Quy trình tổ chức nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi dân gian (Trang 42 - 44)

8. Đóng góp mới của đề tài

2.2.3.Quy trình tổ chức nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-

6 tuổi trong trò chơi dân gian

Cách chọn đối tượng quan sát và lựa chọn trò chơi dân gian quan sát

Đối với giáo viên: dự giờ, quan sát, ghi chép cách tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian ở trường mầm non

Đối với trẻ: quan sát theo dõi những biểu hiện kỹ năng hợp tác trong khi chơi trò chơi dân gian.

Quy trình tổ chức trò chơi dân gian

Tổ chức, hướng dẫn trò chơi dân gian theo quy trình 3 bước: thoả thuận trước khi chơi, quá trình chơi và nhận xét sau khi chơi.

* Hướng dẫn thoả thuận trước khi chơi:

Tuỳ theo khả năng chơi của trẻ, mức độ phát triển trò chơi mà giáo viên hướng dẫn trẻ thoả thuận:

+ Về hình thức: Có 2 hình thức:

- Cô trực tiếp tham gia cùng thoả thuận với trẻ. Có thể:

.Cô thoả thuận với cá nhân trẻ.

.Cô cùng thoả thuận với nhóm trẻ.

. Cô cùng thoả thuận với tập thể trẻ.

- Cô định hướng, tự trẻ thoả thuận với nhau. Có thể:

.Trẻ - cá nhân.

.Trẻ - nhóm trẻ.

.Trẻ - tập thể.

+ Về nội dung thoả thuận: chọn trò chơi, phân vai chơi, chọn đồ chơi, vị trí chơi và có đưa ra một vài tiêu chí mà trẻ cần thực hiện trong quá trình chơi, lập kế hoạch chơi.

- Trẻ chơi với vai đã nhận

- Cô xác định vai trò hướng dẫn trên cơ sở khả năng chơi của trẻ và yêu cầu phát triển trò chơi. Cô có thể:

+ Cùng chơi với trẻ (vai chính hoặc vai phụ).

+ Quan sát, theo dõi và hướng dẫn trẻ như một người bạn. + Đóng vai trò như một cố vấn.

* Hướng dẫn nhận xét sau khi chơi

Sau khi trẻ chơi xong, cô tổ chức hướng dẫn trẻ nhận xét quá trình chơi + Hình thức hướng dẫn nhận xét, có thể:

- Cô trực tiếp tiến hành nhận xét với: .Cá nhân trẻ.

.Nhóm trẻ. .Tập thể trẻ.

- Cô định hướng để trẻ tự nhận xét giữa trẻ với: .Cá nhân trẻ.

.Nhóm trẻ. .Tập thể trẻ.

+ Nội dung nhận xét: hướng vào việc thực hiện vai chơi, thái độ, quan hệ chơi, cần đưa ra ý kiến để lần sau trẻ chơi tốt hơn.

* Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Không áp đặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trò chơi phải hấp dẫn, gây hứng thú cho trẻ. Trẻ đến với trò chơi hoàn toàn tự nguyện, thích mà chơi chứ không ai ép buộc. Tổ chức cho trẻ chơi điều cần nhớ là không áp đặt, g̣ò bó, đặt ra nhiều quy định buộc trẻ phải tuân theo.

Tổ chức cho trẻ chơi tức là gợi ý, hướng dẫn sao cho trẻ tự chơi. Phát huy tính tự lực, chủ động của trẻ, không làm thay làm hộ. Chơi là một hoạt động độc lập của trẻ. Được độc lập trong khi chơi, trẻ sẽ dễ dàng phát huy nhiều sáng kiến nỗ lực vượt qua mọi khó khăn và biết khắc phục mọi trở ngại trong quá tŕnh chơi, qua đó trưởng thành về mặt ý chí.

Thiết lập mối quan hệ giữa cô với trẻ và trẻ với các bạn

Ở lứa tuổi mẫu giáo, cái “xã hội trẻ em” đang được hình thành, các mối quan hệ bạn bè cũng trở nên phức tạp hơn, nếu không tổ chức tốt thì có thể dẫn tới xung đột.Cần giữ cho được không khí hòa thuận, thân ái, bảo đảm cho cuộc chơi thành công.

Trò chơi có lợi nhất đối với sự phát triển của trẻ

Trò chơi phải có nội dung lành mạnh bổ ích, có tác dụng rèn luyện và phát triển các chức năng sinh lí và tâm lí.

Tạo tình huống chơi, trò chơi phong phú

Trò chơi phong phú thỏa mãn nhu cầu phát triển về nhiều mặt của trẻ. Tránh tình trạng để trẻ chỉ biết chơi có một số trò chơi lặp đi lặp lại ngày qua ngày một cách đơn điệu nghèo nàn, làm trẻ chóng chán và không thúc đẩy sự phát triển của trẻ.

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi dân gian (Trang 42 - 44)