8. Đóng góp mới của đề tài
3.1.3. Sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ trẻ 5-6 tuổi trẻ trong
Mục đích
- Trẻ chơi TCDG an toàn, có nề nếp, có tổ chức kỹ luật khi chơi, tuân thủ luật chơi trong TCDG.
- Trẻ chơi thân thiện với nhau, ít xảy ra mâu thuẫn, xung đột
Tổ chức thực hiện - Trò chuyện cùng trẻ
- Đặt câu hỏi để trẻ phân biệt hành vi đúng- sai
- GVMN ra yêu cầu cho trẻ trình bày cách chơi, luật chơi của TCDG. - Khuyến khích trẻ chọn bạn phù họp với mình
- Thường xuyên trao đổi bạn giữa các nhóm. - Khuyến khích trẻ tự tin hổ trợ trẻ nhút nhát.
- Làm gương uốn nắn sai sót của trẻ ngăn ngừa những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong khi chơi.
Yêu cầu
Để xây dựng môi trường vui vẻ, thân thiện trong lớp học, giáo viên mầm non cần chú ý một số vấn đề sau:
- GVMN cần có cử chỉ, điệu bộ, hành động, thân thiện gần gũi trẻ (nói năng nhẹ nhàng, cười tươi với trẻ, xin lỗi, cảm ơn trẻ... Tất cả những hành động của cô ở lớp đều phải thể hiện sự nhiệt tình với công việc, tránh tình trạng cáu gắt, chửi bới, đối xử không công bằng với trẻ.
- Không tạo rào cản giữa cô - trẻ, giữa trẻ - trẻ, cần tạo cơ hội để trẻ gần nhau hơn, chơi với nhau nhiều hơn.
3.1.3. Sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ trẻ 5-6 tuổi trẻ trong TCDG trong TCDG
Khi tổ chức TCDG, đã tiến hành phối hợp một cách linh hoạt các biện pháp đề xuất trong nghiên cứu này nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG.[30],[33] Cụ thể là:
Tiêu chí chọn trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi
Tiêu chí Nội dung
1. Giá trị giáo dục của trò chơi
Các trò chơi cần giúp trẻ phát triển các mặt như thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – kỹ năng xã hội, thẩm mỹ.
2. Phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ MG 5-6 tuổi
- Về vận động:
* Thường đòi hỏi sự phối hợp đa dạng các hành động chơi hay sự phối hợp giữa các thành viên khi thực hiện nhiệm vụ chơi.
* Mức độ hình thành của các tố chất và kĩ thuật vận động như bềnbỉ, khéo léo, nhanh nhẹn ...
- Về nhận thức:
* Thường yêu cầu ở trẻ tính chủ định của các hoạt động tâm lý (tri giác có chủ định, chú ý có chủ định, trí nhớ có chủ định ...); biết tư duy ( biết phán đoán, tính toán ...), sự nhanh trí, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ chơi.
* Và một số phẩm chất quan trọng cần cho trò chơi chung như biết chia sẻ động viên lẫn nhau, nỗ lực cố gắng vì thành tích chung của đội ...
3. Có yếu tố vui nhộn, ngộ nghĩnh, kích thích trẻ tham gia vào trò chơi
- Yếu tố ngộ nghĩnh gây cười.
- Yếu tố giả bộ, đậm chất tưởng tượng. - Yếu tố thi đua, thưởng phạt thú vị.
- Yếu tố thúc dục khích lệ như các câu hát đồng dao vui nhộn, phụ hoạ trong trò chơi.
- Cơ hội nỗ lực hoạt động về trí tuệ hay thể chất. 4. Có thể cải biên trò chơi nhằm duy trì hứng thú và nâng cao tính tích cực của trẻ đến với trò chơi - Có thể điều chỉnh hành động chơi - Có thể bổ sung quy tắc chơi
- Có thể thay đổi một vài chi tiết tổ chức trò chơi.
Cải biên trò chơi nhưng không làm mất đi giá trị giáo dục cơ bản của trò chơi.
