L ỜI CẢM ƠN
6. Cấu trúc của đề tài
2.2.3. Nhân tố kinh tế xã hội
2.2.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Dân số Bình Phước có sự phát triển khá nhanh về quy mô và có sự thay đổi về cơ cấu. Theo số liệu thống kê của cục Thống kê tỉnh Bình Phước, đến ngày 31/12/2011 dân số của tỉnh là 915,006 người, mật độ dân số là 132 người/km2. Tỉ suất tăng dân số tự nhiên có xu hướng ngày càng giảm do ảnh hưởng của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Năm 2002, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 5,23%, năm 2004 là 2,78% và đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn 1,3%. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của khu vực nông thôn cao hơn thành thị. Bên cạnh đó, tỉ lệ gia tăng cơ giới giảm mạnh (giảm 71,25%0) từ 117,17%0 năm 1996 xuống còn 45,92%0năm 2009, số người nhập cư giảm 31.108 người. Nguyên nhân chủ yếu là do thời kì 2004 – 2009, việc quản lý đất đai chặt chẽ hơn, việc phá rừng làm rẫy bị nghiêm cấm nên làn sóng di dân tự do vào tỉnh đã giảm rõ rệt.
Dân cư Bình Phước phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các huyện, thị trong tỉnh, tập trung đông đúc ở 3 thị xã, trong đó đông nhất là thị xã Đồng Xoài (mật độ 507 người/km2), kế đến là thị xã Bình Long (mật độ 453 người/km2) và thị xã Phước Long (mật độ 392 người/km2). Ngược lại, các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập và Đồng Phú lại có dân cư khá thưa thớt, mật độ dân số thấp nhất tỉnh với khoảng 90 – 92 người/km2. Phần lớn dân cư của tỉnh sinh sống ở khu vực nông thôn (chiếm trên 80% dân số toàn tỉnh) nên tỉ lệ dân thành thị chưa cao, dưới 20% tổng số dân năm 2010.
Bảng 2.4. Dân số và mật độ dân số tỉnh Bình Phước năm 2010 Dân số trung bình (nghìn người) Mật độ dân số (người\km2) Tổng số 893,353 130 TX Đồng Xoài 84,945 507 H. Đồng Phú 86,017 92 TX Phước Long 46,543 392 H. Bù Gia Mập 158,553 91 H. Lộc Ninh 110,777 130 H. Bù Đốp 52,003 138 H. Bù Đăng 135,646 90 TX Bình Long 57,199 453 H. Hớn Quản 67,330 173 H. Chơn Thành 67,330 173
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Phước, 2010
Tỉnh Bình Phước có 29 dân tộc cùng sinh sống, trong đó chiếm đa số là dân tộc Kinh. Năm 2010, dân tộc Kinh chiếm đến 80,28% dân số của tỉnh với 724.680 người (dân số toàn tỉnh năm 2010 là 902.646 người). Các dân tộc khác chiếm 19,72% với 177.966 người, trong đó dân tộc Xtiêng có số lượng đông nhất là 84.425 người (chiếm 9,35% dân số), tiếp đến là dân tộc Tày (24.000 người) và dân tộc Nùng (23.969 người) cùng chiếm khoảng 2,66% dân số. Ngoài ra còn có một số dân tộc ít người khác như: Mnông, Khơ me, Hoa, Chăm, Mường,...
Với cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động của tỉnh tương đối dồi dào. Nhóm tuổi dưới 15 tuổi có xu hướng ngày càng giảm, từ 39,76% năm 1998 giảm xuống còn 29,18% vào năm
2010. Điều này cho thấy tỉ lệ sinh của dân số đã giảm rõ rệt, tuy nhiên số trẻ em vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số dân của tỉnh. Mặc dù đây sẽ là nguồn cung cấp lực lượng lao động khá dồi dào trong tương lại nhưng đòi hỏi cần có sự đầu tư nhiều trong việc nuôi dưỡng, giảng dạy và đào tạo ở hiện tại. Nhóm tuổi 15 đến 64 tuổi chiếm tỉ trọng khá cao và hiện đang có xu hướng tăng lên, cung cấp lực lượng lao động cho các ngành kinh tế trong đó có nông nghiệp, nhưng mặt khác cũng tạo ra nhiều vấn đề nan giải trong giải quyết việc làm để có thể tận dụng hết nguồn lao động quý giá này. Nhóm tuổi trên 65 tuổi của tỉnh chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số dân và tăng không đáng kể. Tuy nhiên, mặc dù nhóm tuổi này thay đổi không đáng kể nhưng số lượng người già lại tăng tương đối nhiều, đặt ra vấn đề nan giải trong việc chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng và chi phí phúc lợi cho người già.
