bị cho trẻ học đọc, học viết.
Bảng 2.2. Nhận thức của các giáo viên lớp một về bản chất của việc đọc, việc viết
và việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học đọc, học viết trước khi vào lớp
một
STT Bản chấtcủa việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết
Mức độ Rất
đồng ý Đồng ý Không đồng ý 1 Đọc và viết là các dạng của hoạt động ngôn ngữ,
mà cơ sở của chúng là ngôn ngữ nói 22.2% 77.8% 0 2
Khi chuẩn bị cho việc đọc, viết cần có cả quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ ở trong trường mầm non
(nói mạch lạc; phát âm đúng) 33.3% 66.7% 0
3
Sự phát triển tính có chủ định và sự phản tỉnh (sự nhận thức) về ngôn ngữ nói của bản thân trẻ là cơ
sở cho việc nắm vững ngôn ngữ viết sau này 44.4% 55.6% 0 4 Việc đọc là chuyển mã từ chữ cái thành các từ
được nói lên 22.2% 77.8% 0
5 Việc viết là sự chuyển ngôn ngữ nói thành mã chữ
cái 33.3% 66.7% 0
6
Để chuẩn bị cho việc học đọc, học viết, cần hình thành, phát triển ở trẻ tri giác nghe âm vị và các
kỹ năng phân tích và tổng hợp âm thanh ngôn ngữ 55.6% 44.4% 0 Số liệu khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy, đa số GVTH đều có nhận thức đúng về bản chất của việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học đọc học viết trước khi vào lớp một. 100% giáo viên đồng ý hoặc rất đồng ý với các bản chất mà chúng tôi đưa ra.
Bảng 2.3. Kết quả việc trưng cầu ý kiến của các giáo viên dạy lớp mẫu giáo
5 – 6 tuổi về bản chất của việc đọc, việc viết và việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi học đọc, học viết trước khi vào lớp một
STT
Bản chất của việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết Mức độ Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý 1 Đọc và viết là các dạng của hoạt động ngôn ngữ,
mà cơ sở của chúng là ngôn ngữ nói 55.9% 44.1% 0 2
Khi chuẩn bị cho việc đọc, học viết cần có cả quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ ở trong trường mầm
non (nói mạch lạc; phát âm đúng). 61.8% 38.2% 0 3
Sự phát triển tính có chủ định và sự phản tỉnh (nhận thức rõ ràng) về ngôn ngữ nói của bản thân trẻ là cơ sở cho việc nắm vững ngôn ngữ viết sau này
50% 50% 0
4 Việc đọc là chuyển mã từ chữ cái thành các từ
được nói lên 44.1% 55.9% 0
5 Việc viết là sự chuyển ngôn ngữ nói thành mã
chữ cái 47.1% 50% 2.9%
6
Để chuẩn bị cho việc học đọc, học viết, cần hình thành, phát triển ở trẻ khả năng nghe âm vị và các kỹ năng phân tích và tổng hợp âm thanh ngôn ngữ
47.1% 47.1% 5.9%
Kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy, phần lớn giáo viên đều hiểu đúng bản chất của việc đọc, việc viết và việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học đọc, học viết trước khi vào lớp một. Tuy nhiên có một số ít giáo viên hiểu sai về bản chất của việc viết, thể hiện ở chỗ giáo viên không đồng tình với khái niệm: "Việc viết là sự chuyển mã ngôn ngữ nói thành mã chữ cái" (Chiếm tỉ lệ 2.9%); và việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết với quan điểm: "Để chuẩn bị cho việc học đọc, học viết, cần hình thành, phát triển ở trẻ khả năng nghe âm vị và các kỹ năng phân tích và tổng hợp âm thanh ngôn ngữ" (Chiếm tỉ lệ 5.9%).
Việc hiểu bản chất của việc đọc, việc viết và việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học đọc, học viết trước khi vào lớp một, giúp giáo viên mẫu giáo thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi các kỹ năng tiền học đọc học viết. Nó quyết định hiệu quả của hoạt động hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non cùng với chất lượng kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ; mà không ai hết giáo viên mầm non là đội ngũ quan trọng, đóng vai trò quyết định hiệu quả của công tác chuẩn bị này. Hiểu sai bản chất của việc đọc, việc viết và việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học đọc, học viết trước khi vào lớp một, khiến cho quá trình chuẩn bị và hình thành kỹ năng tiền học, đọc học viết cho trẻ không đúng bản chất của nó, gây khó khăn cho trẻ và giáo viên lớp một của trẻ trong việc điều chỉnh các kỹ năng học đọc, học viết khi trẻ vào lớp một.
