Phân loại trò chơi dân gian

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi dân gian (Trang 34 - 35)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.3.5.Phân loại trò chơi dân gian

Hiện nay, chưa có sự thống nhất về cách phân loại trò chơi. Quan điểm phổ biến hiện nay, thể hiện trong chương trình, tài liệu giáo khoa … là phân chia trò chơi làm các loại:

- Trò chơi đóng vai - Trò chơi đóng kịch

- Trò chơi xây dựng-lắp ghép - Trò chơi học tập

- Trò chơi vận động - Trò chơi dân gian

- Trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại

Dựa theo lĩnh vực phát triển của trẻ, trò chơi có thể chia thành các loại:

- Trò chơi phát triển thể chất - Trò chơi phát triển nhận thức - Trò chơi phát triển ngôn ngữ

- Trò chơi phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội - Trò chơi phát triển thẩm mỹ.

Dựa theo mức độ tự lực, sáng tạo của trẻ khi chơi, trò chơi được phân loại thành 2 nhóm:

- Nhóm trò chơi sáng tạo gồm có trò chơi phân vai, trò chơi xây dựng.

- Nhóm trò chơi có luật gồm trò chơi vận động, trò chơi học tập. Tuy nhiên, tuỳ theo xuất xứ của trò chơi , có thể chia các trò chơi có luật thành 2 nhóm:

oTrò chơi dân gian

oTrò chơi mới sáng tác, có tác giả

* Căn cứ vào chức năng của trò chơi, Giáo sư Vũ Ngọc khánh (Viện Văn hóa dân gian) đã chia trò chơi dân gian trẻ em thành các loại:

Loại trò chơi vận động

Loại trò chơi vận động gồm các trò chơi cho trẻ em vận động tay chân, chạy nhảy, gây không khí vui nhộn và sinh động như “Tập tầm vông”, “Lò cò”, “bịt mắt bắt dê” …Những trò chơi này thường được chơi ở ngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên, với cảnh vật xung quanh, nhằm tăng cường sức khỏe và các tố chất về thể lực cho trẻ em.

Loại trò chơi học tập

Đó là những trò chơi nhằm phát huy trí tuệ của trẻ em, dạy cho các cháu biết quan sát, tính toán. Thí dụ: trò chơi “Ô ăn quan” tập cho trẻ em biết cách tính toán; hoặc như trò

chơi “Chuyền thẻ”, rõ ràng đây là một bài học đếm từ 1 đến 10, giúp phát triển trí tuệ cho trẻ.

Loại trò chơi mô phỏng

Đây là trò chơi mà trẻ mô phỏng, bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, cày ruộng, nấu ăn … Đặc biệt những trò chơi này có tác dụng phát huy trí tưởng tượng của trẻ em: mẫu lá cũng được xem là món ăn ngon, vỏ sò, vỏ hến cũng được xem là nồi niêu, chén bát, cái mo cau biến thành con ngựa. Trong những trò chơi này, các em hóa thân, nhập vai thành những người lớn mà các em thích.

Loại trò chơi sáng tạo

Đây là những trò chơi trong đó trẻ em tự tay làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như xếp lá dừa thành cái chong chóng, xếp lá đa thành con trâu, xếp lá chuối thành con cào cào, kết hoa thành vòng vàng xuyến bạc, tết những cọng rơm, cọng rạ thành những hình người. Những trò chơi này giúp cho các em khéo tay, phát huy sáng kiến, khơi dậy khiếu thẩm mỹ cần cho cuộc sống và lao động sau này.

Sự phân loại trên chỉ mang tính tương đối, ước lệ mà thôi. Trong kho tàng trò chơi dân gian trẻ em có những trò chơi mang tính tích hợp, tác dụng của nó đến đứa trẻ một cách toàn diện. Chẳng hạn trò chơi “chuyền thẻ”, rõ ràng đây là một bài học về đếm số, tính nhẩm, đồng thời đây còn là một bài tập thể dục luyện gân, luyện cơ ở các cổ tay, cánh tay, khuỷu tay cho các em gái. Những động tác như “Nâng lấy một, chộp lấy đôi, sang tay qua ra tay chống …” giúp cho các em trở nên nhanh nhẹn, khéo léo, lại luyện được ngôn ngữ uyển chuyển trong các vần điệu dân gian.

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi dân gian (Trang 34 - 35)