Giải pháp về quản lý tiền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phú (Trang 55 - 56)

- Nguyên nhân khách quan

3.2.2.Giải pháp về quản lý tiền

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSNH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

3.2.2.Giải pháp về quản lý tiền

Ta thấy lượng tiền mặt và cả TGNH của Công ty năm 2013 tăng hơn so với năm 2012. Tuy nhiên về cơ cấu, lượng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng quá nhiều so với TGNH. Nếu ta xét lượng tiền mặtcao và lượng tiền gửi ngân hàng thấp theo tính cần thiết khi cần vốn để thanh toán kịp thời cho khách hàng sẽ tích cực hơn, nhưng xét theo khía cạnh khác thì Công ty đang mất một khoản sinh lời khi đem gửi ngân hàng lấy lãi suất.

Tiền mặt giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời của công ty. Vì vậy, dự trữ lượng tiền mặt tối ưu vừa đảm bảo khả năng thanh toán trong trường hợp cấp thiết vừa tránh mất chi phí cho việc dự trữ tiền. Vì nhu cầu về tiền trong năm của công ty chi nhằm trả người bán, trả thuế cho Nhà nước và các khoản phát sinh trong dự kiến, nên công ty có thể áp dụng mô hình Baumol cho việc xác định dựa trữ tiền mặt tối ưu cho năm kế hoạch.

Giả sử, trong năm nhu cầu về tiền của công ty là 400 triệu đồng nhưng sang năm do ảnh hưởng của lạm phát gia tăng khiến cho nhu cầu về dự trữ tiền mặt của công ty tăng lên là 600 triệu đồng. Công ty dự kiến trong suốt năm hoạt động số tiền chi ra vượt mức thu về hàng tháng là 120 triệu đồng. Chi phí cố định phải trả cho nhà môi giới trong một lần bán chứng khoán là 0,1 triệu đồng với lãi suất hàng năm khi đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn là 8%/năm.

Vậy tổng chi phí tối thiệu cho việc giữ tiền mặt là:

C* = √ = √ = 60 triệu đồng

Ta thấy, để đáp ứng nhu cầu về tiền mặt trong năm lên tới 600 triệu đồng thì công ty phải tốn chi phí ít nhất là 60 triệu đồng. Nếu xét về mặt chi phí cơ hội thì với số tiền này công ty có thể mang đi đầu tư hoặc gửi ngân hạn để hưởng lãi suất.

Sử dụng mô hình Baunmol, giúp công ty so sánh được lợi ích và chi phí của việc dự trữ tiền mặt để có chính sách hợp lý hơn trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt.

Bên cạnh đó, để đạt được mức tiền mặt dự trữ hợp lý công ty có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Xác định được nhu cầu tiền mặt trong kì kinh doanh, và thời gian cần sử dụng. Để làm được điều này công ty cần nắm rõ quy luật thu – chi, luồng tiền vào – ra trong kỳ, cũng như có sự quan sát, theo dõi thường xuyên.

Công ty nên rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt nhằm tăng lợi nhuận, bằng cách giảm thời gian thu nợ từ khách hàng và kéo dài thời gian chiếm dụng vốn của nhà cung cấp nhưng vẫn đảm bảo uy tín của công ty đối với các nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phú (Trang 55 - 56)