Dịch vụ là một trong những mũi nhọn kinh tế mà nhà nước ta đã và đang xây dựng cơ sở pháp lý để làm cơ sở cho giao dịch điện tử nói chung, dịch vụ internet banking nói riêng phát triển nhanh, an toàn và hiệu quả. Hệ thống luật giao dịch điện tử tại Việt Nam hiện nay được hình thành dựa vào hai luật chính là luật giao thông điện tử 2005 và luật công nghệ thông tin 2006 và các nghị định, quy định liên quan đến giao dịch điện tử, thương mại điện tử.
Luật giao dịch điện tử - 51/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005, có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2006. Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử, là nền tảng cho mọi hoạt động giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng.
Luật công nghệ thông tin – 67/2006/QH11 ban hành ngày 29/06/2006 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007, quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công
` 36
nghệ thông tin, các biện pháp đảm bảo ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Nghị định về thương mại điện tử - 57/2006/NĐ – CP được Chính phủ ban hành ngày 09/06/2006, quy định về việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại. Từ ngày 01/07/2013 nghị định này được thay thế bằng nghị định 72/2013/NĐ – CP.
Nghị định về chữ ký số và chứng từ điện tử - 26/2007/NĐ – CP ban hành ngày 15/02/2007, quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng – 35/2007/NĐ – CP ban hành ngày 08/03/2007, quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính – 27/2007/NĐ – CP ban hành ngày 23/02/2007, quy định về hoạt động giao dịch điện tử trong ngành tài chính.
Nghị định về mật mã dân sự - 73/2007/NĐ – CP ban hành ngày 08/05/2007, quy định về việc nghiên cứu, sản xuất, áp dụng các biện pháp mã hóa phục vụ mục đích dân sự, kinh tế.
Quyết định 1073/QĐ – TTG của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn từ 2011 – 2015 ban hành ngày 12/07/2010. Theo đó, năm 2015 thương mại điện tử của Việt Nam sẽ được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quyết định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử 35/2006/QĐ – NHNN ban hành ngày 31/07/2006.
` 37
Đề án không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam được phê duyệt trong quyết định 291/2006/QĐ – TTg ban hành ngày 29/11/2006.
Trong đó:
Nghị định của chính phủ về thương mại điệntử (57/2006/NĐ – CP) đánh dấu một bước lớn trong việc tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích thương mại điện tử phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Nghị định này được xây dựng dựa trên một số quan điểm và mục tiêu là bám sát các quy định tại luật thương mại, bộ luật dân sự và luật giao dịch điện tử, hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội, bao quát các loại hình thương mại điện tử diễn ra trong thực tế, đồng thời có tính đến sự thay đổi, phát triển nhanh chóng của những loại hình giao dịch mới. Nghị định cũng đảm bảo sự tương thích với luật pháp quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Và để phù hợp với sự phát triển của thương mại điện tử hiện nay, một nghị định về thương mại điện tử số 72/2013/NĐ – CP vào ngày 01/07/2013 sẽ được áp dụng thay thế cho nghị định 57 này.
Nghị định của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (35/2007/NĐ – CP) tập trung hướng dẫn việc áp dụng luật giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng. Nghị định gồm 5 chương, 29 điều và với hai nội dung điều chỉnh chính là giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng.
Như vậy, vềmặt pháp lý ở Việt Nam đã xây dựng được khung pháp lý tương đối toàn diện cho giao dịch IB cũng như các giao dịch thương mại điện tử khác.
` 38