Bảng 2.4. Kết quả trưng cầu ý kiến của giáo viên lớp một về sự cần thiết hình
thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo trước khi bước vào lớp
một
STT Các kỹ năng tiền học đọc học viết Mức độ
Rất cần
thiết thiCần ết Ít cần thiết cKhông ần thiết
1 Kỹ năng tách từ như là đơn vị ý nghĩa
độc lập của ngôn ngữ 44.4% 33.3% 11.1% 11.1%
2 Kỹ năng tách câu như là đơn vị ý
nghĩa của ngôn ngữ 22.2% 44.4% 22.2% 11.1%
3 Kỹ năng chia câu ra các từ và tạo lập
câu từ 2 – 4 từ đơn giản 22.2% 44.4% 22.2% 11.1%
4 Kỹ năng phân tích các âm thanh (các
âm vị) của một tiếng đơn giản 33.3% 55.6% 0 11.1%
5 Phân biệt nguyên âm và phụ âm 22.2% 44.4% 22.2% 11.1%
6 Liên hệ đúng đắn âm vị và chữ cái 33.3% 66.7% 0 0
7 Nhận biết các chữ cái 55.6% 44.4% 0 0
8 Trẻ biết cách ghép chữ thành từ đơn
giản 44.4% 22.2% 11.1% 22.2%
9 Kỹ năng đọc các từ, câu đơn giản,
quen thuộc 55.6% 22.2% 11.1% 11.1%
10 Ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách 66.7% 33.3% 0 0
11 Kỹ năng viết các chữ cái 44.4% 55.6% 0 0
12 Kỹ năng sao chép con chữ 22.2% 55.6% 22.2% 0
13 Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá 22.2% 55.6% 11.1% 11.1%
14 Kỹ năng thực hiện các qui định trên
giờ học 33.3% 55.6% 11.1% 0
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.4, ta thấy đa phần giáo viên lớp một đều mong muốn trẻ hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết trước khi vào lớp một. Một bộ phận lớn giáo viên đều cho rằng trẻ cần thiết có các kỹ năng cơ bản của học đọc, học viết
tiếng Việt, đặc biệt là: Kỹ năng phân tích các âm thanh (các âm vị) của một tiếng đơn giản; Kỹ năng đọc các từ, câu đơn giản, quen thuộc; Kỹ năng sao chép con chữ; Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá; Kỹ năng thực hiện các qui định trên giờ học (55.6%); Bên cạnh đó sự "Liên hệ đúng đắn âm vị và chữ cái" của trẻ có tới tỉ lệ 66.7% giáo viên cho là cần thiết; và kỹ năng "Ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách" được phần lớn giáo viên cho là rất cần thiết phải hình thành ở trẻ đầu lớp một (chiếm tỉ lệ 66.7%).
Điều đó cho thấy rằng, các kỹ năng mà giáo viên lớp một mong muốn đều phù hợp với trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi, và phù hợp với yêu cầu kỹ năng tiền học đọc học viết cần hình thành ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Song, ngoài những kỹ năng cơ bản, phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì có tới tỉ lệ 55.6% giáo viên tiểu học cho rằng: Kỹ năng viết các chữ cái là cần thiết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trước khi vào lớp một.
Bảng 2.5. Kết quả trưng cầu ý kiến của giáo viên lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi về sự cần thiết hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
STT Các kỹ năng tiền học đọc học viết Rất cần Mức độ
thiết Cần thiết Ít cthiần ết cKhông ần thiết
1 Kỹ năng tách từ như là đơn vị ý nghĩa
độc lập của ngôn ngữ 55.9% 29.4% 11.8% 2.9%
2 Kỹ năng tách câu như là đơn vị ý
nghĩa của ngôn ngữ 47.1% 23.5% 23.5% 5.9%
3 Kỹ năng chia câu ra các từ và tạo lập
câu từ 2 – 4 từ đơn giản 11.8% 44.1% 11.8% 32.4%
4 Kỹ năng phân tích các âm thanh (các
âm vị) của một tiếng đơn giản 29.4% 35.3% 2.9% 32.4%
5 Phân biệt nguyên âm và phụ âm 47.1% 29.4% 17.6% 5.9%
6 Liên hệ đúng đắn âm vị và chữ cái 52.9% 17.6% 20.6% 8.8%
7 Nhận biết các chữ cái 85.3% 11.8% 0 2.9%
8 Trẻ biết cách ghép chữ thành từ đơn
giản 64.7% 14.7% 20.6% 0
9 Kỹ năng đọc các từ, câu đơn giản,
quen thuộc 70.6% 14.7% 14.7% 0
10 Ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách 91.2% 8.8% 0 0
11 Kỹ năng viết các chữ cái 82.4% 11.8% 2.9% 2.9%
12 Kỹ năng sao chép con chữ 76.5% 17.6% 5.9% 0
13 Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá 55.9% 35.3% 2.9% 5.9%
14 Kỹ năng thực hiện các qui định trên
giờ học 70.6% 29.4% 0 0
như kỹ năng đọc các từ, câu đơn giản, quen thuộc; Kỹ năng sao chép con chữ; Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá; Kỹ năng thực hiện các qui định trên giờ học là cần thiết hoặc rất cần thiết đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; một tỉ lệ lớn giáo viên mầm non cho rằng rất cần thiết hình thành ở trẻ các kỹ năng tiền học đọc học viết sau đây: Ngồi đúng tư thế, cầm viết đúng cách (có tới 91.2% giáo viên); Nhận biết các chữ cái (tỉ lệ 85.3% giáo viên); Kỹ năng sao chép con chữ (76.5% giáo viên); Kỹ năng thực hiện các qui định trên giờ học (70.6% giáo viên); 55.9% giáo viên cho rằng: Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá rất cần cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Điều đó cho thấy rằng, phần lớn giáo viên đã nhận thức đúng về sự cần thiết hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ.
