Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu câycông nghiệp tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp tỉnh bình phước, thực trạng và định hướng (Trang 93)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu câycông nghiệp tỉnh Bình Phước

2.3.2.1. Những kết quả đạt được

Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói chung và cơ cấu cây công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã mang lại nhiều kết quả khả quan:

- Về hiệu quả đầu tư vốn và hiệu quả sử dụng đất đai:

Việc chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng phát triển mạnh và mở rộng diện tích trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh nhà, nâng cao mức sống và thu nhập của người nông dân. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư vốn trong sản xuất nông nghiệp do cơ cấu cây trồng mới mang lại khá cao, đảm bảo giá trị sử dụng đất và giá trị kinh tế cao hơn cơ cấu cây trồng cũ.

Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến nay, do giá mủ cao su trên thị trường trong nước cũng như giá cao su xuất khẩu không ngừng tăng, và vốn đầu tư ban đầu cũng như công chăm sóc loại cây trồng này thấp hơn các cây trồng khác nên lợi nhuận do cây cao su mang lại khá cao. Một ha cao su mang lại cho người nông dân nguồn thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng/năm, nếu trừ chi phí đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chi phí thuê mướn lao động thì người trồng cao su có thể thu được lợi nhuận khoảng 40 đến 60 triệu đồng/năm. Nhờ vậy, mức sống của người trồng cao su được nâng lên đáng kể.

Do trồng cây cao su có lợi hơn so với các cây trồng khác, không những đem lại thu nhập cao cho người sản xuất mà còn góp phần tăng lợi ích xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc... nên tỉnh đã chủ trương chuyển đổi một số diện tích rừng nghèo kiệt sang phát triển cây cao su. Nếu những diện tích rừng này được dùng để canh tác các loại cây khác như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày hoặc cà phê, hồ tiêu... thì hiệu quả sản xuất sẽ không cao, lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn rất nhiều lần so với việc trồng cây cao su vì những loại cây này đòi hỏi khá cao về điều kiện tự nhiên, khí hậu , vốn đầu tư và cần nhiều công chăm sóc.

Từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã giao 8.916 ha rừng được chuyển đổi (phần lớn là những diện tích rừng thuộc vùng đệm VQG Cát Tiên) cho 120 doanh nghiệp để trồng cây cao su. Sau khi tận thu lâm sản, hầu hết các dự án trồng cao su còn đang trong giai đoạn hoàn chỉnh các thủ tục nên mới chỉ có khoảng 2.500 ha cao su được trồng trên diện tích rừng nghèo kiệt

được chuyển đổi. Tuy nhiên, việc chuyển đổi phần lớn diện tích rừng đầu nguồn cũng đem lại nhiều hệ lụy như: làm thu hẹp diện tích rừng, suy giảm hệ tài nguyên đa dạng sinh học, suy thoái môi trường ở từng địa phương và mất cân bằng sinh thái khu vực trong một thời gian dài. Do đó, các cơ quan chức năng của tỉnh và Trung ương cần xem xét cẩn thận, có kế hoạch chuyển đổi hợp lý và cụ thể, đồng thời phải đảm bảo việc chuyển đổi được thực hiện một cách nghiêm túc và phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo cho việc chuyển đổi diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao, không gây hại cho hệ sinh thái rừng.

Ngoài ra, việc trồng xen canh cây ca cao trong vườn điều cũng góp phần năng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Trồng xen canh 600 – 800 cây ca cao/01 ha điều với năng suất bình quân đạt từ 1 – 1,5 tấn/ ha đã mang lại thêm cho người nông dân nguồn thu nhập từ 60 – 80 triệu đồng/ năm. Như vậy, ngoài việc tăng thu nhập từ sản lượng ca cao thì sản lượng từ vườn điều cũng được đảm bảo và đưa tổng thu nhập của người trồng điều sau khi trồng xen ca cao lên mức 1000 – 110 triệu/ha/năm. Hiện nay, trong phạm vi toàn tỉnh có hơn 1.300 ha ca cao được trồng xen canh trong các vườn điều và đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, cũng như góp phần đảm bảo diện tích và sản lượng điều của tỉnh.

