Khái niệm biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi dân gian (Trang 37 - 40)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.6.Khái niệm biện pháp

Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê thì biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.[9, 67]

Theo từ điển Tiếng Việt của trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam thì biện pháp là cách làm, cách tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể.

Từ những khái niệm trên có thể hiểu:

* Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể, hay hướng tới giải quyết nhiệm vụ, giải quyết từng phần cụ thể.

* Giáo dục (theo nghĩa rộng):

Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.

* Giáo dục (theo nghĩa hẹp):

Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực.

Chức năng trội của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) chỉ được thực hiện trên cơ sở vừa tác động đến ý thức, vừa tác động đến tình cảm và hành vi.[37]

Có thể khái niệm rằng:

Biện pháp giáo dục là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể, cách tổ chức hay hướng tới giải quyết nhiệm vụ, nhằm phát triển cho trẻ các chức năng tâm lý, hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách.

Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCDG là cách làm, cách giải quyết, cách vận dụng có kết quả những tri thức về hợp tác để giúp đỡ nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà trò chơi dân gian đề ra

Tiểu kết chương 1

Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG xem như là cách thức giúp trẻ có được nhiều cơ hội để biểu đạt ý tưởng, suy nghĩ của mình, một cách trực tiếp; cách thức thu nhận được nhiều sự phản hồi từ giáo viên và bạn bè, cách thức chơi phối hợp, song song với bạn, có thể nói đây cũng là biện pháp tối ưu giúp cho trẻ phát triển khả năng giao tiếp- xã hội trong trò chơi dân gian.

* Trẻ 5-6 tuổi muốn có kỹ năng hợp tác trong trò chơi dân gian thì trẻ cần có những biểu hiện sau đây:

- Kỹ năng-thái độ hứng thú tình nguyện vào nhóm bạn biểu hiện là trẻ phấn khởi, cười, dễ dàng tham gia vào nhóm.

- Kĩ năng phân công, hợp tác, chấp nhận phân công, thực hiện vai biểu hiện là trẻ biết nhường nhịn, tuân thủ luật chơi ; biết lắng nghe bạn với thái độ vui vẻ, không cáu gắt ; biết cùng bạn thống nhất cách chơi giữa các thành viên

- Kĩ năng thủ lĩnh, khởi xướng, lôi cuống bạn vào trò chơi được biểu hiện là trẻ biết khởi xướng tên trò chơi, nội dung chơi; trẻ biết chọn vai phù hợp với mình; tin tưởng vào bạn làm thủ lĩnh của trò chơi; hợp tác với bạn chơi trò chơi trong thời gian lâu

- Kỹ năng giải quyết vấn đề biểu hiện trẻ biết cách giải quyết, mâu thuẫn, xung đột khi chơi, theo hướng tích cực

* Có 3 mức độ cụ thể biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian (bảng 3.2 phụ lục 3)

* Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp gíao dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi trong TCDG là rất cần thiết. Dựa vào đó, có thể lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp lứa tuổi cũng như tác động các biện pháp nêu trên, tổ chức hướng dẫn trò chơi cho trẻ nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi dân gian (Trang 37 - 40)