mầm non như biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường
3.2.4.1. Nghiên cứu cách thức tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo tại trường nhằm hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Hoạt động vui chơi của trẻ tại trường mầm non được tổ chức theo các góc chơi và mỗi góc chơi có các loại trò chơi đặc trưng của nó như: Góc nghệ thuật (chơi tạo hình: vẽ, nặn, cắt, xé, dán), góc âm nhạc (biểu diễn âm nhạc), góc học tập (trò chơi học tập - các trò chơi chứa đựng nhiệm vụ học tập, giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái, giúp trẻ dễ vượt qua khó khăn trở ngại trong hoạt động học tập như trò chơi làm quen với chữ cái (làm quen đọc, viết), trò chơi làm quen với toán…, góc thư viện (chơi với sách và các ấn phẩm nhằm nắm chức năng ngôn ngữ viết, cấu tạo của quyển sách, cách đọc sách), góc phân vai (trò chơi đóng vai theo chủ đề: nhằm phát triển ngôn ngữ giao tiếp, hành vi xã hội, mối quan hệ trong xã hội), góc xây dựng (trò chơi xây dựng phát huy tính sáng tạo của trẻ). Trong các góc chơi được lồng ghép tạo môi trường chữ viết và giáo viên hướng dẫn, khơi gợi và lôi cuốn trẻ chú ý vào các biểu tượng chữ khi tham gia chơi, đọc các chữ, từ có trong góc chơi, chủ động, tích cực tạo ra các từ, chữ mới theo cách của trẻ…).
Trong các góc chơi ở trường với đặc trưng riêng và tác dụng của từng loại trò chơi, góc chơi mang lại thì góc học tập, góc thư viện với các loại trò chơi mà nó mang lại là các góc có tác dụng trực tiếp và có khả năng giải quyết nhiệm vụ hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi một cách tốt nhất. Ngoài ra, các góc còn lại cũng có tác dụng khá tích cực trong hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết tùy theo mục đích sử dụng và chủ đề đang thực hiện của mình, giáo viên đưa vào sử dụng góc nào làm phương tiện chính.
Đề tài tập trung khai thác các trò chơi trong góc học tập với trò chơi học tập và góc thư viện với các trò chơi với sách, báo, tạp chí, truyện tranh, giấy của hoạt động vui chơi nhằm hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ.
3.2.4.2 Các bước tiến hành thiết kế, khai thác hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo và đưa vào sử dụng với mục đích hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
• Khai thác, thiết kế các hoạt động góc học tập hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi: Trò chơi học tập.
Yêu cầu khi khai thác, thiết kế hoạt động góc học tập với trò chơi học tập trong hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Nhiệm vụ chơi vừa sức, đáp ứng mục tiêu và nội dung hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Hình thức chơi đa dạng, phong phú, giúp trẻ thay đổi hoạt động và phối hợp thao tác trí tuệ nhằm tránh nhàm chán.
- Luật chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Vật liệu chơi đơn giản, dễ tìm, dễ làm, dễ sử dụng.
- Thời gian chơi được tổ chức hợp lý; không gian thoải mái, yên tĩnh giúp trẻ tập trung, hứng thú vào nội dung chơi và giải quyết nhiệm vụ chơi hiệu quả.
Các bước tiến hành khai thác, thiết kế hoạt động góc học tập với trò chơi học tập trong hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập (nội dung chơi) của trò chơi: trò chơi nhằm hình thành nội dung nào của hoạt động hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (hình thành kỹ năng nghe và phân tích âm thanh, liên hệ đúng đắn giữa âm vị và chữ cái hay kỹ năng đọc, viết…)
Bước 2: Xác định hình thức chơi: hình thức chơi vận động hay trí tuệ, chơi nhóm, hay cá nhân.
Bước 3: Xác định vật liệu, công cụ chơi: Vật liệu chơi là gì, số lượng bao nhiêu phụ thuộc vào nhiệm vụ hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết nào cho trẻ.
Bước 4: Xác định hành động chơi: Các thao tác của trẻ khi chơi, có thể là thao tác trí tuệ như so sánh, phân tích, tổng hợp, ghi nhớ, quan sát, chú ý, ...; Hành động chơi có thể là các thao tác bằng tay khi chơi như lắp ghép đồ vật, mô hình, xếp tương ứng…; Hành động chơi có thể là lời nói của trẻ khi chơi như đố, hỏi, trả lời…; Hành động chơi có thể là sự kết hợp thao tác trí tuệ và thao tác vận động (nhận biết và làm
đúng yêu cầu).
Bước 5: Xác định luật chơi: là những quy định bắt buộc người chơi phải tuân thủ khi chơi. Luật chơi được coi là yếu tố cơ bản của trò chơi học tập, đảm bảo cho nội dung giáo dục. Nếu không tuân thủ luật chơi coi như không hoàn thành nội dung chơi, không thực hiện được nội dung giáo dục. Luật chơi là căn cứ đánh giá người chơi đúng hay sai, được quyền chơi tiếp/ dừng lại hay làm lại.