3.1.3.1. Trò chơi dân gian 1: “Sáo sậu sang sông”
Biện pháp tạo môi trường chơi hấp dẫn kích thích trẻ tích cực chơi trò chơi dân gian
* Ví dụ: Giáo viên bày ở góc TCDG của lớp hai mũ sáo sậu, một mũ diều hâu bằng cách treo lên giá móc, nhằm kích thích sự tò mò của trẻ.
- GV đưa ra yêu cầu kết hợp câu hỏi cho trẻ: “Bạn nào có thể tìm cho cô đồ vật lạ có trong lớp mình. Và hãy nói xem đó là gì? Theo con nghĩ nó dùng để làm gì vậy? Có ai có ý kiến khác bạn không?”
Biện pháp dùng lời trong tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian
- GV giới thiêu trò chơi mới có tên “Sáo sậu sang sông”, các vai trong TCDG này (Vai các con cá, sáo sậu, con đại bàng)
- GVMN giải thích cách chơi: một số bạn vai cá, và cá này phải bơi theo từng đàn, trong đó có một con cá đầu đàn sẽ hướng dẫn lối bơi khi gặp sáo sậu, và đại bàng .khi cá vừa bơi vừa đọc đồng dao: “đàn cá bơi; dưới ao sâu; đớp mồi ngon; gặp đại bàng, gặp sáo sậu; cá bơi nhanh”. Khi dứt câu “cá bơi nhanh” thì đại bàng và sáo sậu bay bắt cá. Và con cá đầu đàn có nhiệm vụ hướng dẫn cho cá ơi để tránh sự đuổi bắt của sáo sậu, đại bàng.
- GV gơi ý bằng cách ra yêu cầu: ví dụ: “Trong trò chơi này cô cần 10 bạn làm cá, chọn
ra một con cá đầu đàn; một bạn làm diều hâu, một bạn làm sáo sậu”. Các trẻ ai cũng giơ
tay làm cá và sáo sậu không làm diều hâu. GV gợi ý tiếp: “Vậy ai sẽ làm diều hâu? cô
xin làm diều hâu có được không?”. Cả nhóm tán thành GV vào vai diều hâu, cùng chơi
với trẻ, chơi hai lượt GV tiếp tục khuyến khích trẻ chọn vai diều hâu. GV ra ngoài trò chơi quan sát trẻ
- Gợi ý cho trẻ tự chọn vai chơi, gợi ý cho trẻ thảo luận trong nhóm cá xem ai làm cá đầu đàn. Và trẻ đó phải biết quy định trong nhóm cách chạy theo mình. Các cá khác phải biết tuân thủ theo sự chỉ dẫn cảu cá đầu đàn.
Biện pháp hướng dẫn trẻ giải quyết mâu thuẫn, xung đột
GV chỉ chuẩn bị có một cái nón diều hâu, tạo tình huống tự nhiên xem khi chơi mâu thuẫn có xảy ra không? Nếu có thì trẻ sẽ giải quyết như thế nào?
Ví dụ: khi chơi đến lượt thứ tư có hai cháu muốn làm diều hâu đó là bé Trung Huy và bé
chỉ có một cái nón? Bé Huy nói: “cho con làm trước, tý nữa Khôi làm sau”, nhưng Khôi không chịu và khóc lên. GV nói với Khôi: “theo con thì con có nhường cho bạn không?”. Khôi liền nói: “Bạn ấy làm một lần nữa thôi, cho con làm hai lần nha!”.Sự thỏa thuận của Khôi đã được nhóm tán thành. Huy và Khôi bắt tay làm hòa
3.1.3.2. Trò chơi dân gian 2: “Kéo co”
Biện pháp dùng lời trong tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian
- GV ra yêu cầu cho trẻ tự chọn nhóm theo đúng số lựơng bằng nhau giữa hai nhóm. - Yêu cầu nhóm thỏa thuận chọn ra bạn đứng đầu sợi dây.
- Đaặt câu hỏi cho trẻ trình bày cách chơi, luật chơi.
- Khuyến khích trẻ lập nhóm có cả bạn trai và bạn gái, có trẻ ốm, trẻ mập bằng tình huống so sánh.