Năm 2007, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 401.000 người, trong đó lao động trong khu vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 74,5%. Đến năm 2009, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh tăng lên 497.900 người, chiếm 56,9% dân số, tuy nhiên lao động trong khu vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp lại có chiều hướng giảm, chỉ còn chiếm 69,8% tổng lao động. Trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp, lao động hoạt động trong sản xuất nông nghiệp chiếm 99,5%, lâm nghiệp chiếm 0,07%, ngư nghiệp chiến 0,43%. Năm 2010, Bình Phước có khoảng 516.700 người trong độ tuổi lao động tham gia các ngành kinh tế, chiếm 57,8% dân số, trong đó lao động trong khu vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 69,6%.
Nhìn chung, Bình Phước có nguồn lao động khá dồi dào, lại tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp. Bên cạnh đó, người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong việc trồng các loại cây công nghiệp lâu năm và có đức tính cần cù, chịu khó. Điều này giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp diễn ra thuận lợi hơn, đáp ứng các nhu cầu về lao động trong việc phát triển nhóm cây này. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động của tỉnh chưa cao.
Năm 2009, trong nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên có đến 89,33% (cả nước 86,7%) không có trình độ chuyên môn kĩ thuật (đào tạo được cấp bằng hoặc chứng chỉ), số người có trình độ chuyên môn kĩ thuật từ sơ cấp đến trên đại học chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ khoảng 10,67% (cả nước là 13,3%), số người có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ 2,09% (cả nước là 4,4%). Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại đối với sự phát triển theo hướng bền vững của ngành nông nghiệp Bình Phước nói chung và việc đẩy mạnh phát triển, cũng
như chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp của tỉnh nói riêng, trong điều kiện lượng cung lao động rất dồi dào nhưng lao động có tay nghề và chuyên môn kĩ thuật cao lại quá thiếu.
2.2.3.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng:
- Giao thông vận tải:
Bình Phước nằm ở vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí quan trọng về giao thông vận tải với hai quốc lộ 13 và quốc lộ 14 – đường Hồ Chí Minh chạy qua. Các tuyến giao thông này nối Bình Phước với TP. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và với vùng Đông Bắc Campuchia. Đây là điều kiện thuận lợi để Bình Phước giao lưu phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, trao đổi khoa học công nghệ với các tỉnh, thành phố trong cả nước và là lợi thế để phát triển kinh tế thương mại vùng biên giới với nước bạn Campuchia. Riêng đối với ngành trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm, đây sẽ là điều kiện để Bình Phước mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm cây công nghiệp, cũng như tiếp thu và áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và góp phần nâng cao giá trị sản phẩm của nhóm cây này.
Hai tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh đó là:
Quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh: tổng chiều dài của tuyến đường Hồ Chí Minh là 3.167 km, trong đó tuyến chính dài 2.667 km và tuyến nhánh dài 500 km. Đây là tuyến đường thứ hai chạy dọc đất nước, gần như song song với quốc lộ 1A, theo phía tây từ Hà Nội – Hòa Bình – Thanh Hóa – Kon Tum – Gia Lai – Đăk Lăk – Đăk Nông – Bình Phước. Trong tương lai, đường Hồ Chí Minh sẽ được nối tiếp lên Cao Bằng ở phía Bắc và xuống tận Cà Mau ở phía Nam. Tuyến đường này được xây dựng trên cơ sở nâng cấp mở rộng một số tỉnh lộ và quốc lộ, cũng như làm mới một số đoạn. Trên địa bàn Bình Phước, đường Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là quốc lộ 14, chạy xuyên dọc từ đông bắc xuống tây nam, qua thị trấn Đức Phong (huyện Bù Đăng) xuống ngã tư thị xã Đồng Xoài và đến thị trấn Chơn Thành (huyện Chơn Thành), với chiều dài khoảng 120km. Đây là một trong những tuyến giao thông quan trọng của cả nước nói chung và của Bình Phước nói riêng.