Tuy nhiên, các kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng tách câu như là đơn vị ý nghĩa của ngôn ngữ; Kỹ năng chia câu ra các từ và tạo lập câu từ 2 – 4 từ đơn giản; Kỹ năng phân tích các âm thanh (các âm vị) của một tiếng đơn giản; Phân biệt nguyên âm và phụ âm lại bị số đông giáo viên cho rằng ít cần thiết và thậm chí là không cần thiết đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Trong khi đó, đây là những kỹ năng giúp trẻ hiểu sâu hơn về ý nghĩa của việc đọc, viết; Nó giúp trẻ biết cách tạo dựng câu đơn giản từ vốn nguyên liệu ban đầu là các từ, trẻ hiểu được mối liên hệ giữa câu và từ, hay đoạn văn bản: nhiều từ tạo thành câu, nhiều câu tạo thành đoạn văn bản, câu chuyện. Từ việc tạo câu từ 2 – 4 từ đơn giản trẻ biết thêm thắt các thành phần khác để câu dài hơn, hay hơn và phức tạp hơn, chẳng hạn trẻ có thể thêm thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, không gian, nơi chốn…; tính từ chỉ màu sắc, trạng thái… Đồng thời, các kỹ năng này giúp trẻ chú ý nhiều hơn đến các câu chữ của mình; hình thành ý thức về ngôn ngữ nói và viết. Sự rèn luyện một cách thường xuyên các kỹ năng này, sẽ tạo cho trẻ hứng thú với các hoạt động ngôn ngữ, trẻ thích phân tích lời nói của bản thân và người khác, trẻ nhạy bén hơn khi nghe các âm thanh và nhận ra các tiếng chứa âm một cách dễ dàng. Đây là tiền đề quan trọng cho việc dạy trẻ đọc, viết ở lớp một. Thay vì cho trẻ nhận biết các âm riêng biệt, không có ý nghĩa với trẻ thì những công việc trên giúp trẻ nhận biết và ghi nhớ các âm trong cái tổng thể, có ý nghĩa.
Một sai lầm quan trọng nữa, đó là việc GVMN cho rằng giúp trẻ biết viết các chữ cái là công việc của mình, thể hiện ở chỗ có tới 82.4% giáo viên cho rằng: Kỹ năng
viết các chữ cái là rất cần thiết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Chính vì vậy mà giáo viên thường xuyên bắt trẻ tập viết chữ, đồ chữ… mặc cho trẻ chẳng hiểu những chữ cái đó để làm gì, viết chữ để làm gì, điều này hoàn toàn là do áp đặt của người lớn. Qua thăm dò ý kiến của GVMN thì đa số giáo viên cho rằng: Nhiệm vụ của công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào trường phổ thông của các trường mầm non là cho trẻ nhận biết 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và biết cách viết các con chữ này, cũng như yêu cầu trẻ phải hoàn thành một số lượng không nhỏ các bài tập trong chương trình cho trẻ làm quen chữ cái, phát triển ngôn ngữ như: Tập Bé làm quen với chữ cái, Bé tập tô… Chính nguyên nhân này khiến cho trẻ trở nên sợ học chữ, đối với trẻ việc học chữ hay làm quen với đọc viết là một áp lực, một nhiệm vụ bắt buộc mà trẻ không hề có hứng thú, việc cho trẻ viết chữ một cách áp đặt không mang lại hiệu quả hay tác dụng gì cho trẻ trong hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết, mà ngược lại còn gây tác dụng không mong muốn như: Trẻ chán học chữ; Trẻ không hiểu ý nghĩa của việc đọc, viết; Trẻ sợ đến lớp; Trẻ viết không đúng cách, viết qua loa; Cô không quan sát quá trình trẻ viết một cách cụ thể chỉ xem kết quả của việc viết thì rất có thể nhiều trẻ viết ngược, viết không đúng nét, không đúng hướng… Hệ quả của việc này là khi trẻ bước vào lớp một, sẽ rất khó thay đổi do đã trở thành thói quen và rất khó cho giáo viên tiểu học trong công tác uốn nắn trẻ.