- Nguyên nhân khách quan
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSNH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
3.2.3 Giải pháp về quản lý các khoản phải thu
Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu TSNH trong giai đoạn 2011 – 2013. Do đặc thù của ngành là cung cấp các loại phân bón và giống cây trồng nên đối tượng khách hàng rất rõ ràng, cho nên khoản phải thu khách hàng đa số là những khoản dễ thu hồi. Tuy nhiên, công tác thu hồi khoản phải thu khách hàng của công ty được đánh giá chưa thật sự tốt trong giai đoan 2012 – 2013. Chỉ sốvòng quay các khoản phải thu có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2013 cho thấy vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng khá nhiều, gây khó khăn trong việc thu hồi và sử dụng. Vì thế công ty cần có những giải pháp tốt hơn để thu hồi lại vốn.
Đối với công tác thu hồi nợ: Thường xuyên theo dõi và đôn đốc, ghi nhận thời gian trả nợ của khách hàng, gửi thư thông báo thời hạn trả nợ cho khách hàng xác nhận và có thời gian chuẩn bị trước thay vì chờ đến ngày thanh toán. Điều này giúp công ty không những quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý công nợ một cách linh hoạt, có hệ thống và chuyên môn cao như phần mềm fasyfo, phần mềm misa,… vừa giúp công ty quản lý nhanh chóng, chính xác, hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí liên quan.
Đối với công tác quản lý các khoản phải thu, Công ty nên đánh giá tỉ lệ các khoản phải thu trong kỳ, các khoản phải thu đến hạn, các khoản phải thu quá hạn, chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng, Công ty nên nắm bắt kịp thời, nhanh nhạy tình trạng các khoản phải thu, đánh giá tuổi nợ của chúng nhằm đưa ra các phương án tín dụng hợp lý hơn. Công ty nên áp dụng kỹ thuật phân loại khách hàng và xếp hạng tín dụng, theo đó mỗi khách hàng sẽ được xếp hạng theo một mức độ rủi ro dựa trên các số liệu về khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, hệ số nợ, lợi nhuận…
Đánh giá hiệu quả các khoản phải thu: nhằm xác định tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với quy định của chính sách, công ty phải tiền hành đánh giá tuổi nợ các khoản phải thu, từ đố nắm bắt thông tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho hợp lý. Để làm được điều này công ty cần theo dõi các khoản phải thu gần đến hạn để có chính sách thu tiền thích hợp.
Để làm được điều này công ty nên sử dụng phương pháp phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro. Theo đó, khách hàng của công ty sẽ được chia thành các nhóm sau:
Bảng 3.2 Danh sách các nhóm rủi ro
Nhóm rủi ro Tỷ lệ doanh thu không thu hồi được ước tính (%)
Tỷ lệ khách hàng thuộc nhóm rủi ro (%) 1 0 – 1 35 2 1 – 2,5 30 3 2,5 – 4 20 4 4 – 6 10 5 >6 5
Như vậy, các khách hàng thuộc nhóm 1 có thể được mở tín dụng mà không phải xem xét nhiều, gần như tự động và vị thế của khách hàng có thể được xem xét lại mỗi năm một lần. Các khách hàng thuộc nhóm 2 có thể được cung cấp tín dụng trong một thời hạn nhất định và vị thế của khách hàng có thể được xem xét lại mỗi năm hai lần. Tương tự, công ty sẽ xem xét đến các khách hàng nhóm 3, 4, 5. Với khách hàng nhóm
5, công ty nên yêu cầu thanh toán tiền ngay khi nhận hàng hóa. Yêu cầu tín dụng khác nhau đối với các khách hàng ở những nhóm rủi ro khác nhau là hoàn toàn hợp lý.
Để phân nhóm rủi ro, công ty có thể sử dụng mô hình cho điểm tín dụng như sau:
Điểm tín
dụng = 4*
Khả năng
thanh toán lãi + 11*
Khả năng thanh
toán nhanh + 1*
Số năm hoạt động
Từ đó, ta có thể xếp loại theo các nhóm rủi ro sau:
Bảng 3.3 Mô hình điểm tín dụng
Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro
Khả năng thanh toán lãi 4 >47 1
Khả năng thanh toán nhanh 11 40 – 47 2
Số năm hoạt động 1 32 – 39 3
24 – 31 4