Cơ cấu hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phú (Trang 35 - 39)

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng hàng tồn kho của công ty TNHH đầu tƣ và phát triển Hòa Phú giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Bảng CĐKT của công ty TNHH đầu tư và phát triển H a Phú năm 2011,2012,2013)

Nguyên vật liệu năm 2011 chiếm 77,97% tổng HTK, năm 2012 tăng lên khá cao tới 90,99% và tới năm 2013 con số này lên tới 99,03% . Sở dĩ có sự tăng này là do công ty đẩy mạnh dự trữ NVL đáp ứng nhu cầu của thị trường và công suất của dây chuyền sản xuất mới, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Tuy nhiên, với đặc tính của ngành sản xuất phân bón, việc dự trữ NVL quá nhiều đặt gánh nặng cho khâu bảo quản và chất lượng sản phẩm, nên công ty cần xem xét thận trọng mức dự trữ này.

Thành phẩm năm 2011 chiếm tỷ trọng 22,03%, năm 2012 giảm xuống còn 9,01% và năm 2013 là 0,97%. Sự giảm mạnh của thành phẩm trong cơ cấu HTK là do sự gia tăng đơn đặt hàng, chứng tỏ quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty là khá tốt. Lượng thành phẩm trong kho được tiêu thụ sẽ giảm bớt gánh nặng cho khâu bảo quản. Tuy nhiên, khi gặp cơ hội kinh doanh hoặc sự cố phát sinh bất ngờ xảy ra, nếu không có đủ thành phẩm dự trữ, công ty có thế gặp rủi ro cao.

77,97% % 22,03 % Năm 2011 NVL Thành phẩm 90,99 % 9,01 % Năm 2012 NVL Thành phẩm 99,03 % 0,97 % Năm 2013 NVL Thành phẩm

2.2.2 Tình hình quản lý TSNH của công ty TNHH đầu tƣ và phát triển Hòa Phú giai đoạn 2011-2013 giai đoạn 2011-2013

2.2.2.1 Chính sách quản lý TSNH của công ty

Việc công ty đang áp dụng chính sách quản lý TSNH nào được thấy rõ qua giai đoạn 2011-2013 bằng việc nhìn vào bảng thể hiện sự chênh lệch giữa TSNH và nợ ngắn hạn sau đây.

Bảng 2.2. Chính sách quản lý TSNH của công ty TNHH đầu tƣ và phát triển Hòa Phú giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 TSNH 586.824.110 1.262.708.621 1.426.860.742 Nợ ngắn hạn 136.901.829 655.039.870 929.564.993 Vốn lưu động thường xuyên 449.922.281 607.668.751 497.295.749

(Nguồn: Bảng CĐKT của công ty TNHH đầu tư và phát triển H a Phú năm 2011,2012,2013)

Dựa vào bảng 2.5, ta thấy Vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn dương, chứng tỏ công ty đang sử dụng chính sách quản lý TSNH thận trọng, tức là công ty sử dụng vốn dài hạn để nuôi TSNH, là sự kết hợp giữa mô hình quản lý tài sản thận trọng và nợ thận trọng. Công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phú, với quy mô nhỏ, lĩnh vực sản xuất kinh doanh đang trong quá trình mở rộng, những năm vừa qua, bằng việc lựa chọn chính sách quản lý TSNH thận trọng, có thể thấy công ty đã lựa chọn cho mình hướng đi khá chắc chắn. Chính sách này phù hợp với quy mô và thực trạng hiện tại của công ty bởi các nguyên do sau đây:

+ Lợi thế cạnh tranh của công ty so với toàn nghành còn nhỏ, chưa đủ khả năng ứng phó với những biến động lớn trên thị trường nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng về vốn.

+ Công ty vẫn đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tậng, trang thiết bị, máy móc sản xuất đáp ứng nhu cầu, sự cạnh tranh ngày càng cao của thị trường. Đồng thời, hiện nay công ty đang cố gắng xây dựng cho mình một trung tâm nghiên cứu chuyên nghiệp để

có thể nâng cao chất lượng cũng như mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Điều này cũng rất cần nguồn vốn có sẵn là tiền mặt.

2.2.2.2 Tình hình quản lý tiền mặt

Việc quản lý tiền trong doanh nghiệp rất quan trọng vì doanh nghiệp luôn phải duy trì một khoản tiền tồn quỹ đểđảm bảo chi tiêu thường xuyên, giải quyết các biến cố bất ngờ trong kinh doanh, nhưng cũng vẫn cần phải đem tiền đi đầu tư sinh lời.

