0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Khai thác hoạt động chung (hoạt động học tập) của trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC TIỀN HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 88 -91 )

tuổi tại trường mầm non nhằm hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường

Nghiên cứu cách thức tổ chức hoạt động học tập của trẻ dưới dạng giờ học

Đặc trưng hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vẫn là "học mà chơi". Chính vì vậy khi khai thác hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi với mục tiêu hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ, đề tài xây dựng các giờ học ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi dưới dạng "vừa học vừa chơi" nhằm hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động, có hứng thú nhận thức, thỏa mãn tính tò mò, ham học hỏi của trẻ.

Hoạt động học tập hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được tổ chức dưới dạng các giờ học giống như các giờ học khác ở trường mầm non. Mỗi giờ học 10 – 35 phút với cấu trúc ba phần như sau: Phần mở đầu (Bao gồm những việc tổ chức tập thể trẻ: Thu hút sự chú ý của trẻ lên hoạt động sắp diễn ra, kích thích hứng thú của trẻ vào đối tượng hoạt động, tạo tâm trạng xúc cảm tích cực, hướng dẫn rõ ràng và chính xác cho trẻ về hoạt động sắp diễn ra); Phần trọng tâm – tiến trình giờ học (Hoạt động trí não và hoạt động thực hành độc lập của trẻ, thực hiện các nhiệm vụ đề ra; Trong phần trọng tâm của giờ học việc cá thể hóa quá trình dạy học phải diễn ra (Trợ giúp tối thiểu, cung cấp lời khuyên, nhắc nhở, câu hỏi gợi ý, làm mẫu, giải thích thêm); Giáo viên cần xây dựng điều kiện để mỗi trẻ đều đạt được kết quả mong đợi theo cách riêng của nó); Phần kết thúc giờ học (Tổng hợp và đánh giá kết quả hoạt động của trẻ; Ở lớp mẫu giáo bé chỉ nên đánh giá sự chăm chỉ, chú ý và nổ lực hoạt động của trẻ nhằm tạo xúc cảm tích cực cho trẻ sau mỗi giờ học; Ở lớp mẫu giáo nhỡ nên có sự đánh giá mang tính phân hóa đối với từng cá nhân trẻ; Ở mẫu giáo lớn nên kích thích trẻ tự đánh giá). Đề tài còn dựa trên cấu trúc riêng của một giờ học tích hợp để hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ. Cấu trúc giờ học tích hợp bao gồm các bước sau: Phần ổn định tổ chức (Nêu tình huống có vấn đề nhằm kích thích tính tích cực của trẻ trong tìm kiếm các phương án giải quyết vấn đề); Phần trọng tâm (Cung cấp những kiến thức mới nhằm giải quyết vấn đề trên cơ sở nội dung của lĩnh vực "làm quen chữ cái – hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết" dựa vào phương tiện trực quan; Chú trọng làm giàu vốn từ, tích cực hóa vốn từ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc); Phần kết thúc (Gợi ý thực hiện bất kỳ một hoạt động thực hành nào nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng mới nhận được và kích hoạt toàn bộ kinh nghiệm). (Trương Thị Xuân Huệ 2014 – Lý luận dạy học hiện đại dạy học tích cực,

NXB Lao Động).

Các bước tiến hành thiết kế, khai thác hoạt động học tập theo giờ học để hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

- Bước 1: Xác định chủ đề/ đề tài hiện tại của trường, lớp: Từ chủ để của lớp hoặc đề tài chung của trường tại thời điểm thực nghiệm, đưa ra đề tài, đặt tên đề tài. (Thời điểm thực nghiệm của đề tài trường đang thực hiện chủ đề "Thế giới động vật").

- Bước 2: Xác định nhiệm vụ hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết của hoạt động học tập: Hình thành kỹ năng nghe, đọc, viết, hay kỹ năng học tập của trẻ. Hay các kỹ năng sẽ được phối hợp trong hoạt động.

- Bước 3: Xác định lĩnh vực tích hợp: Môi trường xung quanh, nhạc, thơ, truyện, câu đố, toán…

- Bước 4: Xác định các dạng hoạt động của trẻ: Nhận thức, vui chơi, đọc thơ, kể chuyện, …

- Bước 5: Xác định nhiệm vụ: củng cố kiến thức, luyện kỹ năng: phân tích âm thanh/ từ/ tiếng/ câu, tổng hợp từ, ghép chữ cái, nhận biết âm và chữ ghi âm, phát hiện âm và vị trí âm có trong từ/ tiếng, phát hiện từ có chứa âm, cách ngồi học, cách cầm viết, …

- Bước 6: Xác định các phương tiện trực quan hỗ trợ: Tranh, thẻ chữ, bảng, giấy, bút, máy vi tính, máy nghe nhạc, hay sách truyện…

Cách tiến hành hoạt động học tập theo giờ học hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

- Tùy theo hình thức muốn tổ chức giờ học hình thành kỹ năng mà chia trẻ theo đội/ nhóm/ cả lớp.

- Phần mở đầu/ Ổn định tổ chức: Giới thiệu đề tài, hoặc nêu tình huống có vấn đề. Nêu nhiệm vụ và yêu cầu trẻ cần đạt được hoặc sẽ đạt được sau giờ học.

- Phần trọng tâm: Cung cấp kiến thức; trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập, ôn kiến thức kỹ năng cũ, hình thành kỹ năng mới dưới sự hỗ trợ của phương tiện trực quan.

- Phần kết thúc giờ học: Trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập theo nhóm/ cá nhân/ cả lớp bằng cách cho trẻ thi đua trong trò chơi học tập; thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được giao; thực hành các kỹ năng đã học;…

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC TIỀN HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 88 -91 )

×