Các bước tiến hành
Bước 1: Chọn địa điểm thực nghiệm và đối chứng
- Trường mẫu giáo Cây Trường – Bến Cát – Bình Dương.
Bước 2: Chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng
– Bình Dương.
- Lớp đối chứng: 30 trẻ lớp Lá 2 trường mẫu giáo Cây Trường – Bến Cát – Bình Dương.
- Để đảm bảo tính khách quan của kết quả thực nghiệm, tôi chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự tương đương về trình độ phát triển của trẻ, về trình độ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, cụ thể:
o Trẻ của hai lớp có sự phát triển hài hòa, khỏe mạnh, cân đối, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp tốt, tự tin, dễ hòa nhập. Theo sự nhận xét của giáo viên và theo hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ thì trẻ của hai lớp đều phát triển bình thường về tâm sinh lý, độ tuổi tương đương nhau…
o Giáo viên của cả hai lớp đều tốt nghiệp Trung cấp sư phạm Mầm non, có thâm niên công tác và kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi đều trên 5 năm.
o Mỗi lớp đều có hai giáo viên.
o Cơ sở vật chất đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bước 3: Đo đầu vào của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng
Để làm cơ sở định tính về sự khả thi của việc sử dụng các biện pháp thực nghiệm đã được đề xuất trong hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chúng tôi đã tiến hành đo nghiệm kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm:
o Người thực hiện đo nghiệm là giáo viên của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm cùng với hiệu phó chuyên môn của trường.
o Việc đo nghiệm được tiến hành với từng trẻ, sử dụng 6 bài tập đo nghiệm đã được xây dựng với các tiêu chí và chỉ số đánh giá kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Cụ thể như sau:
o Các tiêu chí đánh giá thực trạng kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ 5 - 6 tuổi Các tiêu chí đánh giá thực trạng kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:
- Cơ sở lý luận của việc hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Đã được trình bày ở chương I).
- Đặc điểm phát triển kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Đã được trình bày ở chương I).
- Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo:
o Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
o Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…) o Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày.
o Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
o Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao, phù hợp với độ tuổi.
o Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết [8].
Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của chương trình Tiếng Việt 1 trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay có liên quan tới kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
o Chương trình tiếng Việt 1, tập trung vào các kỹ năng và kiến thức, trong đó kỹ năng bao gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; được chú trọng nhiều nhất là kỹ năng đọc, viết của học sinh. Về mặt kiến thức có: Kiến thức về ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp trong đó chỉ trình bày các kiến thức học sinh cần làm quen và nhận biết chúng thông qua các bài thực hành kỹ năng.
Cụ thể về mức độ yêu cầu cần đạt của các kỹ năng được yêu cầu trong chương trình Tiếng Việt 1 là:
- Kỹ năng nghe: Nghe trong hội thoại (Nhận biết sự khác nhau của các âm, các
thanh và các kết hợp của chúng; nhận biết sự thay đổi về độ cao, ngắt, nghỉ hơi; Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản; Nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu). Nghe hiểu văn bản (Nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích hợp với học sinh lớp một)
- Kỹ năng nói: Nói trong hội thoại (Nói đủ to, rõ ràng, thành câu; Biết đặt và
trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng; Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học). Nói thành bài (Kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe)
- Kỹ năng đọc: Đọc thành tiếng (Biết cầm sách đọc đúng tư thế; Đọc đúng và trơn
tiếng: đọc liền từ, đọc cụm từ và câu, tập ngắt, nghỉ (hơi) đúng chỗ). Đọc hiểu (hiểu đúng các từ thông thường, hiểu ý được diễn đạt trong câu đã đọc (độ dài câu khoảng 10 tiếng). Học thuộc lòng một số bài văn vần (thơ, ca dao...) trong sách giáo khoa.
- Kỹ năng viết: Viết chữ (Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh; viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ, tập ghi dấu thanh đúng vị trí; làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định; tập viết các số đã học). Viết chính tả (Hình thức chính tả: tập chép, bước đầu tập nghe đọc để viết chính tả; Luyện viết các vần khó, các chữ mở đầu bằng: g/gh, ng/ngh, c/k/q...; Tập ghi các dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi); Tập trình bày một bài chính tả ngắn) [10].
