Hội nông dân, các hợp tác xã tổ chức. Nhà nước hỗ trợ quỹ bảo lãnh tín dụng cho các tổ chức này hoạt động. Từng bước hỗ trợ và tạo điều kiện để Hội nông dân và các tổ chức hợp tác xã tham gia trực tiếp vào hoạt động tín dụng trong nông nghiệp nông thôn. Đa dạng hóa thị trường tín dụng ở nông thôn.

- Dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi để khuyến khích các ngân hàng thương mại, định chế tài chính cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản nông nghiệp theo hướng hàng hoá.

- Hình thành các quỹ cho vay tín dụng theo mục đích ở nông thôn như quỹ cho sinh viên nông thôn vay học tập, quỹ cho trí thức trẻ về nông thôn lập nghiệp, quỹ cho trang trại mới thành lập, quỹ hỗ trợ lao động mất đất chuyển sang công nghiệp, dịch vụ...

3.3.3. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đảm bảo yêu cầu phát triển ngành NN & PTNT đồng bộ, bền vững tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là các vùng còn nhiều khó khăn; đa dạng hóa hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp.

- Về Thủy lợi: tiếp tục đầu tư, quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi theo hướng đa mục tiêu. Nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, nhất là các loại cây trồng chủ lực. Xây dựng hồ chứa nước ở vùng thường xuyên bị khô hạn, phát triển thủy lợi nhỏ kết hợp thủy điện ở những nơi có đủ điều kiện. Quan tâm đầu tư xây dựng các công trình phòng tránh thiên tai, hệ thống ngăn lũ, thoát lũ, chống sạt lở... để giảm nhẹ thiệt hại cho nhân dân.

- Về Giao thông nông thôn: trên cơ sở quy hoạch GTVT của tỉnh đã được phê duyệt, ưu tiên đầu tư phát triển giao thông phục vụ sản xuất nông nghiệp, vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Huy động đa dạng hóa các nguồn lực để xây dựng đường giao thông đến các vùng sản xuất tập trung, đảm bảo tốt cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá, đi lại của nhân dân.

- Cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện, bảo đảm đủ điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ, điện năng lượng mặt trời nhằm giải quyết điện cho những nơi chưa có điện.

- Phát triển hệ thống bưu chính - viễn thông, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho mọi vùng nông thôn. Đầu tư phát triển hệ thống thông tin nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ tốt nhất cho phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp và nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn.

3.3.4. Giải pháp về khoa học – công nghệ

Để phát triển các cây công nghiệp chủ lực của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần xây dựng nông thôn giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh... phải tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Trong thời gian tới, cần:

- Tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách cho công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông nghiệp theo tỷ lệ tương xứng với đóng góp của ngành vào GDP và lực lượng lao động xã hội của tỉnh.

- Tạo ra bước chuyển đột phá trong hoạt động nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ, nâng tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ và quản lý cho tăng trưởng của ngành lên trên 50%.

- Tập trung cải tạo cây trồng, nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất, chất lượng và giá trị cao bằng cách tăng cường năng lực về mọi mặt cho Trung tâm giống Nông lâm nghiệp, các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh, kết hợp với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để chọn được những giống tốt đưa vào sản xuất có hiệu quả cao nhất.

- Áp dụng nhanh công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng thí điểm một số khu công nghệ cao dựa vào công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Đây là nơi tập trung những tiến bộ khoa học - công nghệ mới, những sáng tạo mới, với cách thức tổ chức quản lý hiện đại dựa vào tri thức mới. Sau đó, nhân rộng để tạo bước chuyển biến đột phá trong sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tri thức.

- Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất.

3.3.5. Giải pháp về đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách

Chính sách đất đai:

Tăng cường công tác quản lý nông nghiệp về đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng đất có hiệu quả, phát huy cơ chế thị trường để quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa trên thị trường và trở thành nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Thực hiện giao quyền sử dụng lâu dài đối với đất nông nghiệp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính về quản lý đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Khuyến khích nông dân, nhất là nông dân sản xuất giỏi dồn điền đổi thửa và tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, hạn chế việc chia tách đất đai làm manh mún đất canh tác nông nghiệp.

Thường xuyên thực hiện việc thống kê, theo dõi tình hình sử dụng đất và thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả. Cần có một cơ quan đầu mối quản lý đất đai như quản lý nguồn tài chính công nhằm bảo vệ, đầu tư sử dụng quỹ đất ngày càng hiệu quả và gìn giữ cho các mục đích sử dụng lâu dài trong tương lai. Đặc biệt, tập trung quản lý lại quỹ đất nông lâm trường, đất giao cho các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Chính sách tài chính:

Rà soát, điều chỉnh cơ cấu đầu tư ngân sách, tăng đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo 05 năm sau cao gấp 02 lần 05 năm trước. Triệt để phân cấp thu chi ngân sách cho các địa phương, bao gồm cả cấp huyện và xã; Tiếp tục có cơ chế, chính sách đủ mạnh khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, kể cả huy động vốn ODA, FDI đầu tư vào ngành nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư phát triển cây công nghiệp lâu năm.

Thường xuyên tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư công để kịp thời điều chỉnh cơ cấu đầu tư bám sát hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Thực hiện phương thức quản lý tài chính theo phương pháp khoán ngân sách theo kết quả mục tiêu.

Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro phát sinh trên diện rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách cụ thể khác trong từng thời kỳ.

Thực hiện tốt chính sách miễn giảm các khoản thuế, phí thu từ nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Vận động nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng, quản lý các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống sinh hoạt của cộng đồng, trả phí cho các dịch vụ để phát triển sản xuất và đời sống do tư nhân và kinh tế hợp tác cung cấp.

Chính sách thương mại:

Căn cứ vào cam kết WTO và khả năng ngân sách, từng bước nâng mức hỗ trợ trực tiếp cho nông nghiệp, chuyển từ hỗ trợ thu mua nông sản sang đầu tư khuyến nông, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, phát triển tiếp thị, xây dựng hệ thống phân phối, dành một phần phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Tuân thủ các cam kết của Việt Nam với WTO và các tổ chức quốc tế khác. Tiến hành các đàm phán về kỹ thuật song phương (thú y, bảo vệ thực vật…) với các đối tác để tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường. Tổ chức thông báo rộng rãi và tích cực hỗ trợ cho người sản xuất kinh doanh theo sát lộ trình thực hiện cam kết quốc tế. Chủ động chuẩn bị cho việc áp dụng cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hệ Thống phân phối hàng hóa, tham gia cung cấp dịch vụ cho nông nghiệp nông thôn.

Ban hành các chính sách quy định sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Đối với các chính sách thương mại liên quan đến việc điều hành xuất nhập khẩu những mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp chiến lược, có thể làm thay đổi giá cả trên thị trường thế giới

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp tỉnh bình phước, thực trạng và định hướng (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)