- Ví dụ: khi trẻ chia hai nhóm, thì một nhóm toàn con trai, một nhóm toàn là con gái. GV
liền đưa ra tình huống so sánh: “cô thấy một đội toàn bạn trai khỏe mạnh, một đội toàn con gái ốm yếu, và thấp nữa, theo con đội bạn gái có kéo lại không? Trẻ trả lời “bạn trai mạnh hơn sẽ thắng” GV nói “Vậy làm sao cho hai đội khỏe bằng nhau? Có bạn trai , bạn gái nào trao đổi đội với nhau không?”Lập tức trẻ của hai đội đổi thành viên, trò chơi tiến hành
Biện pháp tạo môi trường chơi an toàn, nề nếp, thân thiện cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG.
Ví dụ:Chọn bạn cùng chơi kéo co
- Trao đổi thành viên cho đội bạn.
- Thỏa thuận luật chơi: thắng thua bằng vạch mức hai bên, và cột khăn ở điểm giữa. Khi kéo khăn di chuyển ra hết vạch mức thì đội đó thua.
- Gợi ý thống nhất cách đứng trụ khi kéo của các thành viên, tất cả trong nhóm chung sức kéo sau hiệu lệnh của trọng tài.
- GV dùng lời nói giải thích để giúp trẻ kìm chế những cảm xúc tiêu cực: cáu gắt với bạn, la mắng bạn, hay thậm chí đánh bạn
- Khuyến khích trẻ khỏe mạnh giúp đỡ trẻ yếu khi chơi. Ví dụ: trẻ biết xen kẽ vị trí giữa trẻ mạnh và trẻ yếu trong một đội khi kéo
Biện pháp hướng dẫn trẻ giải quyết mâu thuẫn, xung đột
- Quan sát trẻ tự giải quyết tình huống mâu thuẫn.
- Động viên trẻ chấp nhận nhường nhịn khi thấy mình không đảm nhận nổi nhiệm vụ chơi.
Ví dụ:Khi trẻ thi đua kéo co sẽ dễ xảy ra không có sự phối hợp đồng bộ giữa các trẻ, có thể dẫn đến trẻ bị thua, và xung đột dễ dàng xảy ra, vì trẻ hay đổi lỗi cho bạn đứng đầu dây, và muốn tranh giành vị trí đó. Ví dụ: Bé Diễm Quỳnh đứng đầu đội một, nhưng vì đội hai bạn trai đứng đầu nên đội một kéo thua, các bạn trong nhóm đổi lỗi là tại vì bạn Quỳnh không kéo. Nên nhóm đưa ra quyết định chọn bạn Thiện đứng đầu. Sau quyết định của nhóm Quỳnh chấp nhận thay vị trí.
3.1.3.3. Trò chơi dân gian 3: “Đua thuyền”
Biện pháp tạo môi trường chơi hấp dẫn kích thích trẻ tích cực chơi trò chơi dân gian
Sắp xếp đồ chơi mới vào góc TCDG: GV chuẩn bị nệm, mo cau khô cho trẻ.
- Đặt vấn đề với trẻ: “Con nghĩ xem nệm, và mo cau sẽ chơi được trò chơi gì? “ Theo con sẽ cần bao nhiêu bạn trong một đội chơi “Đua thuyền”?
- Gợi ý cho trẻ. Ví dụ: “Con sẽ chọn bạn nào chung đội với con?. Con sẽ chọn dụng cụ nào giả làm thuyền?..
Biện pháp dùng lời trong tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian
- Đặt câu hỏi cho trẻ nói cách chơi, luật chơi. Ví dụ: Cách chơi là một bạn trong nhóm ngồi trước mũi thuyền, các bạn còn lại gác chân lên người ngồi trước. Khi nghe hiệu lệnh thì chéo bằng tay.