Đề tài đi sâu xác định nội dung và xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhằm đánh giá kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
o Nội dung hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi:
- Kỹ năng nghe: Nghe và phân biệt đúng các tiếng (đơn giản) thanh và âm vị. - Kỹ năng đọc: Đọc to, rõ, các tiếng có thanh, các âm vị. Bước đầu làm quen với việc đọc bập bẹ, đọc một tiếng (đơn giản).
- Kỹ năng viết: Ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách, biết tô màu và tạo các con chữ. - Kỹ năng học tập: Tuân thủ các quy định trong giờ học, biết giơ tay khi muốn phát biểu, biết tự kiểm tra đánh giá.
o Xây dựng một số tiêu chí đánh giá kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ:
1) Kỹ năng tách từ như là đơn vị ý nghĩa độc lập của ngôn ngữ. 2) Kỹ năng tách câu như là đơn vị ý nghĩa độc lập của ngôn ngữ. 3)Kỹ năng phân tích âm thanh của một tiếng đơn giản.
4)Liên hệ đúng đắn âm vị và chữ cái.
5)Trẻ ghép được một số tiếng đơn giản (2 âm vị) và đọc được nó. 6)"Đọc" được một số từ, câu đơn giản, quen thuộc.
7)Nhận biết một số cấu tạo của một quyển sách. 8)Thực hiện được một số quy tắc của việc đọc. 9)Ngồi học đúng tư thế, cầm viết đúng cách.
10) Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá bài làm của mình. 11) Kỹ năng thực hiện các quy định trên giờ học.
Bảng 3.1. Bảng tiêu chí đã được hoàn thiện với các chỉ số như sau
Kỹ năng nghe
Tiêu chí Chỉ số
1) Kỹ năng tách từ như là đơn vị ý
nghĩa độc lập của ngôn ngữ. -- Nói được tên đối tượng vừa được gọi bằng từ gì. Lặp lại từ vừa được nghe.
- Lặp lại từ chỉ tên đối tượng mà mình vừa nói.
- Trả lời được câu hỏi về từ chỉ tên đối tượng vừa
gọi.
2) Kỹ năng tách câu như là đơn vị
ý nghĩa độc lập của ngôn ngữ. -- KNêu được nội dung từng phần của câu chuyện. ể được chuyện.
- Nói được câu chuyện có bao nhiêu câu?
- Nói được ý nghĩa của một câu đơn giản.
- Nêu được số tiếng có trong một câu đơn giản.
3) Kỹ năng phân tích âm thanh của
một tiếng đơn giản. -âm được yêu cầu. Chỉ hoặc khoanh tròn đối tượng mà trong tên gọi có
- Xác định tiếng nào trong một từ (đơn giản) có âm
được hỏi.
- Nghe đọc một tiếng có 2 âm đơn giản, nói được âm
đầu, âm cuối trong tiếng đó.
4) Liên hệ đúng đắn âm vị và chữ
cái.
- Tách được âm trong từ đơn giản.
- Chỉ hoặc đọc đúng chữ ghi âm bất kì được yêu cầu.
(29 chữ ghi âm/ chữ cái tiếng Việt)
Kỹ năng đọc
5) Trẻ ghép được một số chữ đơn
giản (2 chữ cái) và đọc được nó. -- Dùng thGhép được một phụ âm cho sẵn với các nguyên âm ẻ chữ cái ghép thành tên của mình.
khác đúng vị trí âm đầu âm cuối.
- Đọc được từ vừa ghép.
6) "Đọc" được một số từ, câu đơn
giản, quen thuộc. -- Đọc một số từ trong môi trường lớp. Đọc từ đơn giản được yêu cầu.
7) Nhận biết một số cấu tạo của
một quyển sách. -- NhNhận ra bìa của sách. ận ra trang, số chỉ trang sách.
- Nhận ra vị trí tên sách.
8) Thực hiện được một số quy tắc
của việc đọc. -- CLật từng trang sách khi đọc. ầm sách đúng chiều khi đọc.
- Đọc từng từ (chỉ vào từng từ khi đọc), đọc từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới.
