0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Các biện pháp đã được giáo viên sử dụng để hình thành các kỹ năng

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC TIỀN HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 66 -70 )

tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi về mức độ cần thiết sử dụng các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

STT Các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết

Mức độ Rất cần

thiết thiCần ết Ít cthiết ần Không cthiết ần 1

Hướng dẫn trẻ dùng các từ để gọi tên đối tượng và đồ chơi, các thuộc tính và các

phẩm chất của chúng 70.6% 32.4% 0 0

2 Hướng dẫn trẻ tự đặt các câu về đồ chơi,

về các bức tranh và kể truyện 41.2% 55.9% 2.9% 0

3 Hướng dẫn trẻ tự nghĩ ra những mẩu

truyện ngắn 47.1% 47.1% 2.9% 2.9%

phát hiện ra từ, các âm thanh được lặp lại 5 Dạy trẻ đọc kéo dài một âm vị nào đó có

trong một tiếng 20.6% 32.4% 26.5% 20.6%

6 Làm quen trẻ với tên gọi của âm vị 29.4% 41.2% 26.5% 2.9%

7 Dạy trẻ xác định vị trí của âm vị nào đó ở

trong tiếng (là âm đầu hay âm cuối) 26.5% 41.2% 26.5% 5.9%

8 Dạy trẻ gọi tên các tiếng đơn giản có chứa

một âm vị nào đó 35.3% 29.4% 32.4% 2.9%

9

Sử dụng mô hình để diễn tả cấu trúc của một tiếng đơn giản và xác định vị trí của

âm vị nào đó ở trong tiếng 8.8% 14.7% 35.3% 41.2%

10 Dạy trẻ đọc một tiếng theo mô hình của

tiếng đó 5.9% 23.5% 26.5% 44.1%

11 Hướng dẫn trẻ đọc các âm tiết 50% 32.4% 8.8% 8.8%

12 Dạy trẻ định hướng đúng trên trang vở 76.5% 27.6% 0 5.9%

13 Giúp trẻ làm quen với các qui tắc viết (từ

trái qua phải…) 88.2% 8.8% 2.9% 0

14

Luyện viết các yếu tố của chữ cái (nét tròn, nét thẳng đứng, nét móc xuôi, nét

móc ngược) 82.4% 11.8% 2.9% 2.9%

15 Xây dựng môi trường viết, đọc 76.5% 20.6% 2.9% 0

16 Dạy trẻ sao chép từ, chữ cái 73.5% 23.5% 2.9% 0

Bảng 2.6 trên, cho thấy giáo viên mầm non đề cao các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ như: Hướng dẫn trẻ dùng các từ để gọi tên đối tượng và đồ chơi, các thuộc tính và các phẩm chất của chúng (chiếm tỉ lệ 70.6%); Hướng dẫn trẻ đọc các âm tiết (chiếm tỉ lệ 50%); Dạy trẻ định hướng đúng trên trang vở (76.5%); Xây dựng môi trường viết, đọc (chiếm tỉ lệ 76.5%); Dạy trẻ sao chép từ, chữ cái (73.5%). Trong đó, các biện pháp có tỉ lệ chọn cao nhất là biện pháp: Giúp trẻ làm quen với các qui tắc viết (từ trái qua phải…) (chiếm tỉ lệ 88.2%) và luyện viết các yếu tố của chữ cái (nét tròn, nét thẳng đứng, nét móc xuôi, nét móc ngược) (chiếm tỉ lệ 82.4%).

Mặt khác, các biện pháp như: Dạy trẻ đọc kéo dài một âm vị nào đó có trong một tiếng; Làm quen trẻ với tên gọi của âm vị; Dạy trẻ xác định vị trí của âm vị nào đó ở trong tiếng (là âm đầu hay âm cuối); Dạy trẻ gọi tên các tiếng đơn giản có chứa một âm vị nào đó; Biện pháp sử dụng mô hình mô hình để diễn tả cấu trúc của một tiếng đơn giản và xác định vị trí của âm vị nào đó ở trong tiếng; Biện pháp dạy trẻ đọc một tiếng theo mô hình của tiếng đó chỉ ở mức cho là cần thiết, ít cần thiết hoặc thậm chí không cần thiết như biện pháp sử dụng mô hình mô hình để diễn tả cấu trúc của một tiếng đơn giản và xác định vị trí của âm vị nào đó ở trong tiếng lại có tỉ lệ lựa chọn rất thấp. Mặc dù đây là 2 biện pháp quan trọng và dễ thực hiện, nó đem lại hiệu quả cao

trong việc giúp trẻ hình dung ra cái mối liên hệ có vẻ trừu tượng giữa âm, tiếng một cách dễ dàng.

