8. Đóng góp mới của đề tài
1.3.2. Khái niệm hoạt động chơi
Hoạt động chơi của trẻ là một hoạt động tự lực mang tính tự tổ chức, khi chơi trẻ phải tự làm lấy mọi công việc, từ việc tự chọn trò chơi, bạn chơi, tìm kiếm đồ chơi. Đặc biệt tìm cách khắc phục những trở ngại xuất hiện trong quá trình chơi. Đây là hoạt động thể hiện tính độc lập, tự chủ. Trong khi chơi xuất hiện mầm móng của sự sáng tạo. [6, tr91-93].
L.X. Vưgotxki đã chỉ ra rằng “Khi trong đầu một đứa trẻ xuất hiện một dự định hay một kế hoạch nào đó và chúng muốn thực hiện, thì nó có nghĩa là trẻ chuyển sang hoạt động sáng tạo. Những sáng kiến của trẻ trong các trò chơi thuộc nhiều thể loại khác nhau, và biểu hiện cũng khác nhau.[14]
Ta có thể hiểu rằng: Hoạt động chơi là dạng hoạt động có ý thức, có nội dung văn hóa- xã hội, dựa trên các chức năng tâm lí cấp cao và chỉ có ở người, không có ở động vật [14, Tr.386]
* Theo tác giả Đào Thanh Âm đã trình bày:
“Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo. Chơi là tiện giáo dục
và phát triển toàn diện cho trẻ Mẫu giáo
Theo L.A.Komenxki (1592-1670) người Tiệp Khắc: chơi xem như một hoạt động hết
sức cần thiết cho trẻ, là phương tiện giáo dục và phát triển năng lực trí tuệ ..”
N.K.Crupxkaia: bà cho rằng trò chơi là phương tiện nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lý.. trẻ học cách tổ chức, học nghiên cứu cuộc sống. bà viết “Trẻ chơi mà học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc…”
Chơi là hình thức tổ chức đời sống của trẻ Mẫu giáo: “…chơi có mặt trong các hoạt động như học tập, lao động, giao tiếp và trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ mẫu giáo. Chơi là phương tiện giáo dục và thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung cho trẻ Mẫu giáo. Chơi là hình thành “xã hội trẻ em”, trẻ tập hợp thành nhóm rủ nhau cùng chơi và mỗi thành viên trong nhóm phải phục tùng và thực hiện các nguyên tắc, yêu cầu, nế nếp quy định nhóm đề ra. Trong “xã hội trẻ em” trẻ thiết lập các mối quan hệ và biểu hiện tình cảm thân ái, thông cảm lẫn nhau. Trong “xã hội trẻ em” trẻ luôn năng động, trẻ tìm thấy vị trí của mình trong nhóm bạn bè, trẻ cảm thấy mình tự do thoải mái, và tin vào bản thân nhiều hơn. Vì thế “xã hội trẻ em” là một hình thức đầu tiên giúp trẻ sống và làm việc cùng nhau…” [6, tr72-81]