Hàng tồn kho của công ty có sự biến động không ổn định. Năm 2012 hàng tồn kho tăng 83.061.162 đồng tương đương 25,65% so với năm 2011, nhưng sang năm 2013 lại giảm mạnh 241.959.405 đồng tương đương giảm 59,47% so với năm 2012. Cụ thể:
Năm 2012, NVL tăng 117.717.004 đồng tương đương tăng 46,62% so với năm 2011. Năm 2013 là 163.275.339 đồng giảm 206.900.903 đồng tương đương giảm 55,89% so với năm 2012. Sở dĩ có sự biến động này là do năm 2012, công ty đẩy mạnh dự trữ NVL để đảm bảo công suất của dây chuyền mới, tuy nhiên con số này chưa thực sự hợp lý, đến năm 2013, NVL lưu kho giảm rõ rệt. Điều này có nghĩa là mức dự trữ NVL hàng năm của công ty được quyết định nhờ vào kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và việc thay đổi trong dây truyền sản xuất mà vẫn chưa căn cứ vào các yếu tố rủi ro hay cơ hội nảy sinh trong khi sản xuất.
+ Thành phẩm
Năm 2012, thành phẩm là 36.648.278 đồng giảm 34.655 đồng tương đương giảm 48,6% so với năm 2011. Năm 2013, thành phẩm là 1.589.856 đồng giảm 35.058.422 đồng tương đương giảm 95,66% so với năm 2012. Do quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty khá tốt, số lượng đơn đặt hàng luôn tăng qua các năm, mặt khác, công tác bảo quản khá chặt chẽ khiến cho chất lượng sản phẩm được đảm bảo, chiếm được lòng tin của khách hàng, các thành phẩm trong kho đều đạt tiêu chuẩn để cung cấp ra thị trường nên số thành phẩm trong kho giảm qua mỗi năm.
Qua các số liệu có thể thấy sự chuyển biến rõ rệt quy mô TSNH của công ty. Đặc biệt là khoản mục Tiền và HTK có sự tăng giảm đáng kể, ảnh hưởng đến quy mô của TSNH của công ty. Đây cũng là vấn đề công ty cần lưu tâm, xem xét các giải pháp để giữ lượng tiền dự trữ cũng như hàng tồn kho ở mức hợp lý. Để xem xét sâu hơn về tính hiệu quả trong việc sử dụng tài sản ngắn của Công ty, ta đi vào nghiên cứu từng khoản mục cụ thể.
2.2.1.2. Cơ cấu TSNH của công ty