Bảng 2.7. Kết quả trưng cầu ý kiến giáo viên mầm non về mức độ sử dụng các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

STT Các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh

thoảng bao giKhông

1

Hướng dẫn trẻ dùng các từ để gọi tên đối tượng và đồ chơi, các thuộc tính và các phẩm chất của chúng

91.2% 0 5.9% 2.9%

2 Hướng dẫn trẻ tự đặt các câu về đồ chơi, về các

bức tranh và kể truyện 82.4% 8.8% 5.9% 2.9%

3 Hướng dẫn trẻ tự nghĩ ra những mẩu truyện ngắn 55.9% 20.6% 20.6% 2.9%

4 Dạy trẻ chú ý nghe các bài thơ giúp trẻ phát hiện

ra từ, các âm thanh được lặp lại 85.3% 5.9% 5.9% 2.9%

5 Dạy trẻ đọc kéo dài một âm vị nào đó có trong

một tiếng 41.2% 20.6% 20.6% 17.6%

6 Làm quen trẻ với tên gọi của âm vị 55.9% 11.8% 20.6% 11.8%

7 Dạy trẻ xác định vị trí của âm vị nào đó ở trong

tiếng (là âm đầu hay âm cuối) 61.8% 23.5% 5.9% 8.8%

8 Dạy trẻ gọi tên các tiếng đơn giản có chứa một âm

vị nào đó 55.9% 23.5% 8.8% 11.8%

9

Sử dụng mô hình để diễn tả cấu trúc của một tiếng

đơn giản và xác định vị trí của âm vị nào đó ở

trong tiếng 17.6% 23.5% 17.6% 41.2%

10 Dạy trẻ đọc một tiếng theo mô hình của tiếng đó 17.6% 20.6% 20.6% 41.2%

11 Hướng dẫn trẻ đọc các âm tiết 70.6% 17.6% 8.8% 2.9%

12 Dạy trẻ định hướng đúng trên trang vở 91.2% 2.9% 2.9% 2.9%

13 Giúp trẻ làm quen với các qui tắc viết (từ trái qua

phải…) 94.1% 5.9% 0 0

14 Luyện viết các yếu tố của chữ cái (nét tròn, nét

thẳng đứng, nét móc xuôi, nét móc ngược) 97.1% 0 2.9% 0

15 Xây dựng môi trường viết, đọc 91.2% 5.9% 2.9% 0

16 Dạy trẻ sao chép từ, chữ cái 88.2% 0 11.8% 0

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.7, các biện pháp mà giáo viên thường sử dụng trong hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ có tỉ lệ thuận với các biện pháp mà giáo viên cho là cần thiết, rất cần thiết trong bảng 2.6 khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp như: Dạy trẻ định hướng đúng trên trang vở; Giúp trẻ làm quen với các qui tắc viết (từ trái qua phải…); Luyện viết các yếu tố của chữ cái (nét tròn, nét thẳng đứng, nét móc xuôi, nét móc ngược); Xây dựng môi trường viết, đọc; Dạy trẻ sao chép từ, chữ cái; Hướng dẫn trẻ dùng các từ để gọi tên đối tượng và đồ chơi, các thuộc tính và các phẩm chất của chúng; Hướng dẫn trẻ tự đặt các câu về đồ chơi, về

