0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Xác định một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC TIỀN HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 81 -85 )

cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non

Tại trường mầm non, có nhiều các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhưng các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo thì chưa được đề cập nhiều. Có thể chia biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:

Biện pháp sử dụng lời nói: Giáo viên sử dụng biện pháp dùng lời nhằm hình thành kỹ năng nghe, phân biệt âm thanh cho trẻ; hình thành kỹ năng học tập (nghe và tiếp nhận nhiệm vụ học tập bằng lời)…

Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan: Sử dụng khi cho trẻ quan sát khẩu hình miệng khi giáo viên phát âm; Quan sát các giáo cụ trực quan; Quan sát thao tác, cách thức giáo viên tạo thành chữ viết, cách sử dụng công cụ viết; Quan sát cách giáo viên thao tác với sách trong việc đọc…

Ngôn ngữ viết là hình thức ngôn ngữ có tính chủ định và tính có ý thức. Sự phát triển tính có chủ định của ngôn ngữ nói là cơ sở cho việc nắm vững ngôn ngữ viết sau này. Sự hình thành ý thức đơn giản về ngôn ngữ của bản thân (về hành vi ngôn ngữ, các hành động ngôn ngữ), tính có chủ định của ngôn ngữ là khía cạnh quan trọng nhất của việc chuẩn bị cho trẻ học ngôn ngữ viết. Phẩm chất này là thành phần của sự sẵn sàng tâm lí nói chung với việc học.

Có thể nói, con đường dạy học đọc, học viết cần được bắt đầu từ việc nghiên cứu các ý nghĩa âm thanh của các chữ cái và cần phân tích và tổng hợp mặt âm thanh của ngôn ngữ. Lời nói là cái có trước chữ viết, vì vậy đề tài chú trọng hình thành cho trẻ khả năng phân tích thành phần âm thanh của ngôn ngữ.

Như vậy, khi dạy học đọc, học viết tiếng Việt, cần sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp âm thanh của tiếng nói và ngôn ngữ.

cách tự phát mà được hình thành trong quá trình dạy học đặc biệt.

Hình thức hoạt động vui chơi tại trường mầm non và vai trò của nó trong

hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ: Trong trường mầm non, để vừa

phù hợp với sự đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, vừa phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ lại vừa giúp trẻ hình thành các kỹ năng học tập một các dễ dàng, trò chơi học tập là biện pháp được coi là hữu dụng nhất và được sử dụng nhiều nhất. Trong hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi không thể không kể đến vai trò của trò chơi học tập. Sử dụng trò chơi học tập nhằm giúp trẻ hình thành các khái niệm ban đầu về chữ viết, âm, từ, tiếng trong tiếng Việt; Rèn luyện các kỹ năng sử dụng chữ viết, rèn kỹ năng đọc từ, tiếng; Rèn các thao tác hoạt động với môi trường đọc, viết và các kỹ năng trong kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ. Thông qua trò chơi, giáo viên có thể hình thành hầu hết các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ.

Hình thức hoạt động giờ học tại trường mầm non và vai trò của nó trong

hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ: Hoạt động hình thành kỹ năng

tiền học đọc học viết cho trẻ ở trường mầm non cần đa dạng và thực hiện thông qua hầu hết các hoạt động ở trường như hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, để cho trẻ dễ dàng thích nghi với hoạt động học tập tại trường tiểu học, trường mầm non cần có những giờ học chuyên biệt được tổ chức gần giống với các giờ học ở lớp một để cho trẻ làm quen. Những giờ học này với nội dung chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông, cụ thể là chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng đọc, viết; nó còn được gọi là giờ học làm quen chữ cái ở trường mầm non. Trong những giờ học này, yêu cầu trẻ phải thực hiện các quy định trong giờ học (ngồi học ngay ngắn, biết giơ tay khi muốn phát biểu ý kiến, chú ý nghe và thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên…), phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, các nhiệm vụ này phải được thực hiện trong một thời gian nhất định... Song, các giờ học này vẫn chỉ mang tính làm quen nên các hoạt động cần đơn giản, nhẹ nhàng, tổ chức dưới dạng nhiều trò chơi, thi đua hấp dẫn trẻ, trong đó trẻ được khuyến khích, cổ vũ tham gia, không gò bó, ép buộc.

3.1.3. Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp hình thành kỹ năng tiền

Việc xây dựng biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non, phải được dựa trên các nguyên tắc tổ chức hoạt động sau:

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Các biện pháp mà đề tài đưa ra phải đảm bảo hướng tới mục đích hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Để đảm bảo nguyên tắc này, giáo viên phải vạch ra kế hoạch, đề ra những nhiệm vụ giáo dục cần giải quyết.

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và phát triển

Hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ trên cơ sở kế thừa những giai đoạn phát triển trước đó và đưa trẻ vào vùng phát triển gần; Các kỹ năng được đưa vào đề hình thành cho trẻ phải luôn được tổ chức, sắp xếp theo logic phát triển dần về cả hình thức và nội dung: đi từ dễ tới khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng… Trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập với sự hỗ trợ của người lớn.

