8. Đóng góp mới của đề tài
2.1.1. Nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu thực trạng
Khảo sát việc tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi của GVMN và phân tích một số biểu hiện hợp tác của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian.
Bước đầu tìm hiểu một số nguyên nhân của thực trạng giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó phương pháp quan sát và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo, còn lại các phương pháp phỏng vấn, phương pháp thử nghiệm là phương pháp bổ sung, hỗ trợ.
a. Phương pháp quan sát
Tiến hành dự giờ lớp Lá 1, và Lá 2 qua các trò chơi dân gian như sau bảng 2.1 [phụ lục 3]
Trong quá trình dự giờ đã quan sát, ghi chép hoạt động của Giáo viên, đặc biệt quan sát các biện pháp giáo viên tổ chúc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò TCDG :
- Biện pháp tạo môi trường chơi hấp dẫn kích thích trẻ tích cực chơi trò chơi dân gian.
- Biện pháp dùng lời trong tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian.
- Biện pháp hướng dẫn trẻ giải quyết mâu thuẫn, xung đột
- Biện pháp tạo môi trường chơi an toàn, nề nếp, thân thiện
- Biện pháp giáo viên cùng chơi với trẻ, làm gương, khuyến khích, khen thưởng.
- Biện pháp khuyến khích, phối hợp với gia đình cho trẻ chơi trò chơi dân gian với người thân và bạn bè khi ở nhà.
* Ngoài ra còn quan sát hoạt động của trẻ, đặc biệt là biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ như sau:
- Kỹ năng-thái độ hứng thú tình nguyện vào nhóm bạn biểu hiện là trẻ phấn khởi, cười, dễ dàng tham gia vào nhóm.
- Kĩ năng phân công, hợp tác, chấp nhận phân công, thực hiện vai biểu hiện là trẻ biết nhường nhịn, tuân thủ luật chơi; biết lắng nghe bạn với thái độ vui vẻ, không cáu gắt; biết cùng bạn thống nhất cách chơi giữa các thành viên
- Kĩ năng thủ lĩnh, khởi xướng, lôi cuốn bạn vào trò chơi được biểu hiện là trẻ biết khởi xướng tên trò chơi, nội dung chơi; trẻ biết chọn vai phù hợp với mình; tin tưởng vào bạn làm thủ lĩnh của trò chơi; hợp tác với bạn chơi trò chơi trong thời gian lâu
- Kỹ năng giải quyết vấn đề biểu hiện trẻ biết cách giải quyết, mâu thuẫn, xung đột khi chơi, theo hướng tích cực
b. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đã sử dụng bảng câu hỏi dành cho 80 giáo viên đang phụ trách dạy trẻ 5-6 tuổi của bảy trường mầm non: Mầm non Hướng Dương ; Mầm non Sơn Ca; Mầm non 23/11 ; Mầm non Bé Ngoan; Mầm non Bông Sen; Mầm non Tân Xuân; Mẫu giáo Sơn Ca 3. thuộc huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
* Bảng câu hỏi gồm 11 câu [Phụ lục 1] nhằm tìm hiểu :
- Nhận thức của GVMN về việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG ( câu 1, 2, 3, 4, 5, 6)
- Thực trạng về việc giáo viên gặp những khó khăn khi tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG, và những điều cần lưu ý khi tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG (câu 7,8)
- Thực trạng GVMN sử dụng các biện pháp giáo dục giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG ( câu 10)
- Ý kiến đề xuất biện pháp của GVMN, BGH nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG (câu 11).
c. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn 10 giáo viên mầm non; 4 Hiệu trưởng; 5 Phó Hiệu trưởng chuyên môn [Phụ lục 5]; xem kế hoach giáo dục của 5 lớp lá [Phụ lục 4]. Các câu hỏi xoay quanh các vấn đề: vai trò của việc tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG; thực trạng về việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG; những
biện pháp, và đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG của GVMN, BGH.