các bức tranh và kể truyện (Hầu hết chiếm tỉ lệ trên 80% giáo viên sử dụng một cách rất thường xuyên). Phần lớn các ý kiến của giáo viên được khảo sát cho rằng rất thường xuyên sử dụng các biện pháp mà đề tài đề cập để hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; Tuy nhiên, qua quan sát và dự giờ, cho thấy giáo viên có sử dụng biện pháp "Xây dựng môi trường viết, đọc" nhưng hiệu quả biện pháp này không cao, do nhiều nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất, dễ gặp phải đó là xây dựng môi trường theo chỉ đạo và khuyến khích của cấp trên song không sử dụng triệt để hiệu quả của nó. Thường thì chỉ để đối phó với các kì thanh tra, kiểm tra. Môi trường chữ viết hay môi trường đọc, viết thường được hiểu là mọi nơi đều có chữ, mọi đồ vật đều có chữ… nhưng chẳng bao giờ yêu cầu trẻ đọc những chữ, từ đó cả. Chính vì vậy, môi trường đọc, viết ở đây bị bỏ phí, chỉ còn tính chất trang trí, trưng bày.

Nguyên nhân thứ hai, là do giáo viên chưa thực sự lôi cuốn trẻ vào việc khai thác công dụng của môi trường đọc, viết, hoặc không hướng dẫn trẻ sử dụng đúng mục đích, cách thức của môi trường. Phần lớn trẻ không có biểu hiện ham thích hay hứng thú đọc chữ, không tò mò với các chữ viết mà cô tạo ra trong môi trường được gọi là môi trường đọc, viết đó. Các ấn phẩm: truyện, sách, báo, tạp chí… trong môi trường đọc, viết đó. Do không được giáo viên hướng dẫn sử dụng nên trẻ chỉ chủ yếu xem tranh ảnh trong các ấn phẩm: truyện, sách, báo, tạp chí… chứ không đọc to lên và thường không biết bảo quản, xem xong không biết cất gọn lên kệ hoặc giành giật gây rách, nhàu nát sách. Chính vì vậy, giáo viên rất ngại cho trẻ tiếp xúc với những ấn phẩm này.

Có sự tỉ lệ nghịch giữa biện pháp được giáo viên cho là có mức độ cần thiết thấp nhưng lại có mức độ sử dụng khá thường xuyên như biện pháp: Dạy trẻ đọc kéo dài một âm vị nào đó có trong một tiếng; Làm quen trẻ với tên gọi của âm vị; Dạy trẻ xác định vị trí của âm vị nào đó ở trong tiếng (là âm đầu hay âm cuối); Dạy trẻ gọi tên các tiếng đơn giản có chứa một âm vị nào đó.

Nhìn chung biện pháp sử dụng mô hình để giúp trẻ hình thành biểu tượng về từ âm, tiếng và câu không được giáo viên đề cao và rất hiếm khi sử dụng. Thực tế, biện pháp dạy trẻ đọc kéo dài một âm vị nào đó có trong một tiếng cũng hiếm khi được giáo viên sử dụng. Qua thăm dò, thì phần lớn giáo viên tỏ ra lạ lẫm với những biện pháp này.

thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ của giáo viên mầm non, nhận thấy, các biện pháp giáo viên sử dụng khá ít, thường lặp đi lặp lại theo các bước có sẵn như một khuôn khổ (trình chiếu slide cho trẻ xem hình rồi đàm thoại với trẻ về hình ảnh đó, cho trẻ đọc từ dưới hình, tìm chữ cái đã học có trong từ, sau đó giới thiệu chữ cái mới, dạy trẻ phát âm chữ cái theo nhóm, cá nhân, cả lớp, giới thiệu những chữ cái khác có trong nhóm chữ trẻ đang học…; cho trẻ chơi các trò chơi với chữ cái đã học như: Phát cho mỗi trẻ một thẻ chữ cái, sau đó, cả lớp đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hát, khi cả lớp hát dứt một bài hát nào đó, cô giơ thẻ chữ, trẻ có thẻ chữ giống cô thì nhảy vào vòng tròn và đọc to tên thẻ chữ của mình; Cho trẻ thi đua tìm khoanh tròn hoặc nối các chữ cái đã học trong bài thơ, bài hát… được in sẵn hoặc tìm chữ cái được yêu cầu như thẻ chữ của cô trong rổ nhiều thẻ chữ cái…); Giáo viên ít chú trọng luyện kỹ năng nghe cho trẻ cho trẻ nghe và phát hiện âm vừa nghe, chỉ chú trọng cho trẻ nhìn và đọc âm, hay tìm các âm trong từ…

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC TIỀN HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 66 -70 )

×