Kỹ năng viết
9) Ngồi học đúng tư thế, cầm viết
đúng cách. -- NgCầm viết đúng cách ồi đúng tư thế
Kỹ năng học tập
10) Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá
bài làm của mình. -quy định. Tự kiểm tra từng phần riêng lẻ bằng kí hiệu được
- Tự kiểm tra cả bài làm bằng kí hiệu được quy định.
11) Kỹ năng thực hiện các quy
định trên giờ học. -- NgGiơ tay, xin phép khi muốn phát biểu ý kiến. ồi học ngay ngắn.
• Xây dựng bài tập đo nghiệm đánh giá khả năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
BÀI TẬP ĐO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC HỌC
VIẾT CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Mỗi bài tập có các yêu cầu, đạt được mỗi yêu cầu trẻ được 1 điểm.
Bài tập 1: Liên hệ giữa từ chỉ tên gọi với đối tượng thật
Chuẩn bị: Tranh vẽ (hoặc đồ dùng, đồ chơi).
Tiến hành: Cô hỏi trẻ về tên của hình vẽ (hoặc đồ dùng, đồ chơi) đó có tên gọi là gì?; Đồ chơi này được gọi bằng từ gì?
Yêu cầu trẻ nhắm mắt, cô gọi tên đối tượng, ví dụ "Cái ca", trẻ mở mắt và chỉ đối tượng cô vừa gọi tên. Cô nói "Con đã nghe từ "Cái ca" và chỉ đồ chơi có tên gọi đó.
Cô nhắm mắt cho trẻ gọi tên đồ chơi. Cô nói: "Con đã gọi tên đồ chơi nào? Đã nói từ gì?"
Đánh giá:
1. Nói được tên đối tượng vừa được gọi bằng từ gì. = 1 điểm 2. Lặp lại từ vừa được nghe. = 1 điểm
3. Lặp lại từ chỉ tên đối tượng mà mình vừa nói. = 1 điểm
4. Trả lời được câu hỏi về từ chỉ tên đối tượng vừa gọi. = 1 điểm
Bài tập 2: Kể chuyện theo tranh
Chuẩn bị: Tranh truyện
Tiến hành: Yêu cầu trẻ kể câu chuyện theo tranh. (Nếu trẻ không kể được thì cô sẽ kể).
Hỏi trẻ:
- Phần đầu, giữa hoặc cuối nói về nội dung gì? - Câu chuyện có bao nhiêu câu?
- Câu "…" nói lên điều gì? - Câu "…" có bao nhiêu tiếng? Đánh giá:
5. Kể được chuyện. = 1 điểm
7. Nói được câu chuyện có bao nhiêu câu? = 1 điểm 8. Nói được ý nghĩa của một câu đơn giản. = 1 điểm 9. Nêu được số tiếng có trong một câu đơn giản. = 1 điểm
Bài tập 3: Tìm đối tượng mà tên gọi có chữ cái đang học, đánh giá bài tập cá
nhân
Chuẩn bị: Đồ chơi, bài tập trên giấy (In một số hình vẽ và chữ cái trọng tâm mà giáo viên muốn tùy theo điều kiện lớp học thời gian, chủ đề đang học).
Tiến hành: Yêu cầu trẻ khoanh hoặc chỉ đối tượng mà trong từ chỉ tên gọi của nó có âm được yêu cầu.
Tự đánh giá theo hướng dẫn bằng lời của cô hoặc theo đáp án mẫu bằng cách: Đánh giá một hình: (Đúng tô màu xanh, sai tô màu đỏ vào ô vuông bên dưới.) Đánh giá cả bài: (Đúng hết tô màu xanh, đúng nhiều tô màu vàng, đúng ít tô màu đỏ, đúng và sai bằng nhau tô màu nâu vào mặt trời ở góc phải tờ giấy).
Trẻ đọc tiếng trong từ chỉ tên đối tượng mà trẻ khẳng định có âm được yêu cầu. Hỏi trẻ xem âm đó đứng ở vị trí nào trong từ? (Đứng trước hay đứng sau). Yêu cầu trẻ xác định âm đứng trước, đứng sau trong từ trẻ vừa đọc.
