Giải pháp về quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phú (Trang 58 - 59)

- Nguyên nhân khách quan

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSNH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

3.2.4. Giải pháp về quản lý hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh trong giai đoạn 2012 – 2013, cho thấy công ty chưa quản lý tốt công tác quản lý hàng tồn kho, Công ty cần khắc phục để có thể phát huy tăng vòng quay hàng tồn kho trong tương lai hơn nữa.

Như đã đề cập trong chương 2, hàng hòa mà công ty đang kinh doanh có tính mùa vụ. Chính vì vậy, lượng hàng tồn kho của công ty chiếm vai trò quan trọng trong cung ứng hàng hóa đầy đủ và kịp thời cho các đối tác. Nếu dự trữ hàng tồn kho luôn ở mức cao sẽ làm phát sinh chi phí quản lý, lưu kho và rủi ro cao cho công ty nếu xác định định nhầm nhu cầu của thị trường. Quản lý tốt mục này là một trong những mục tiêu quan trọng của công ty. Hiện nay có nhiều phương thức quản lý hàng tồn kho khác nhau nhưng em xin đề xuất công ty áp dụng mô hình EOQ (The Economic Order Quantity Model), mô hình này sẽ giúp công ty xác định mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu sao cho tổng chi phí (bao gồm chi phí dự trữ kho và chi phí đặt hàng) là nhỏ nhất.

Ta có giả thiết về nhu cầu hàng tồn kho của công ty như sau: Số lượng than bùn cần đặt (S): 3000 kg

Chi phí một lần đặt hàng (O): 37.500.000 đồng

Chi phí dự trữ cho một đơn vị hàng lưu kho (C): 15.000 đồng Thời gian chờ hàng về: 15 ngày

Thời gian làm việc thực tế trong năm là 250 ngày Từ đó ta tính được các chỉ tiêu như sau:

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu hàng lƣu kho

Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

Mức dự trữ kho tối ưu (Q*) Kg 3872

Thời gian dự trữ kho tối ưu (T*) Ngày 322,5

Điểm đặt hàng (OP) Kg 180

Thông qua tính toán các chỉ tiêu ta thấy tổng chi phí cho hàng lưu kho tại mức dự trữ trong khoản 3872 là nhỏ nhất. Mức dự trữ này giúp cho công ty đảm bảo được lượng hàng hóa cung cấp cho khách hàng và tránh gia tăng các chi phí đáng kể phát sinh do bảo quản hàng hóa. Thời gian dự trữ kho tối ưu khoản hơn 322,5 ngày là khoảng thời gian kể từ khi trong kho dự trữ 3872kg cho đến khi lượng hàng này được bán hết và lại được dự trữ một lượng 3872 kgnữa. Trong thực tế, công ty không thể chờ đến khi hết hẳn hàng hóa trong kho mới tiền hành nhập kho tiếp, vì vậy, thời điểm đặt thêm hàng là rất quan trọng để tránh cạn kiệt vật liệu và tạo sự liền mạch trong dự trữ hàng hóa. Trong giải thiết này, khi trong kho còn dự trữ khoảng 180 kg thì công ty cần tiến hành đặt thêm lượng hàng 3872 kg để trong quá trình chờ hàng (15 ngày) công ty vẫn đủ hàng cung cấp cho đối tác và có một lượng nguyên liệu bổ sung kịp thời.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phú (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)