Xác định mức dự trữ tiền

Để xác định mức dự trữ tiền trong quỹ, công ty chưa sử dụng mô hình quản lý tiền mặt nào mà chỉ dựa vào kinh nghiệm sản xuất kinh doanh suốt hơn 13 năm để dự trữ tiền. Theo đó, khi công ty có những kế hoạch đầu tư, ví dụ như đầu tư TSCĐ, trước khi thực hiện đầu tư, công ty sẽ tăng mức dự trữ tiền, và sau khi mua TSCĐ, mức dự trữ tiền lại giảm xuống. Có thể nói, việc xác định mức dự trữ tiền của công ty, dựa nhiều vào kế hoạch chủ quan của công ty chứ không tính đến các yếu tố khách quan như tỷ giá, lãi xuất, thị trường,…

Hoạt động thu chi tiền mặt của công ty

Quá trình thu chi tiền mặt của công ty diễn ra theo đúng quy trình sau:

Sơ đồ 2.2. Quá trình thu chi tiền mặt

(Nguồn: Ph ng Tài chính – Kế toán) Hoạt động thu chi tiền mặt của công ty được thực hiện theo các bước quy định, khá chặt chẽ.

Hiện nay việc quản lý tiền tại công ty được giao cho một kế toán chuyên biệt có kinh nghiệm và kỹ năng để tổng hợp, ghi chép các nghiệp vụ, nhật ký chi trả, tập hợp các chứng từ liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày. Kế toán quản lý có trách nhiệm tổng kết một báo cáo lên kế toán trưởng mỗi ngày. Nếu phát hiện sai sót thì kết toán trưởng và kế toán phụ trách tiền mặt phải rà soát chi tiết và báo

Nhận chứng từ Kiểm tra chứng từ Chi và phê duyệt chứng từ Dán phiếu chi với chứng từ Vào sổ kế toán tiền mặt Chuyển chứng từ, lưu trữ

cáo lên cấp trên để có phương án giải quyết. Điều này sẽ giúp tối thiểu sai số thu chi ngân quỹ. Ngoài ra việc lưu trữ chứng từ cũng giúp công ty có bước đánh giá hiệu quả quản lý tiền mặt theo từng giai đoạn được rõ ràng hơn, dễ dàng nhận ra điểm chưa hợp lý để điều chỉnh.

2.2.2.3 Tình hình quản lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho là khoản mục không thể thiếu đối với bất kỳ công ty nào song tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh thì nhu cầu về hàng tồn kho của mỗi công ty lại khác nhau.

Cũng giống như việc xác định mức dự trữ tiền mặt, đối với hàng tồn kho, công ty Hòa Phú chưa có phương pháp cụ thể nào để sử dụng lâu dài. Mức dự trữ hàng tồn kho chủ yếu được quyết định dựa theo tiền lệ.

Ví dụ như trong vụ mùa hoặc vụ chiêm, các sản phẩm phân bón, giống cây trồng bán chạy hơn , sẽ được công ty quyết định dự trữ nhiều hơn vào cùng kỳ năm sau hoặc ngược lại, những mặt hàng nào ít được quan tâm, mức dự trữ cũng ít đi. Theo đó, tổng mức dự trữ hàng tồn kho của công ty phụ thuộc vào doanh thu và có tính chất mùa vụ. Chính vì vậy mà nhiều những biến động như: xuất hiện giống mới, hạn hán, lũ lụt hoặc dịch bệnh công ty không lường trước được sẽ dẫn đến rủi ro cao.

2.2.2.4 Tình hình quản lý các khoản phải thu

Khoản phải thu ngắn hạn của Công ty bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán. Trong đó khoản phải thu khách hàng là một trong những mục tiêu lớn của công ty để kích thích khách hàng mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ, công ty thường áp dụng chính sách tín dụng thương mại để thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và cung cấp dịch vụ với các đối thủ khác. Dưới đây là các bước cụ thể trong quản lý các khoản phải thu của công ty.

Các bước quản lý các khoản phải thu

+ Xác định điều khoản bán trả chậm: Với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với hơn 13 năm trong nghành, công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phú có những chính sách bán trả chậm cho khách hàng khá ưu đãi. Cụ thể với điều khoản tín dụng 2/20 net 60, có nghĩa là nếu khách hàng thanh toán trong vòng 20 ngày sẽ được hưởng chiết khấu 2%, nếu không khách hàng sẽ bảo đảm trả nợ trong vòng 60 ngày.

+ Phân tích tín dụng: Đa số khách hàng của công ty là khách quen, các đại lý, hợp tác xã hợp tác lâu năm. Nên sự tin tưởng khá cao, và khá hiểu về tình hình kinh tế của đối tác. Chính vì vậy rất đơn giản để công ty đưa ra quyết định cấp tín dụng. Tuy nhiên, gần đây, công ty đã mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận. Đối với các khách

hàng mới, để cân nhắc cấp tín dụng, công ty sẽ thu thập thông tin về khách hàng, về khả năng thanh toán, chi phí cũng như lợi ích thu được từ việc cấp tín dụng để đưa ra quyết định.

+ Quản lý khoản nợ phải thu: Đối với các khoản nợ phải thu, công ty có đội ngũ nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Các nhân viên này vừa làm công việc giới thiệu sản phẩm, chính sách của công ty, vừa làm công tác hậu mãi và quản lý các khoản nợ của khách.

2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của công ty TNHH đầu tƣ và phát triển Hòa Phú giai đoạn 2011- 2013 phát triển Hòa Phú giai đoạn 2011- 2013

2.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phú (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)