Xuất các nhóm biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi dân gian (Trang 58 - 61)

8. Đóng góp mới của đề tài

3.1.2. xuất các nhóm biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo

3.1. Quan điểm xây dựng và tổ chức nghiên cứu giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi dân gian trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi dân gian

3.1.1. Các quan điểm và cơ sở pháp lí

Trên những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài xây dựng và tổ chức nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi dân gian theo quan điểm, mục tiêu giáo dục, kết quả mong đợi và nội dung của chương trình GDMN ban hành năm 2009 và bộ chuẩn giáo dục trẻ 5 tuổi. Đó là:

* Các quan điểm giáo giáo dục: Hoạt động và sự tích cực của trẻ em; Cá nhân hóa; giáo dục phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG.

* Chương trình Giáo dục Mầm non năm 2009 (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã đưa ra nội dung giáo dục kĩ năng, quan hệ xã hội như sau:“…Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình; mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc với người khác; lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, le64phe1p, lịch sự; tôn trọng, hợp tác, chấp nhận; quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn; nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng”- “sai”, “tốt”-“xấu”..”[1]

* “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi”: Các chuẩn và chỉ số nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội.

3.1.2. Đề xuất các nhóm biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi dân gian. 6 tuổi trong trò chơi dân gian.

Dựa vào kết quả nghiên cứu chương 1 chương 2, đề tài đề xuất thử nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG sau đây:

3.1.2.1. Biện pháp tạo môi trường chơi hấp dẫn kích thích trẻ tích cực chơi trò chơi dân gian

Mục đích:

GVMN hướng dẫn, gợi ý cho trẻ tự tổ chức các trò chơi dân gian cùng nhau mà trẻ đã quen thuộc.

Trẻ tự tổ chức các TCDG cùng các bạn thành nhóm nhằm củng cố, ôn luyện các kỹ năng hợp tác trong TCDG.

Tổ chức thực hiện

- Giáo viên chuẩn bị môi trường vật chất: bày các dụng cụ, đồ chơi trò chơi dân gian chung cho cả nhóm chơi như: dây, mũ đội đầu, nệm, cờ, mo cau, ngựa tre...

- Chọn các vật liệu, đồ dùng, đồ chơi gần gũi với trẻ trong TCDG.

- Khuyến khích trẻ chơi cùng nhau (từ 2 người trở lên ); tự nghĩ ra việc dùng đồ chơi thay thế. Ví dụ: lấy nệm làm thuyền, lấy que tre và lấy đôi vớ làm con ngựa, chơi trò “Phi ngựa”, hay “ đua ngựa”...

- Sắp xếp các đồ dùng đồ chơi tại góc TCDG theo hướng mở, để cho trẻ tự do lấy, cất khi tổ chức TCDG cùng bạn.

Yêu cầu

- Xây dựng mội trường vật chất (dụng cụ, đồ chơi) trong TCDG gần gũi trẻ.

- Dụng cụ, đồ chơi phong phú Cô giáo cần thường xuyên bổ sung đồ chơi mới để thu hút hứng thú của trẻ

- Sắp xếp dụng cụ, đồ chơi luôn có sự thay đổi, thêm vào cái mới kích thích trẻ tìm đến vớiTCDG.

- GV cần gợi ý, hướng dẫn trẻ bằng các câu hỏi, tạo tình huống, hay yêu cầu trẻ tự rủ các bạn chơi cùng nhau.

- Giúp trẻ biết tổ chức các TCDG chơi đơn lẻ thành chơi theo nhóm.

3.1.2.2. Biện pháp dùng lời trong tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian Mục đích

- GVMN trao đổi ý tưởng tình cảm, xác lập các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm chơi. Trẻ giao tiếp, chia sẻ và đi đến hiểu biết lẫn nhau

Tổ chức thực hiện

- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận đàm thoại cùng với trẻ và nhóm trẻ - Nêu các yêu cầu cho trẻ khi hợp tác trong nhóm bạn

- Gợi ý cho trẻ những việc thỏa thuận, phân nhiệm vụ chơi trong nhóm. - GV cùng tham gia chơi với trẻ trong TCDG

- Khuyến khích nhóm có cả bạn trai và bạn gái.

- Yêu cầu trẻ tự chọn các bạn trẻ thích vào cùng nhóm

Yêu cầu

- Lời nói và cử chỉ , điệu bộ của giáo viên phải chuẩn mực, trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với trẻ.

- Hướng dẫn cách thảo luận, trò chuyên, trao đổi, lắng nghe lẫn nhau khi chơi TCDG - Tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện khả năng giao tiếp trong TCDG

3.1.2.3. Biện pháp hướng dẫn trẻ giải quyết mâu thuẫn, xung đột Mục đích

- GV quan sát, kiểm soát trẻ khi chơi, phát hiện kịp thời các mâu thuẫn xung đột. - Giúp trẻ giải quyết các mâu thuẫn, xung đột theo hướng tích cực.

Tổ chức thực hiện

- Tạo tình huống xảy ra mâu thuẫn - Quan sát, bao quát trẻ chơi

- Đặt câu hỏi với trẻ khi có mâu thuẫn xung đột

- Hướng dẫn, gợi ý trẻ cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột đó: thỏa thuận, sử dụng trò chơi khác để giải quyết (“oản tù tì”, “trắng ra đen ở”...)

Yêu cầu:

Để làm tốt việc theo dõi, kịp thời giải quyết những xung đột, giáo viên cần:

- Quan sát, theo dõi kỹ quá trình chơi của trẻ, can thiệp đúng lúc để hướng dẫn, gợi ý cách giải quyết mâu thuẫn xảy ra.

- Luôn tạo ra không khí hòa thuận, đề cao tinh thần hợp tác trong nhóm chơi, khéo léo xử lý những xung đột một cách công bằng, phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ.

- Tạo ra mâu thuẫn bằng tình huống một cách tự nhiên bằng cách: tạo nhóm trẻ có số lượng không bằng nhau một cách ngẫu nhiên, khuyên khích trẻ nhút nhát làm thủ lĩnh..

3.1.2.4. Biện pháp tạo môi trường chơi an toàn, nề nếp, thân thiện cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi dân gian (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)