Thực trạng chuyển dịch cơ cấu câycông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp tỉnh bình phước, thực trạng và định hướng (Trang 41 - 45)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc của đề tài

1.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu câycông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là một khu vực nằm ở phía đông nam của tổ quốc, bao gồm 6 tỉnh và thành phố là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước. Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp như: đất đai phần lớn là đồng bằng cao, đất xám bằng phẳng liền kề với vùng đồi badan lượn sóng, nguồn lao động khá dồi dào, có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp và nhiều chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài để phát triển các loại cây chủ lực. Các cây trồng chính của vùng là cao su, cà phê, tiêu, điều. Chỉ tính riêng cây cao su, Đông Nam Bộ đã chiếm gần 70% diện tích và 90% sản lượng cao su của cả nước, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai.

Bảng 1.1. Biến động diện tích một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 1996 - 2011

Đơn vị: ha

Cao su Điều Cà phê Hồ tiêu

1996 188.047 135.300 34.285 3.960

2000 282.766 134.692 70.213 14.643 2004 305.403 208.199 46.639 32.697 2007 345.700 256.100 34.200 25.300 2009 411.400 231.600 38.900 25.500 2011 444.500 222.800 40.100 26.500 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ thời Pháp thuộc. Thực dân Pháp bắt đầu trồng cây cao su trên diện rộng từ năm 1914 và đến năm 1940 diện tích gieo trồng đã đạt 70.637 ha với sản lượng khoảng 52.000 tấn. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, diện tích cây cao su của vùng bị giảm mạnh, chỉ còn 60.000 ha cho sản phẩm. Trong đó, diện tích cao su già cỗi và không đảm bảo năng suất mủ chiếm tỉ lệ khá lớn. Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư và tổ chức lại việc trồng cũng như chế biến sản phẩm cây cao su, coi cao su là cây trồng chủ lực trong hệ thống cơ cấu cây trồng. Nhờ vậy, chỉ trong giai đoạn 1980 – 1990, diện tích trồng cao su đã tăng đáng kể, tăng đến 144% và sản lượng tăng 140%. Diện tích trồng cây cao su của vùng từ những năm đầu thập kỉ 90 đên nay tăng liên tục. Diện tích cao su qua các năm 2005, 2007 và 2011 tương ứng là 325.200 ha, 354.700 ha và 444.500 ha. Diện tích trồng cao su của vùng chiếm khoảng 65,2% diện tích cao su của cả nước trong giai đoạn này. Qua đó có thể thấy, cây cao su đã thực sự trở thành cây trồng chủ lực và là sản phẩm chuyên môn hóa chính của Đông Nam Bộ. Hiện nay, cây cao su đang được đầu tư phát triển theo chiều sâu, nhiều giống cao su mới có khả năng kháng được sâu bệnh và cho năng suất cao được đưa vào thay thế cho những giống cao su năng suất thấp; những vườn cao su già cỗi được thay thế bằng giống cao su của Malaysia có năng suất cao gấp 1,5 – 2 lần. Như vậy, sản lượng cao su của cả nước nói chung và của Đông Nam Bộ nói riêng trong những thập niên tới sẽ tăng lên đáng kể.

Hiện tại, cả nước đang có trên 500 nghìn ha trồng cà phê, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ở Đông Nam Bộ, cà phê được trồng chủ yếu tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai. Các giống cà phê của vùng này chủ yếu là cà phê Rosbusta, cà phê Arabica chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích. Diện tích cà phê ở Đông Nam Bộ tăng nhanh từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi mà giá cà phê thế giới tăng cao và người nông dân ồ ạt chuyển sang trồng loại cây này. Hiện nay, diện tích cà phê đang dần già cỗi, phần lớn diện tích cà phê được trồng không đúng quy cách, chăm sóc

không đúng kỹ thuật, nguồn cây giống không đảm bảo, việc sản xuất cà phê còn mang tính nhỏ lẻ và tự phát,... Trước tình hình đó, cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục một cách nhanh chóng những bất cập trên, lúc đó thì ngành trồng cà phê của Đông Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung mới có thể phát triển một cách ổn định và bền vững.

Hồ tiêu là loại cây gia vị có giá trị xuất khẩu cao, được trồng ở các vùng đất badan (từ Quảng Trị trở vào, đến các tỉnh vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số nơi khác ở Đồng bằng sông Cửu Long như tỉnh Kiên Giang và An Giang). Tổng diện tích trồng hồ tiêu tại Việt Nam năm 2004 khoảng 47.667 ha, sản lượng đạt 66.423 tấn, trong đó Đông Nam Bộ chiếm đến 57,6% diện tích và 59,3% sản lượng với 27.479 ha và 39.410 tấn.

Bên cạnh cao su, tiêu và cà phê thì điều cũng là cây công nghiệp chính của Đông Nam Bộ. Do điều là cây trồng không kén đất, dễ trồng và chịu được thời tiết khắc nghiệt nên rất thích hợp với điều kiện của vùng, được trồng chủ yếu trên diện tích đất badan và đất xám. Diện tích điều tập trung ở Đông Nam Bộ lớn nhất cả nước, chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng cả nước. Trong đó, Bình Phước là tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất Đông Nam Bộ và cả nước. Năm 2010, tỉnh Bình Phước chiếm 45% diện tích trồng điều cả nước với hơn 15.000 ha. Trong tương lai, cây điều vẫn sẽ là một trong những cây trồng mang lại thu nhập lớn cho người nông dân, đem về nguồn thu ngoại tệ lớn và góp phần làm tăng giá trị cho ngành nông nghiệp của vùng.

Tiểu kết chương 1

Cây công nghiệp là những loại cây cho sản phẩm chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Theo thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây công nghiệp được chia làm 2 nhóm: nhóm cây công nghiệp hàng năm (thuốc lá, đậu tương, bông, mía, đay, cói, dâu tằm,...) và nhóm cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều, ca cao,...), trong đó nhóm cây công nghiệp lâu năm giữ vai trò quan trọng nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp nói riêng là một quá trình tất yếu khách quan. Quá trình này chịu sự tác động của hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên (bao gồm các yếu tố: vị trí địa lí, đất đai, khí hậu, hệ cây trồng,...) và nhóm nhân tố kinh tế - xã hội (bao gồm: dân số và nguồn lao động, vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, cơ sở hạ tầng,..). Hiệu quả của quá trình

chuyển dịch sẽ được phản ánh quan các tiêu chí như: hiệu quả đầu tư vốn, năng suất đất đai, năng suất lao động, giá trị sản phẩm nông nghiệp/ha đất canh tác...

Ở vùng Đông Nam Bộ, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp diễn ra khá mạnh mẽ với sự gia tăng nhanh chóng về quy mô diện tích của các loại cây công nghiệp lâu năm như: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều... Cơ cấu cây trồng mới này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao, đảm bảo cho ngành nông nghiệp của vùng phát triển bền vững.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY CÔNG

NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp tỉnh bình phước, thực trạng và định hướng (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)