Thời gian 1 vòng luân chuyển của TSNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phú (Trang 46 - 50)

Thời gian 1 vòng luân chuyển của TSNH cho biết số ngày cần thiết để tài sản ngắn hạn quay được một vòng.

Năm 2011 mỗi vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn hết 45,87 ngày. Năm 2012 mỗi vòng quay tài sản ngắn hạn giảm xuống còn 44,05 ngày tương ứng giảm 1,82 so với năm 2011. Do số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn năm 2012 cao hơn năm 2011. Như vậy, năm 2012 công ty phải mất 1,5 tháng mới thu hồi được vốn đầu tư. Năm 2013do số vòng quay của tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng so với năm 2012 nên thời gian luân chuyển TSNH giảm so với năm 2012. Cụ thể: năm 2013 mỗi vòng quay tài sản ngắn hạn hết 26,69 ngày giảm 17,36 ngày so với năm 2012.Qua chỉ tiêu này có thể dễ dàng nhận thấy, thời gian thu hồi vốn tái đầu tư của công ty là khá tốt, công tác thu hồi vốn nhanh, tránh ứ đọng vốn.

Bảng 2.5 Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển TSNH của công ty TNHH đầu tƣ và phát triển Hòa Phú giai đoạn 2011- 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013

Tuyệt đối Tương đối

% Tuyệt đối Tương đối %

1. TSNH bình quân Đồng 195.608.036,7 420.902.874 475.620.247,3 (54.391.308) (28,2) 113.552.497 81,3

2. Tổng doanh thu tiêu thụ Đồng 1.535.167.751 3.439.299.768 6.414.294.067 1.904.132.017 124,03 2.974.994.299 86,5 3. Số vòng luân chuyển

TSNH Lần 7,85 8,17 13,48 0,32 5,31

4. Thời gian 1 vòng luân

chuyển của TSNH Ngày 45,87 44,05 26,69 (1,82) (17,36)

5. Hệ số đảm nhiệm TSNH Lần 0,127 0,122 0,07 (0,005) (0.052)

(Nguồn: Bảng CĐKT của công ty TNHH đầu tư và phát triển H a Phú năm 2011,2012,2013)

- Hệ số đảm nhiệm TSNH

Như vừa phần tích, do công ty dồn toàn nguồn lực của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính mà không đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu ngoài thị trường, không được hưởng chiết khấu thanh toán, và công ty cũng không phát sinh các hoạt động thanh lý hay nhượng bán tài sản cố định, nên làm cho doanh thu tài chính và thu nhập khác trong các năm đều không phát sinh, vì vậy tổng doanh thu tiêu thụ chỉ bào gồm doanh thu thuần. Vì vậy hệ số đảm nhiệm TSNH cũng bằng với suất hao phí của TSNH so với doanh thu.

Như phân tích về suất hao phí của TSNH so với doanh thu cho thấy, các chỉ tiêu này của công ty thấp và lại có xu hướng giảm, cho biết việc đầu tư TSNH của công ty vào việc tạo ra doanh thu khá hợp lý, công ty cần duy trì điều này để đảm bảo quá trình phát triển vững chắc.

2.2.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của TSNH

- Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt.

Qua bảng 2.6 cho thấy năm 2011 vòng quay các khoản phải thu là 19,81 vòng, đây là năm công ty thu hồi vốn chậm nhất. Đến năm 2012 tình hình thu hồi công nợ của công ty là khá tốt, số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng tăng, đạt 20,96 vòng tăng 1,15 vòng so với năm 2011. Sang năm 2013 tình hình thu hồi công nợ tốt hơn rất nhiều với số vòng quay các khoản phải thu đạt 26,17 vòng tương ứng tăng 5,21 vòng so với năm 2012

Nguyên nhân của sự gia tăng liên tiếp này là do: như đã phân tích ở phần 2.2.1.1 cho thấy năm 2012 do do hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty tương đối tốt, để tăng doanh thu công ty đã áp dụng chính sách bán trả chậm nên làm cho các khoản phải thu liên tục tăng cao (năm 2012 tăng 111,69%, năm 2013 tăng 49,35%). Mặt khác, cũng như đã phân tích ở phần 2.2.3.2 thì cùng với việc mở rộng thị trường, chính sách bán trả trậm, công ty luôn cố gắng duy trì chất lượng sản phẩm ở trạng thái tốt nhất, đã tạo lòng tin cho khách hàng nên số lượng đơn đặt hàng của công ty tăng nhanh và ổn định, việc tạo giống mới và đảm bảo chất lượng sản phẩm cao khiến cho doanh thu của công ty tăng mạnh qua các năm (năm 2012 tăng 124,03%, năm 2013 tăng 86,5%), luôn tăng cao hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu nên khiến cho vòng quay các khoản phải thu liên tục tăng qua các năm.

Bảng 2.6 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của TSNH tại công ty TNHH đầu tƣ và phát triển Hòa Phú giai đoạn 2011- 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013 Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % 1.Các khoản phải thu bình

quân Đồng 77.510.270 164.085.269 245.062.300 86.575.000 111,69 80.977.031 49,35

2. Doanh thu thuần Đồng 1.535.167.751 3.439.299.768 6.414.294.067 1.904.132.017 124,03 2.974.994.299 86,5 3. Giá vốn hàng bán Đồng 1.341.107.576 3.299.630.901 6.161.072.703 1.958.523.325 146,03 2.861.441.802 86,72 4. Bình quân hàng tồn kho Đồng 161.881.719 203.412.300 82.432.598 41.530.581 25,65 (120.979.703) (59,47) 5. Vòng quay các khoản phải

thu Lần 19,81 20,96 26,17 1,15 5,21

6. Kỳ thu tiền trung bình Ngày 18,17 17,17 13,75 (1) (3,42)

7. Vòng quay hàng tồn kho Lần 8,28 16,22 74,74 7,94 58,52

8. Thời gian quay vòng hàng

tồn kho Ngày 43,45 22,19 4,82 (21,26) (17,37)

Vòng quay các khoản phải thu của công ty đang có xu hướng tăng lên cho thấy các khoản phải thu thu hồi nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, vốn của công ty không bị chiếm dụng nhiều, điều này giúp cho công ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.

- Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bìnhphản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu.Vòng quay các khoản phải thu từ năm 2011 đến 2013 đang có xu hướng tăng lên làm cho kỳ thu tiền trung bình có xu hướng giảm.Tức là để thu hồi hết các khoản phải thu, thì năm 2011 công ty mất 18,17 ngày, năm 2012 mất 17,17 ngày nhanh hơn năm 2011 là 1 ngày và năm 2013 mất 13,75 ngày nhanh hơn năm 2012 là 3,42 ngày. Nói cách khác, năm 2013, khi cho khách hàng nợ tiền hàng, công ty đảm bảo thu được tiền về sau 13,75 ngày. Điều này cho thấy chính sách thu nợ của doanh nghiệp đang đạt hiệu quả. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này tiếp tục giảm, sẽ làm lượng tiền của công ty tăng nhanh trong thời gian ngắn sẽ gây áp lực cho việc dự trữ tiền. Nhìn chung, công ty cần dựa vào tình hình thực tế để diều chỉnh chỉ tiêu sao cho hợp lý nhất.

- Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Năm 2011 hàng hóa trong kho trung bình luân chuyển 8,28 vòng trong kỳ, năm 2012 tăng 7,94 vòng so với năm 2011.Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh càng được đánh giá tốt.Số vòng quay 2 năm này tương đối thấp do các khoản chi phí chưa được quản lý tốt đã đẩy GVHB lên cao, cùng với bình quân HTK cũng khá cao do công ty nhập thêm NVL phục vụ công xuất dây chuyền mới. Tuy nhiên tới năm 2013, khi lượng HTK giảm đáng kể do năng xuất của dây chuyền mới cao hơn hẳn năng xuất cũ, mà công ty chưa ứng phó kịp thời nên hầu hết NVL trong kho được lấy ra phục vụ sản xuất, thì số vòng quay tăng lên 74,74 vòng tăng 58,52 vòng so với năm 2012; mặt khác, GVHB năm 2013 cũng tăng cao nên chưa thể kết luận rằng chỉ tiêu này phản ánh việc kinh doanh của công ty là tốt hay không. Một lần nữa, công ty cần cân nhắc tới việc điều chỉnh GVHB.

Vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng cao cho thấy hàng tồn kho của công ty có dấu hiệu vận động nhanh hơn so với trước, đây là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phú (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)