Quốc lộ 13: tuyến đường này bắt đầu ở Vĩnh Bình (thành phố Hồ Chí Minh) qua Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Bến Cát (tỉnh Bình Dương), Chơn Thành, Hớn Quản, Bình Long đến cửa khẩu Hoa Lư huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) với tổng chiều dài là 142 km. Quốc lộ 13 giao nhau với quốc lộ 14 tại huyện Chơn Thành. Đoạn đi qua tỉnh Bình Phước dài khoảng
80 km theo hướng bắc – nam. Đây là một trong những con đường huyết mạch quan trọng của hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Bên cạnh hai tuyến đường quốc lộ huyết mạch nói trên, Bình Phước còn có tuyến giao thông liên tỉnh là đường ĐT 741. Tuyến đường này xuất phát từ huyện Bù Gia Mập, đi qua thị xã Phước Long, ngã tư thị xã Đồng Xoài, huyện Đồng Phú và nối với huyện Phú Giáo của tỉnh Bình Dương. Đường ĐT 741 không chỉ giữ vai trò nối liền các huyện thị phía bắc với các huyện thị phía nam của tỉnh Bình Phước, mà đây còn là tuyến giao thông quan trọng của nhiều tỉnh trong vùng và nhiều tỉnh của các vùng khác trong nước. Hàng ngày, các phương tiện giao thông qua lại thường xuyên với lưu lượng xe cộ khá đông, chủ yếu là từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc và ngược lại. Ngoài ra còn có một số tuyến đường tỉnh lộ khá quan trọng nữa như ĐT 756, ĐT 750, ĐT 749, ĐT 748,... Trong tương lai, tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh từ ga Đồng Tâm kéo dài đến biên giới Campuchia sẽ được khôi phục lại và tuyến đường sắt Chơn Thành – Gia Nghĩa được mở thêm và nâng cấp, song song đó là xây dựng lại sân bay Bình Phước sẽ mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển mạnh mẽ theo hướng hội nhập liên vùng.
Nói chung, hệ thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước khá phát triển, đã phủ khắp từ trung tâm tỉnh là thị xã Đồng Xoài đến trung tâm các huyện và liên kết giữa các huyện với nhau; 100% số xã đã có đường giao thông được nhựa hóa đến trung tâm xã, đảm bảo giao thông thuận tiện. Tuy nhiên, tỉ lệ nhựa hóa của hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh còn thấp, chỉ mới chiếm 26,3%, trong đó chủ yếu là đường quốc lộ và tỉnh lộ, còn đường huyện và đường xã thì tỉ lệ nhựa hóa thấp (nhất là đường xã); chất lượng đường còn hạn chế, phổ biến là đường sỏi đá, đã và đang xuống cấp, ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của dân cư cũng như các phương tiện giao thông, gây khó khăn trong việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong tỉnh. Do vậy, trong thời gian tới cần đầu tư hơn nữa cho xây dựng mạng lưới giao thông, chú trọng đến việc kết nối giao thông liên hoàn giữa các địa phương trong tỉnh và với các tỉnh lân cận.
- Các yếu tố cơ sở hạ tầng khác:Bên cạnh mạng lưới đường giao thông, các yếu tố cơ sở hạ tầng khác như: điện, nước, bưu chính viễn thông,... cũng khá phát triển. Hiện tại, tỉnh Bình Phước có 3 nhà máy thủy điện lớn và một số thủy điện nhỏ, đó là: nhà máy thủy điện Thác Mơ – công suất 150MW, thủy điện Cần Đơn – công suất 72MW và thủy điện Srok Phú Miêng – công suất 66MW. Lưới điện truyền tải có các đường dây 500KV, 220KV, 110KV và các đường dây trung hạ thế phủ khắp toàn tỉnh với hơn 5.000km đường điện đảm bảo đáp
ứng đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Mạng lưới bưu chính viễn thông đã được đầu tư đến địa bàn xã, phường đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc quốc tế, truyền dẫn thông tin kĩ thuật số. Sóng điện thoại di động được phủ hầu hết trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới truyền dẫn cáp quang được truyền dẫn đến hầu hết các trạm viễn thông ở các xã trên địa bàn huyện.
Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Bình Phước thời gian qua đã được chú trọng phát triển, góp phần phục vụ khá tốt cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp nói chung (về đi lại, vận chuyển lao động, hàng hóa, nhu cầu điện, cấp thoát nước, trao đổi mua bán hàng hóa...) và yêu cầu về cơ sở vật chất để phát triển cây công nghiệp nói riêng (cung cấp nước tưới, vận chuyển nông phẩm, cung cấp thông tin giá cả nông sản...). Tuy nhiên, nếu so sánh với các tỉnh thành trong vùng ĐNB thì cơ sở hạ tầng của tỉnh còn kém phát triển, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, gây khó khăn không ít cho vấn đề phát triển và chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp.
Cơ sở vật chất kĩ thuật:
- Hệ thống thủy lợi:
Tính đến năm 2008, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 53 công trình thủy lợi, trong đó có 08 đập dâng, 44 hồ chứa và 01 trạm bơm, với tổng năng lực thiết kế tưới cho 6.185 ha diện tích đất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho thị xã Đồng Xoài cùng một số thị trấn, xã, một số nông trường, trang trại với công suất là 82.817 m3
\ngày đêm. Bên cạnh đó còn có nhiều đập tạm ngăn nước do dân tự làm và nhiều trạm bơm dầu nhỏ lẻ của dân đầu tư nhằm phục vụ tưới cây công nghiệp.
Hệ thống kênh mương được xây dựng khá đồng bộ. Toàn tỉnh hiện có 101,77 km kênh mương các loại, trong đó có 80,81 km kênh đã được xây dựng kiên cố và 20,96 km còn lại là kênh đất. Tuy nhiên, một số tuyến kênh do được xây dựng từ lâu nên đã bị xuống cấp như: kênh tưới hồ Suối Giai, kênh tưới hồ Bình Hà, kênh tưới hồ Tà Te và kênh tưới hồ An Khương. Các tuyến kênh này cần sớm được đầu tư sửa chữa, nâng cấp mới phát huy hiệu quả. Ngoài ra, các tuyến kênh đất cũng bị sạt lở nhiều do người dân đào kênh để lấy nước nhiều nơi, không có sự kiểm soát nên khả năng tưới không đồng đều, làm ảnh hưởng đến năng lực công trình.
Do số lượng các công trình thủy lợi của tỉnh còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao (đặc biệt là vào mùa khô) nên việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh là vô cùng cần thiết, sẽ góp phần đưa cơ
cấu cây công nghiệp của tỉnh chuyển dịch đúng hướng, tạo đà cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển bền vững theo hướng hiện đại.
- Mạng lưới các cơ sở chế biến nông sản:
Nhìn chung, số lượng các cơ sở chế biến nông sản của tỉnh chưa nhiều, phần lớn là các điểm công nghiệp với quy mô rất nhỏ bé, manh mún, phục vụ sơ chế sản phẩm nông nghiệp là chủ yếu.
Các cơ sở công nghiệp chế biến phân bố rải rác khắp tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Chơn Thành (sơ chế mủ cao su, sản xuất gỗ dân dụng, chế biến hoa quả,...), Đồng Phú (sơ chế mủ cao su, phân bón nông nghiệp, sản xuất hạt điều, chế biến tinh dầu), Thị xã Đồng Xoài (chế biến hạt điều, hoa quả khô), Bù Đăng (phân bón nông nghiệp, hạt điều nhân),...
- Tình hình cơ giới hóa trong nông nghiệp:
Bình Phước đã và đang chú trọng thực hiện chương trình cơ giới hóa nông nghiệp nhằm giảm nhẹ sức người, tăng năng suất lao động, đảm bảo thời vụ gieo trồng... Hiện tại, máy móc đã được sử dụng trong nhiều khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là trong khâu làm đất (cao su 100%, điều 80%, tiêu 95%), tỷ lệ các hộ trồng lúa có sử dụng máy xạ hàng khoảng 60%, gặt đập bằng máy khoảng 70%, phun thuốc diệt cỏ bảo vệ thực vật bằng máy trên 80%, vận chuyển vật tư nông nghiệp và nông sản đạt 100%,...
Những năm qua, số lượng máy kéo và máy nông nghiệp của tỉnh tăng đáng kể. Năm 2008, Dự án khuyến nông – lâm – ngư đã trang bị cho các hộ nông dân trong dự án 125 máy tuốt tiêu, 225 bình xịt thuốc, 820 máy phát cỏ, 730 máy xịt thuốc,... góp phần gia tăng tỉ lệ cơ