Những khó khăn, thuận lợi của giáo viên trong công tác hình thành kỹ

Một phần của tài liệu biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện bến cát tỉnh bình dương (Trang 70 - 72)

năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bảng 2.8. Kết quả việc trưng cầu ý kiến của các giáo viên dạy lớp một về những khó khăn, thuận lợi của giáo viên trong công tác hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi

STT Thuận lợi, khó khăn Rất đồng ý Đồng ý Mức độ Không đồng ý

Thuận lợi 1

Trẻ được làm quen với tiền học đọc học viết theo chương trình giáo dục mầm non có nội dung chi tiết

phù hợp với chương trình lớp một. 22.2% 55.6% 22.2%

2 Trẻ hứng thú học tập 22.2% 77.8% 0

Khó khăn

1 Trẻ đã được dạy trước chương trình tiểu học từ lớp mẫu

giáo nhưng không đúng phương pháp. 22.2% 44.4% 33.3%

2 Chữ của trẻ xấu, không đúng quy định. 66.7% 0 33.3%

3 Trình độ của các trẻ không đồng đều 44.4% 44.4% 11.1%

4 Một số phụ huynh cho con đi học thêm ngoài giờ học 0 100% 0

5 Trẻ học trước chương trình nên không hứng thú trong

giờ học 44.4% 33.3% 22.2%

Bảng 2.8 cho thấy, phần lớn giáo viên tiểu học cho rằng: Trẻ được làm quen với tiền học đọc học viết theo chương trình giáo dục mầm non có nội dung chi tiết phù hợp với chương trình lớp một, và đánh giá cao hứng thú học tập của trẻ tạo điều kiện thuận

lợi cho công tác dạy học đọc, viết ở lớp một. Tuy nhiên, đa số giáo viên lớp một cho rằng về mặt kỹ năng đã được hình thành ở trẻ còn rất yếu; chữ viết trẻ xấu, không đúng quy định cũng như trình độ của trẻ không đồng đều gây khó khăn rất lớn cho giáo viên trong việc uốn nắn ban đầu. Nếu việc hình thành kỹ năng học đọc, học viết ở trẻ tốt và đúng quy định thì công tác dạy học của giáo viên tiểu học thuận lợi hơn rất nhiều. 100% giáo viên cho rằng, phụ huynh đều cho trẻ học thêm ngoài giờ học, là khó khăn đối với công tác giảng dạy của giáo viên đồng thời giảm hứng thú trong giờ học tại trường của trẻ.

Bảng 2.9. Kết quả việc trưng cầu ý kiến của các giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi về những khó khăn, thuận lợi của giáo viên trong công tác hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi

STT Thuận lợi, khó khăn Rất Mức độ

đồng ý Đồng ý Không đồng ý

Thuận lợi 1 Có chủ trương phổ cập lớp mẫu giáo 5 tuổi và có yêu

cầu cụ thể với giáo viên dạy lớp lá. 88.2% 8.8% 2.9%

2 Chương trình giáo dục mầm non đã đề ra các nội dung

chi tiết làm quen trẻ với đọc và viết 85.3% 14.7% 0

3 Có đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu 91.2% 8.8% 0

4 Trẻ hứng thú học tập 91.2% 8.8% 0

5 GV nhiệt tình với việc hình thành kỹ năng tiền học đọc,

học viết cho trẻ 82.4% 17.6% 0

6 Phụ huynh quan tâm đến việc chuẩn bị cho trẻ học đọc,

học viết 82.4% 14.7% 2.9%

Khó khăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Chỉ đạo việc hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết

cho trẻ chưa rõ ràng 61.8% 14.7% 23.5%

2 Cơ sở vật chất, giáo cụ hỗ trợ chưa phong phú 64.7% 14.7% 20.6%

3 Giáo viên mầm non chưa hiểu rõ bản chất của đọc và

viết 50% 8.8% 41.2%

4 Giáo viên mầm non chưa hiểu rõ bản chất của việc

chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết 50% 14.7% 35.3%

5

Cô giáo MN dạy trước chương trình nhưng không nắm được phương pháp dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học

(lớp một) 52.9% 11.8% 35.3%

6 Chữ giáo viên xấu, không đúng quy định các kiểu chữ 47.1% 23.5% 29.4%

7 Chưa thật sự gắn liền việc học đọc – viết với nhu cầu

cuộc sống của trẻ và ngôn ngữ nói mạch lạc 52.9% 20.6% 26.5%

8 Trình độ của các trẻ không đồng đều 58.8% 38.2% 2.9%

9 Một số phụ huynh chưa hiểu đúng về bản chất của việc

Bảng 2.9 cho thấy, phần lớn GVMN và GVTH đều cho rằng, phụ huynh rất quan tâm đến việc cho trẻ làm quen với việc đọc, viết, song chưa có biện pháp hợp lý nên dễ làm cho trẻ chán học hoặc việc làm quen sai phương pháp khiến giáo viên rất khó điều chỉnh. Đa số phụ huynh lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi đều không cho trẻ đi học thêm giáo viên lớp một, chỉ cho trẻ đi học vào 3 tháng hè sau khi kết thúc chương trình mẫu giáo. Một số phụ huynh có con lớn hơn, đang học cấp một thì cho anh chị của các em dạy đánh vần, học chữ một cách tùy tiện, mặc cho các cháu không có phương pháp sư phạm. Việc làm này không làm mất đi hứng thú học tập của các em, ngược lại các em còn hứng thú hơn với việc học chữ. Tuy nhiên, chính bản thân các trẻ là anh chị của các bé còn có rất nhiều hạn chế trong học đọc, học viết, điều này đồng nghĩa với việc các bé mẫu giáo 5 – 6 tuổi này cũng vướng phải những sai lầm như các anh chị mình, làm trẻ mất phương hướng khi đi học chính thức ở trường tiểu học, đây lại là một khó khăn không nhỏ cho công tác dạy học của lớp một.

Trong thời gian học hè, trẻ sẽ được giáo viên cấp một dạy kèm về toán và luyện chữ. Phụ huynh cho rằng, như vậy sẽ an tâm hơn khi trẻ vào lớp một; Phần lớn phụ huynh không hiểu lợi hại của việc cho trẻ đi học thêm vào ngày hè, cho con đi học theo phong trào vì sợ con không theo kịp bạn bè. Chính vì sự ép buộc này, khiến trẻ không có hứng thú đi học, trẻ xem học chữ như là tra tấn và dù giáo viên dạy hè của trẻ có chuyên môn hay không thì việc dạy, học hè cũng chỉ có mục đích chủ yếu chỉ để trẻ biết viết, biết làm toán trước khi vào lớp một. Việc dạy trước, học trước này khiến trẻ mất đi hứng thú, cũng như ham muốn học tập khi vào lớp một, gây tâm lý chủ quan cho của trẻ, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành kỹ năng đọc viết thực thụ của trẻ sau này.

Một phần của tài liệu biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện bến cát tỉnh bình dương (Trang 70 - 72)