- Về giá trị sản lượng sản phẩm cây công nghiệp/ha đất canh tác:

Giá trị sản lượng bình quân của các cây công nghiệp trên 1 ha đất canh tác tăng nhanh, nhất là từ năm 2009 đến nay.

Nếu như vào năm 2000, giá trị sản lượng bình quân các cây công nghiệp của tỉnh chỉ ở mức 8,01 triệu đồng/ha thì đến năm 2005 đã tăng lên 16,60 triệu đồng/ha và đạt mức 25,03 triệu đồng/ha vào năm 2009. Từ sau năm 2009 đến nay, giá trị sản lượng bình quân của nhóm cây trồng này tăng lên nhanh chóng do việc chuyển đổi phần lớn diện tích cây công nghiệp hàng năm, cây điều, hồ tiêu, cà phê, cây ăn quả và một số diện tích rừng nghèo kiệt sang canh tác cao su. Đến thời điểm cuối năm 2011, giá trị sản lượng bình quân cây công nghiệp của tỉnh khá cao, đạt 50,42 triệu đồng/ha.

Bảng 2.20. Giá trị sản lượng cây công nghiệp giai đoạn 2000 – 2011

Đơn vị: Triệu đồng/ha

Năm 2000 2005 2009 2011

Cây CNHN 5,26 5,96 9,91 12,17

Cây CNLN 6,96 16,76 21,44 50,42

Nguồn: Tính toán theo Niên giám Thống kê tỉnh Bình Phước

Giá trị sản lượng bình quân của các nhóm cây công nghiệp cũng gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2000 – 2011, trong đó nhóm cây công nghiệp lâu năm có tốc độ gia tăng mạnh nhất. Trong thời gian này, giá trị sản lượng bình quân của nhóm cây công nghiệp lâu năm tăng 7,2 lần, từ 6,96 triệu đồng/ha ở năm 2000 tăng vọt lên 50,42 triệu đồng/ha vào năm 2011. Giá trị sản lượng bình quân của nhóm cây công nghiệp hàng năm cũng tăng đáng kể, tăng 2,3 lần trong 11 năm, từ 5,26 triệu đồng/ha tăng lên 12,17 triệu đồng/ha. Những điều này cho thấy cơ cấu cây công nghiệp của tỉnh đang dần chuyển dịch đúng hướng và cơ cấu cây trồng hiện tại đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cơ cấu cây trồng trước đó.

- Về giá trị sản xuất:

Giá trị sản xuất cây công nghiệp của tỉnh tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2011. Theo giá so sánh năm 1994, giá trị sản xuất của các cây công nghiệp tăng 3,3 lần với giá trị tăng thêm là 2.379.946 triệu đồng (tăng từ 1.031.005 triệu đồng lên 3.410.951 triệu đồng). Trong khi đó, theo giá thực tế, giá trị sản xuất của các cây trồng này tăng khá nhanh, tăng 14,6 lần với tốc độ tăng bình quân 27,6%/năm. Nếu vào năm 2000, giá trị sản xuất cây công nghiệp theo giá thực tế của tỉnh chỉ ở mức khoảng 1.306.928 triệu đồng thì đến năm 2011 giá trị này đã tăng lên đến 19.081.819 triệu đồng, tăng 17.774 triệu đồng so với năm 2000.

Bảng 2.21. Giá trị sản xuất cây công nghiệp theo giá so sánh 1994

Năm Tổng số Cây CNHN Cây CNLN

Giá trị SX (triệu đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị SX (triệu đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị SX (triệu đồng) Tỉ lệ (%) 2000 1.031.005 100 21.234 2,06 1.009.771 97,94 2005 2.168.560 100 20.015 0,93 2.148.545 99,07 2008 2.924.264 100 8.887 0,30 2.915.377 99,70 2011 3.410.951 100 5.929 0,17 3.405.022 99,83

Trong cơ cấu giá trị sản xuất của nhóm cây công nghiệp, giá trị sản xuất của nhóm cây công nghiệp lâu năm luôn chiếm tỉ lệ rất lớn, dao động ở mức 98 – 99% và tăng khá nhanh trong giai đoạn 2000 – 2011. Năm 2000, giá trị sản xuất của nhóm cây trồng này là 1.282.074 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 19.066.926 triệu đồng và chiếm 99,9% tổng giá trị sản xuất cây công nghiệp của tỉnh.