Yêu cầu trẻ chỉ chữ cái ghi âm của các âm trong từ vừa tách. Đánh giá:
10. Chỉ hoặc khoanh tròn đối tượng mà trong tên gọi có âm được yêu cầu.
11. Xác định tiếng nào trong một từ (đơn giản) có âm được hỏi.
12. Nghe đọc một tiếng có 2 âm đơn giản, nói được âm đầu, âm cuối trong tiếng đó.
= 1 điểm = 1 điểm = 1 điểm
13. Tách được âm trong từ đơn giản.
14. Chỉ hoặc đọc đúng chữ ghi âm bất kì được yêu cầu. (29 chữ ghi âm/ chữ cái tiếng Việt).
15. Tự kiểm tra và đánh giá đúng từng phần riêng lẻ bằng kí hiệu được quy định.
16. Tự kiểm tra và đánh giá đúng cả bài làm bằng kí hiệu
= 1 điểm = 1 điểm = 1 điểm = 1 điểm
được quy định.
Bài tập 4: Ghép các từ đơn giản
Chuẩn bị: Thẻ chữ cái rời.
Tiến hành: Cho trẻ một bộ thẻ chữ cái.
Yêu cầu trẻ chọn thẻ chữ và ghép được tên của mình. Yêu cầu trẻ đọc một vài từ, tiếng trong môi trường lớp.
Yêu cầu trẻ lựa một phụ âm trong số các phụ âm cô nêu ra hoặc cô chỉ định cho trẻ 1 thẻ chữ cái đã được làm quen.
Cô cho trẻ thẻ các nguyên âm khác; yêu cầu trẻ ghép phụ âm đó với các nguyên âm khác và đọc được tiếng vừa ghép.
Cô ghép một tiếng đơn giản, yêu cầu trẻ đọc tiếng đó. Đánh giá:
17. Dùng thẻ chữ cái ghép thành tên của mình. 18. Ghép được một phụ âm cho sẵn với các nguyên âm khác đúng vị trí âm đầu âm cuối.
19. Đọc được từ vừa ghép.
= 1 điểm = 1 điểm = 1 điểm 20. Đọc một số từ trong môi trường lớp.
21. Đọc từ đơn giản được yêu cầu.
= 1 điểm = 1 điểm
Bài tập 5: Cách đọc và sử dụng sách
Chuẩn bị: Một số sách truyện trẻ yêu thích.
Tiến hành: Cô cho trẻ lựa chọn một quyển sách mà trẻ thích rồi yêu cầu trẻ "đọc" cho cô nghe.
Cô quan sát kỹ năng của trẻ:
- Cầm sách đúng chiều khi đọc (không cầm ngược); Lật từng trang sách khi "đọc". "Đọc" từng từ (chỉ vào từng từ khi "đọc"), "đọc" từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Cô hỏi trẻ:
- Đâu là bìa sách?
- Quyển sách có tên là gì? Tên sách ở đâu? - Đâu là trang "5…", sao con biết?
22. Nhận ra bìa của sách. 23. Nhận ra trang, số chỉ trang sách. 24. Nhận ra vị trí tên sách. = 1 điểm = 1 điểm = 1 điểm 25. Cầm sách đúng chiều khi đọc. 26. Lật từng trang sách khi đọc.
27. Đọc từng từ (chỉ vào từng từ khi đọc), từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
= 1 điểm = 1 điểm = 1 điểm
Bài tập 6: Cách viết
Chuẩn bị: Giấy trắng, bút chì đen.
Tiến hành: Phát cho mỗi trẻ một tờ giấy trắng và cây viết chì như đã chuẩn bị. Yêu cầu trẻ "viết" lại các từ chỉ tên mình hoặc sao chép các từ trẻ thích trong môi trường lớp học, sách, báo... Không chỉ trẻ cách viết.
Quan sát trẻ: Quan sát cách ngồi viết. Cách cầm viết của trẻ. Đánh giá:
Tư thế ngồi viết: Ngồi thẳng lưng, một tay cầm viết, một tay giữ giấy, đầu hơi cúi, chân thoải mái vuông góc với sàn nhà.
Cầm viết đúng cách: Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa); Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay; Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết; Cầm bút xuôi theo chiều ngồi (Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45o. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90o).