Thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho có mối quan hệ mật thiết với chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay HTK trong giai đoạn 2011-2013 của công ty có xu hướng tăng nên thời gian 1 vòng quay HTK của công ty có xu hướng giảm. Năm 2011,
công ty phải mất 43,45 ngày mới quay vòng được hàng trong kho một lần, năm 2012 thì chỉ mất 22,19 ngày, giảm 21,26 ngày so với năm 2011,iáng đến năm 2013 thì chỉ còn mất 4,82 ngày là hàng trong kho đã được đưa ra sản xuất. Điều này là có lợi cho công ty, vì thời gian hàng trong kho càng ngắn thì chất lượng hàng sẽ không bị ảnh hưởng, nhất là với ngành sản xuất phân bón, việc bảo quản NVL là rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, khi HTK của công ty được đưa ra sản xuất hết, công ty lại không có ngay hàng lưu kho mới bởi chưa xác định được mức dự trữ và thời gian dự trữ HTK cụ thể. Điều này dễ dẫn đến HTK bị thiếu hụt, quá trình sản xuất kinh doanh có thể bị đình chệ, gây rủi ro cao cho công ty. Chính vì vậy mà công ty cần nhanh chóng có 1 biện pháp quản lý HTK hiệu quả.
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng TSNH của công ty TNHH đầu tƣ và phát triển Hòa Phú phát triển Hòa Phú
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc
Sau khi phân tích chi tiết thực trạng quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phú, ta có thể thấy công ty đã chú trọng đến phát triển doanh nghiệp theo hướng lâu dài và cố gắng duy trì doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế bất ổn và khó khăn hiện nay. Công ty Hòa Phú đã đạt được nhứng kết quả nhất định về công tác quản lý và sử dụng TSNH, đó là:
Công ty đã bắt đầu quan tâm đến việc duy trì lượng tiền gửi ngân hàng cao hơn, Việc dữ trữ tiền qua ngân hàng là một điều có lợi cho công ty vì khi đó công ty không chỉ được hưởng lãi mà việc dùng chúng để thanh toán cũng khá thuận tiện, nhanh gọn, chống thất thoát nhờ hệ thống thanh toán của ngân hàng.
Khả năng thanh toán của công ty rất tốt, chứng tỏ công ty đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Tài sản ngắn hạn của công ty đang vận động nhanh, mỗi đồng TSNH được sử dụng đều tạo ra lợi ích gấp 7 đến 8 lần giá trị. Việc đầu tư TSNH của công ty vào việc tạo ra doanh thu khá hợp lý, TSNH được sử dụng hợp lý, không lãng phí.
Các khoản phải thu thu hồi nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, vốn của công ty không bị chiếm dụng nhiều, điều này giúp cho công ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.
Hàng tồn kho của công ty có dấu hiệu vận động nhanh hơn so với trước, tránh bị ứ đọng vốn, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quảđạt được, việc sử dụng và quản lý tài sản ngắn hạn tại công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Tỷ suất sinh lời của TSNH của công ty rất thấp và có xu hướng giảm, cho thấy TSNH được sử dụng không hiệu quả vào việc tạo ra lợi nhuận cho công ty.
- Lượng tiền mặt công ty dự trữ còn nhiều, có thể làm tăng khả năng thanh toán nhanh nhưng khiến công ty phát sinh thêm nhiều chi phí quản lí, dự trữ tiền, ngoài ra còn mất đi 1 khoản chi phí cơ hội nếu đem tiền nhàn rỗi đi đầu tư hoặc gửi ngân hàng.
- Các khoản phải thu tuy thu hồi nhanh nhưng vẫn liên tục gia tăng qua các năm, cho thấy vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng khá nhiều, gây khó khăn trong việc thu hồi và sử dụng.
- Hàng tồn kho của công ty vận động nhanh hơn so với trước nhưng biến động không ổn định. Đặc biệt, công ty đẩy mạnh dự trữ NVL, với đặc tính của ngành sản xuất phân bón, việc dự trữ NVL quá nhiều đặt gánh nặng cho khâu bảo quản và chất lượng sản phẩm, nên công ty cần xem xét thận trọng mức dự trữ này.
2.3.2.2. Nguyên nhân