Ngược lại, giá trị sản xuất của nhóm cây công nghiệp hàng năm chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất cây công nghiệp của tỉnh, chỉ dao động ở mức 1,9 – 0,1% và đang có chiều hướng giảm nhanh trong những năm gần đây. Giá trị sản xuất của các cây trồng này giảm 1,8% trong vòng 11 năm, từ 24.854 triệu đồng (chiếm 1,9% tổng giá trị sản xuất cây công nghiệp) ở năm 2000 giảm xuống chỉ còn 14.893 triệu đồng vào năm 2011 và chỉ còn chiếm khoảng 0,1% trong giá trị sản xuất cây công nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất của nhóm cây công nghiệp hàng năm giảm mạnh là do phần lớn diện tích của nhóm cây trồng này được chuyển sang phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Ngoài ra, do những cây này chủ yếu được trồng xen canh trong các vườn cây lâu năm chưa khép tán nên từ năm 2004 trở lại đây diện tích các vườn cây khép tán tăng lên đã góp phần làm giảm đáng kể diện tích và giá trị sản xuất của các cây trồng này.

Bảng 2.22. Giá trị sản xuất cây công nghiệp theo giá thực tế

Năm Tổng số Cây CNHN Cây CNLN

Giá trị SX (triệu đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị SX (triệu đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị SX (triệu đồng) Tỉ lệ (%) 2000 1.306.928 100 24.854 1,90 1.282.074 98,10 2005 3.993.145 100 23.104 0,58 3.970.041 99,42 2008 8.447.775 100 15.740 0,19 8.432.035 99,81 2011 19.081.819 100 14.893 0,10 19.066.926 99,90

Nguồn: Tính toán theo Niên giám Thống kê tỉnh Bình Phước

- Về năng suất lao động:

Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh không chỉ mang lại hiệu quả cao về mức thu nhập bình quân trên mỗi ha đất, về giá trị sản xuất của các loại cây trồng,

hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả đầu tư vốn mà còn tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người dân trong tỉnh và góp phần đáng kể trong công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh.

Trong giai đoạn 2000 – 2011, năng suất lao động trong ngành sản xuất cây công nghiệp của tỉnh tăng nhanh và cơ cấu cây trồng mới bước đầu đã mang lại kết quả khả quan. Năm 2000, năng suất lao động ngành sản xuất cây công nghiệp của tỉnh khá thấp, chỉ khoảng 4,83 triệu đồng/lao động. Như vậy có thể thấy, hiệu quả của cơ cấu cây trồng trong thời gian này chưa phát huy được các lợi thế về mặt tự nhiên của tỉnh, cũng như chưa đem lại nhiều lợi nhuận cho người nông dân.

Trong 5 năm tiếp đó, năng suất lao động trong ngành này có chiều hướng tăng lên rõ rệt với năng suất ở năm 2005 đạt 13,44 triệu đồng/lao động, tăng gần 2,8 lần so với năm 2000. Từ sau năm 2005 đến nay, do giá cả các loại nông sản tăng cao hơn so với các thời điểm trước và do công tác quy hoạch phát triển cây công nghiệp của tỉnh được triển khai khá hiệu quả, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tăng diện tích cây cao su, tăng vừa phải diện tích điều (tuy nhiên từ năm 2009 đến nay tỉnh đã chủ trương chuyển một phần diện tích trồng điều sang sản xuất cây cao su) và giảm diện tích cây các công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,... Những điều này đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, nhờ vậy năng suất lao động trong ngành sản xuất cây công nghiệp của tỉnh tăng rất nhanh. Đến năm 2011, năng suất lao động của ngành sản xuất cây công nghiệp đạt 50,40 triệu đồng/lao động, tăng 3,07% so với năm 2005.