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi giáo viên đưa ra tổ chức hoạt động cho trẻ không những phải chỉ ra cho trẻ những nhiệm vụ dễ dàng, quen thuộc, mà còn phải đưa ra những nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực hoạt động trí tuệ của trẻ.

Nguyên tắcđảm bảo tính khoa học

Kỹ năng tiền học đọc học viết là một kỹ năng quan trọng cho trẻ học tập ở trường tiểu học, trong đó đòi hỏi trẻ phải đạt được một mức độ biết đọc, biết viết nhất định; việc học đọc, học viết nói chung và việc đọc, viết của trẻ lớp một nói riêng đều có những quy tắc nhất định nên nó có những yêu cầu khá khắt khe đối với trẻ. Các khái niệm, quy tắc trong kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ phải đảm bảo tính chính xác về nội dung khoa học.

Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, đa dạng, hấp dẫn

Biện pháp phải phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý, với nhu cầu và trình độ phát triển kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ. Đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn trẻ, và tránh gây nhàm chán cho trẻ. Nội dung giáo dục đi từ những điều gần gũi rồi mở rộng dần ra; tri thức đi từ các sự vật hiện tượng cụ thể đến mối liên hệ đơn giản giữa chúng và nguyên nhân của chúng (từ dễ đến khó). Khi lĩnh hội tri thức phải dựa trên những

cái trẻ quan sát, đã biết, đã có kinh nghiệm của chúng.

Nguyên tắc đảm bảo tính cụ thể, linh hoạt, mềm dẻo

Các kỹ năng được hình thành phải cụ thể để trẻ dễ nắm vững, trẻ có thể nhớ, vận dụng được một các linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống nhận thức hay hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó rèn luyện ở học sinh tính mềm dẻo của tư duy để có thể vận dụng điều đã học vào tình huống quen thuộc và vào tình huống mới.

Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan

Do trẻ mẫu giáo còn tư duy mang tính trực quan hình tượng nên khi tổ chức hoạt động hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ phải xuất phát từ việc tri giác sự vật, hiện tượng cụ thể cảm tính (thông qua đồ dùng trực quan hoặc hành động trực tiếp với đối tượng), ở đây chính là: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và hoạt động nhiều với môi trường đọc viết, với vật liệu học đọc và viết (các ấn phẩm, chữ viết, được quan sát cô đọc, hoặc viết lên bảng…). Hay từ những biểu tượng đã có về ngôn ngữ viết để trẻ nhận thức cái trừu tượng, khái quát về dạng ngôn ngữ này.

Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp

Nguyên tắc này đòi hỏi việc sắp xếp nội dung hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết theo chủ đề mang tính tích hợp. Mỗi chủ đề được tích hợp nội dung của hoạt động hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết với các hoạt động khác nằm trong các lĩnh vực như: khám phá khoa học, phát triển kỹ năng xã hội, hoạt động âm nhạc, … phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi.

Nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình tổ chức hoạt động hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ cần phải làm cho trẻ hứng thú, ham thích, hăng say với nội dung các hoạt động; làm cho trẻ tự mình ra sức hoàn thành các nhiệm vụ hoạt động, tự mình khắc phục khó khăn để hình thành tri thức, kỹ năng tiền học đọc học viết.

Nguyên tắc đối xử cá biệt

Nguyên tắc đối xử cá biệt trong quá trình tổ chức hoạt động hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ đòi hỏi bên cạnh việc chú ý đến khả năng chung của nhóm, lớp phải chú ý đến đặc điểm cá nhân của mỗi trẻ. Trong quá trình nhận thức, trẻ em bộc lộ sự khác biệt về nhiều mặt. Trẻ khác nhau về mức độ linh hoạt của tư duy.

Một số em tìm ra lời giải đáp nhanh, số khác lại suy nghĩ cẩn thận đi đến kết luận đúng đắn.

Trẻ cũng khác nhau ở tốc độ tiếp thu tri thức. Có em hiểu và nhớ nhanh, có em lại phải mất nhiều thời gian ôn tập để lĩnh hội tài liệu mới. Các kỹ năng cũng như vậy, sự hình thành ở các em khác nhau về thời gian. Số lần lặp lại các thao tác để thành kỹ năng là khác nhau. Bởi vậy, trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, giáo viên phải có phương pháp, biện pháp đối xử cá biệt linh hoạt, ví dụ, với các em khá có thể giao nhiệm vụ phức tạp hơn. Có như vậy, mới duy trì hứng thú và thúc đẩy tính tích cực nhận thức của mỗi trẻ. Với các em học yếu, chúng tôi quan tâm giúp đỡ nhiều và kịp thời hơn, đưa các câu hỏi vừa sức, các nhiệm vụ vừa sức để cho các em thấy được mình cũng có thể tiếp thu bài, từng bước nâng dần kỹ năng của trẻ.

3.2. Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC TIỀN HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 81 -85 )

×