- Gợi ý tưởng cho trẻ thay đổi cách chèo. Ví dụ: Bây giờ các con không chèo bằng tay nữa, có thể chèo bằng gì nữa” (chèo bằng chân). Nếu chèo bằng chân thì tay để ở đâu? (tay ôm eo bạn)
- Phân công nhiệm vụ để trẻ biết tổ chức các thành viên, phối hợp nhau khi chơi. Ví dụ: Khi đua thuyền thì tất cả các thành viên đều phải chèo. Nếu bị đứt khúc khi gác chân lên nhau, thì phải tự biết chạy lại nối chân lên người bạn một cách nhanh chóng, và tiếp tục chèo, không bỏ cuộc giữa chừng.
- GV cùng chơi với trẻ. Ví dụ: GV chơi với trẻ hai lượt rồi tữ rút ra khỏi trò chơi, và quan sát trẻ chơi.
3.1.3.4. Trò chơi dân gian 4: “Bắt kim thang”
Biện pháp tạo môi trường chơi an toàn, nề nếp, thân thiện cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG.
- Gợi ý số thành viên khi chơi bắt kim thang là bao nhiêu thành viên? Trẻ tự kết nhóm theo sở thích
- Khuyến khích trẻ chấp nhận bạn mới. Ví dụ: giáo viên nói với trẻ: “các con có muốn thêm bạn vào nhóm mình không? Con thích cho bạn nào vào nhóm mình?”
- Tăng số trẻ sau mỗi lượt chơi nhằm tăng độ khó của trò chơi bằng cách yêu cầu trẻ. Ví dụ: “các con chơi sẽ vui hơn khi cho thêm bạn vào nhóm mình”. Mỗi lần GV cho thêm một bạn vào nhóm
Biện pháp hướng dẫn trẻ giải quyết mâu thuẫn, xung đột
Khi chơi trẻ sẽ có những tranh cãi xem ai sẽ gác chân lên trước, ai sau, khi trẻ chưa có kỹ năng móc chéo chân tốt, hay đổi lỗi. Đặc biệt GV khuyến khích trẻ tăng số lượng bạn vào nhóm thì kỹ năng móc chân lại với nhau càng khó nên dễ xảy ra mâu thuẫn, nên GV cần:
- Chọn nhóm trưởng
- Gơi ý cho trẻ thống nhất cách chơi giữa các thành viên. Ví dụ: trưởng nhóm sẽ ra nhiệm vụ chơi cho các thành viên như: bạn nào đứng kế bạn nào, ai gác chân lên trước, ai tiếp theo, ai là người cuối cùng, và gác cùng một chân. (chân trái hoặc chân phải)
3.1.3.5. Trò chơi dân gian 5: “Thỏ đổi lồng”
Biện pháp dùng lời trong tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian
- Đưa ra yêu cầu trẻ nói cách chơi, luật chơi. Ví dụ: “Bạn nào có thể nói cách chơi của trò chơi Thỏ đổi lồng”
- Khuyến khích trẻ đổi vai sau hai lượt chơi
- Gợi ý trẻ đổi tên trò chơi, vai chơi, số thành viên. Ví dụ: “Thỏ đổi lồng” thành “ “Chim sổ lồng” hay “Gà đổi chuồng”... hai thành viên làm lồng, thì trẻ thay đổi thành một bạn làm chuồng...
Biện pháp tạo môi trường chơi an toàn, nề nếp, thân thiện cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG.
- GV cho trẻ thỏa thuận cách chơi.
chuồng thoải mái cho trẻ chạy tránh va chạm vào nhau.
- GV chơi cùng với trẻ kết hợp với lời nói khi chơi. Ví dụ: cô làm chuồng cùng trẻ, khi thấy thỏ chưa có lồng, cô nói: “nhảy vào đây nhanh lên thỏ ơi!”, GV tươi cười vui vẻ cho trẻ bắt chước để tiếp nhận bất cứ bạn nào vai thỏ, chim, gà đều được vào chuồng của mình.
* Việc GVMN tổ chức các biện pháp giáo dục kỹ năng hơp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG không sử dụng một biện pháp nào độc lập, mà là sự phối hợp nhiều biện pháp với nhau, chúng đan xen với nhau, hỗ trợ nhau nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho tre 5-6 tuổi trong TCDG.