Bảng 2.23. Năng suất lao động nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2011 Năm NSLĐ ngành trồng trọt

(triệu đồng/lao động)

NSLĐ trong SX cây CN (triệu đồng/lao động)

Tỉ lệ (%)

2000 6,02 4,83 80,23

2005 15,0 13,44 89,60

2009 26,84 23,38 87,11

2011 58,70 54,40 92,67

Nguồn: Tính toán theo Niên giám Thống kê tỉnh Bình Phước

Như vậy có thể thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước khá hiệu quả, hiệu quả kinh tế mà nó mang lại khá lớn: năng suất và sản lượng cây trồng không ngừng tăng, tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nói chung và của

ngành sản xuất cây công nghiệp nói riêng cũng tăng đáng kể, lợi nhuận do cơ cấu cây trồng mới ở mỗi giai đoạn đem lại luôn cao hơn sao với cơ cấu cây trồng trước đó. Nhờ vậy, thu nhập của người nông dân trong tỉnh cũng được nâng cao, nhiều hộ nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Nếu như ở năm 1997, thu nhập bình quân theo đầu người của tỉnh chỉ khoảng 2,48 triệu đồng/người/năm thì vào năm 2005 thu nhập bình quân đã tăng lên 7,52 triệu đồng/người/năm và đạt 27,42 triệu đồng/người/năm ở năm 2011, tăng gần 11,10 lần trong toàn giai đoạn.

2.3.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù quá trình chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp của tỉnh bước đầu đã đạt những thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế sau:

Thứ nhất, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh còn mang tính tự phát, không theo đúng quy hoạch. Điều này đã dẫn đến tình trạng chặt – trồng, trồng – chặt từ cây này đến cây kia cứ lặp đi lặp lại, gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân và ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh.

Thứ hai, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào trong chăm sóc cây trồng, công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ giữa các huyện, thị trong tỉnh nên chất lượng sản phẩm các cây công nghiệp chưa cao và không đồng đều giữa các địa phương.

Thứ ba, năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất của các cây công nghiệp chủ lực vẫn

còn nhiều biến động theo hướng tăng giảm không liên tục. Năng suất của một vài cây trồng có diện tích lớn như cà phê, tiêu có chiều hướng giảm. Thêm vào đó, với những diễn biến bất thường của thời tiết và sự gia tăng của sâu bệnh trong những năm gần đây đã làm cho năng suất các cây công nghiệp giảm đáng kể, sản lượng nông sản thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sản xuất của các vùng chuyên canh cây trồng chủ lực của tỉnh.

Thứ tư,nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn thấp; các công trình về cơ sở hạ tầng ở các vùng trọng điểm sản xuất, cung cấp nguồn các sản phẩm còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp của tỉnh nói riêng và của toàn vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng tự phát là do hoạt động của công tác khuyến nông chưa thật sự hiệu quả. Mặc dù các cấp lãnh đạo tỉnh đã ban hành nhiều văn bản định hướng, hướng dẫn phát triển quy mô diện tích của mỗi loại cây trồng ở từng giai đoạn cụ thể, nhưng trong thực tế hầu như phần lớn các chủ vườn, trang trại ít có người được khuyến cáo và hướng dẫn, cũng như dự báo nên trồng cây gì cho phù hợp với điều kiện đất đai, mức độ tiêu thụ, giá cả và xu hướng sau này. Do đó, họ tự phát trồng các cây theo ý mình dựa trên việc nghe ngóng thị trường đang thiếu những loại nông sản gì, những loại cây nào có giá cả cao, thu nhiều lợi nhuận... Tuy nhiên vẫn có nhiều người nông dân dù đã được khuyến cáo, cảnh báo rủi ro nhưng vẫn chạy theo lợi nhuận trước mắt, tự ý chuyển đổi cây trồng. Thêm vào đó, vẫn chưa có sự gắn kết giữa người nông dân và nhà doanh nghiệp và có rất ít hợp đồng bao tiêu sản phẩm được ký kết giữa các doanh nghiệp và nông dân, vì vậy nên khi giá cả các mặt hàng nông sản có sự biến động, người nông dân lại đổ xô chặt bỏ cây trồng hiện tại để chuyển sang phát triển các loại cây khác đang có giá cao trên thị trường, khiến cho diện tích các loại cây này biến động bất thường.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp tỉnh bình phước, thực trạng và định hướng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)