Phương pháp thử nghiệm

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi dân gian (Trang 67 - 69)

8. Đóng góp mới của đề tài

3.2.3. Phương pháp thử nghiệm

a) Chọn mẫu và địa điểm thử nghiệm: Trường Mầm non Sơn Ca với hai lớp

- Lớp Lá 1: lớp thử nghiệm (TN) - Lớp Lá 3: lớp đối chứng (ĐC)

- Chọn số trẻ tương đương ở 2 lớp: mỗi lớp là 25 cháu. Chọn 2 lớp có mức độ phát triển kĩ năng tương đương nhau.

- Trình độ GVMN ở hai lớp đối chứng và thử nghiệm đều tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm mầm non, và Đại học sư phạm mầm non. Họ có thâm niên công tác từ 15 năm trở lên.

GV yêu nghề, mến trẻ, có ý thức tự giác thực hiện yêu cầu chuyên môn.

- Điều kiện đồ dùng đồ chơi ở nhóm lớp thử nghiệm tương đương, không có gì khác so với quy định của chương trình GDMN

b) Cách tác động thử nghiệm ở 2 lớp

* Nhóm đối chứng: GVMN tự soạn kế hoạch giáo dục, tự chuẩn bị đồ dùng đồ chơi

cho trẻ và tổ chức trò chơi dân gian bình thường, không thay đổi.

* Nhóm thử nghiệm: GVMN thực hiện kế hoạch giáo dục, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi

cho trẻ và tổ chức hoạt động chơi trò chơi trò chơi dân gian theo các biện pháp của nhóm nghiên cứu đề xuất. [phụ lục 6]

* Sử dụng phương pháp: Quan sát và đánh giá theo thang điểm về mức độ biểu hiện kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG và Thống kê số liệu, và đánh giá kết quả nghiên cứu

c) Thời gian thử nghiệm

- Thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thừng các buổi lên lớp của trẻ, sáng từ 8 giờ 10 phút đến 9 giờ 30 phút. Chiều từ 15 giờ đến 16 giờ.

- Từ ngày 12 tháng 3 đến 22 tháng 5 năm 2013

d) Mô tả thử nghiệm ở nhóm thử nghiệm

Bầu không khí vui vẻ, hứng tham gia vào nhóm chơi trẻ thích chọn bạn cùng nhóm, cùng đội, khi thảo luận xong các vai chơi, chọn trẻ làm nhóm trưởng, hay trẻ thủ lĩnh của trò chơi là trẻ tiến hành chơi.

Đa số trẻ duy trì hứng thú chơi, có những biểu hiện kỹ năng hợp tác lâu với bạn, biết nhường nhịn, và chọn phương án giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong nhóm chơi nhẹ nhàng, mà không cần giáo viên gợi ý như trước thử nghiệm.

Trẻ thường xuyên trao đổi các thành viên trong nhóm chơi, sau một đến hai lượt chơi. Trẻ cùng thỏa thuận được đổi vai chơi với bạn, biết chờ đến lượt chơi của mình. Trong quá trình chơi trẻ thường xuyên trao đổi cách chơi, cách điều khiển trò chơi, nhắc nhở nhau để phối hợp tốt trong quá trình diễn ra của trò chơi.

Trẻ nhanh chóng từ chối vai chơi không phù hợp với khả năng của trẻ cho bạn khác, tiếp tục chơi với bạn trong nhóm một cách vui vẻ, thân thiện, không cáu gắt, trò chơi

được kéo dài theo hứng thú của trẻ.

Qua thử nghiệm cho thấy trẻ ở nhóm thử nghiệm có sự tiến bộ rõ nét, các biểu hiện kỹ năng hợp tác có sự chênh lệch rõ nét và có ý nghĩa so với trước thử nghiệm.

e) Mô tả thử nghiệm ở nhóm đối chứng

Trẻ ở nhóm đối chứng vẫn được chơi 5 trò chơi dân gian như nhóm thử nghiệm, nhưng không tác động các biện pháp.

Lúc đầu trẻ cũng hứng thú gia nhập vào nhóm chơi, nhưng khoảng 10 phát là trẻ có biểu hiện giận hờn, cáu gắt, và tranh cãi giành vai chơi, và trẻ tản ra không thích chơi cùng bạn nữa, trong khi trò chơi vẫn đang diễn ra.

Khi giáo viên ra hiệu lệnh trẻ quay về nhóm chơi, thì trẻ có thái độ không chấp nhận, không vui, gượng ép trở về nhóm chơi.

Qua thử nghiệm cho thấy nhóm đối chứng có tiến bộ hơn trước thử nghiệm, nhưng sự chênh lệch không cao.

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi dân gian (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)