Bước 6: Đặt tên trò chơi: Tạo sự hấp dẫn, tò mò, kích thích tính hiếu kì của trẻ khi tham gia trò chơi.
Hướng dẫn sử dụng hoạt động góc học tập với trò chơi học tập trong hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Giới thiệu trò chơi: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. Luật chơi, cách chơi phải được giảng giải một cách ngắn gọn, rõ ràng để trẻ nắm; đối với trò chơi mới, phải kết hợp đặt câu hỏi để trẻ tư duy và hiểu luật chơi, cách chơi, giáo viên có thể chơi cùng trẻ để trẻ nắm luật chơi, hành động chơi.
- Hướng dẫn và tổ chức chơi: Giáo viên cho trẻ chơi nhiều lần để hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết mà trò chơi mang lại cho trẻ, giúp trẻ vận dụng các kỹ năng tiền học đọc học viết khác vào các tình huống chơi khác. Không ép buộc trẻ chơi, không áp đặt cách chơi đối với trẻ để không làm mất hứng thú của trẻ với trò chơi, để trẻ thấy thoải mái khi chơi. Nên phối hợp biện pháp trực quan, thực hành và dùng lời để hướng dẫn trẻ chơi, giúp trẻ có cơ hội phối hợp vận động tay, mắt; sử dụng ngôn ngữ, của mình để giải thích, trình bày, mô tả để nhận thức và tái thiết lập các biểu tượng liên quan đến kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Tổ chức cho trẻ được tự chơi trò chơi với bạn hoặc cá nhân.
- Kết thúc trò chơi: Trẻ thấy hài lòng, vui vẻ và thoải mái sau khi chơi. Khuyến khích trẻ tự nhận xét kết quả chơi của mình và của bạn. Đánh giá xem ai là người thắng cuộc trong trò chơi.
Khai thác, thiết kế các hoạt động tại góc thư viện: Chơi với sách truyện và các ấn phẩm trong hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Yêu cầu khi khai thác, thiết kế hoạt động góc thư viện trong hình thành kỹ năng
- Các ấn phẩm đa dạng, phong phú, nội dung và hình thức phù hợp với lứa tuổi: Truyện tranh chữ to (một số truyện có hình cho trẻ tô màu), một số sách có nội dung gần gũi hoặc có nhiều chi tiết lặp đi lặp lại để trẻ dễ nhớ, dễ thuộc và kể lại; tập làm quen chữ cái, giấy A4, bút chì, màu sáp các loại, thẻ chữ cái, tranh, logo, album tự tạo, …Thường xuyên thay đổi chủ đề và các ấn phẩm để tránh không nhàm chán, đồng thời tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn, kích thích sự tò mò của trẻ với nội dung ấn phẩm đó.
- Vị trí: Góc thư viện phải yên tĩnh (tránh xa góc như góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ thuật), được sắp xếp thuận tiện để trẻ vui vẻ, thích thú khi hoạt động, đủ ánh sáng; cách bố trí gọn gàng, đơn giản, dễ sử dụng và có khu vực riêng cho từng loại ấn phẩm, dụng cụ đọc/ viết; Có bàn ghế được sắp xếp phù hợp để trẻ ngồi viết, đọc theo ý thích, cũng có thể có những chiếc gối để trẻ ôm/ dựa khi đọc sách nhằm tạo sự thoải mái cho trẻ khi tham gia.
Các bước tiến hành khai thác, thiết kế và hướng dẫn hoạt động góc thư viện hình
thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi:
Bước 1: Lựa chọn địa điểm phù hợp, thuận tiện, đủ ánh sáng, tránh nơi ồn ào. Bước 2: Sắp xếp các thể loại ấn phẩm theo nội dung vào từng khu vực (ngăn, kệ) riêng, vừa tầm với và hấp dẫn trẻ. Thiết kế hoạt động cho trẻ.
Bước 3: Khuyến khích, khơi gợi trẻ tham gia vào hoạt động ở góc thư viện: Cô tham gia cùng trẻ, đọc sách cho trẻ nghe và hướng dẫn trẻ đọc sách. Giới thiệu các quyển sách mới nhằm khơi gợi sự tò mò ở trẻ; khuyến khích trẻ tự khám phá, tìm hiểu những sách, truyện đó.
Bước 4: Cho trẻ hoạt động với góc thư viện. Khuyến khích trẻ tự đọc sách và đọc cho các bạn nghe. Khuyến khích trẻ tham gia tạo chữ cái, làm album, sử dụng vật liệu tạo chữ viết như giấy, bút chì, sáp màu; Giáo dục trẻ bảo vệ sách; Quan sát trẻ, sửa tư thế ngồi, cách cầm bút cho trẻ; Dạy trẻ quy tắc đọc, cách đọc, …
Bước 5: Nhận xét hoạt động của trẻ. Cho trẻ nhận xét lẫn nhau, khuyến khích trẻ kể lại một câu chuyện nào đó mình vừa đọc hoặc được nghe bạn/ cô đọc.
3.3 Một số kế hoạch giờ học và các trò chơi trong hoạt động vui chơi hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường