Một số nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh long an (Trang 32 - 34)

2.3.1.1. Nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Yeoh Sok Foon và Benjamin Chan Yin Fah (2011).

Một cuộc khảo sát nhằm thu nhập dữ liệu từ mẫu thuận tiện của 500 người Kuala Lumpur sử dụng IB. Phân tích nhân tố và mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định các mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng, ảnh hưởng của xã hội, điều kiện hỗ trợ và sự tin cậy đóng vai trò chính trong chấp nhận sử dụng IB tại Kuala Lumpur.

Cỡ mẫu trong nghiên cứu này không đủ lớn để khái quát sự chấp nhận IB của người dân Kuala Lumpur do tài chính và khung thời gian còn hạn chế do đó nghiên cứu cần tăng cỡ mẫu trong tương lai và tiến hành mở rộngkhảo sátở các bang khác ở Malaysia đểnhằm tạo ra kết quả đáng tin cậy hơn.

2.3.1.2. Nhận thức của khách hàng về giá trị thương mại điện tử: Trường hợp dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Rahmath Safeena, Abdullah và Hema Date (2010).

Sự chấp nhận của khách hàng là một vấn đề rất quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ thương mại điện tử. Nghiên cứu này xác định quan điểm của khách hàng về việc chấp nhận IB trong các giao dịch thương mại điện tử. Nghiên cứu kiểm tra tác động của cảm nhận sự hữu ích, cảm nhận sự dễ sử dụng, nhận thức và cảm nhận sự rủi ro về thái độ chấp nhận dịch vụ IB của khách hàng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cảm nhận sự hữu ích, cảm nhận sự dễ sử dụng và nhận thức ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ IB, trong khi cảm nhận sự rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ IB.Từ kết quả nghiên cứu này đã giúp cho các ngân hàng ở Ấn Độ có cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ IB, từ đó có các giải pháp thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ IB.Tuy nhiên kích thước mẫu nhỏ dẫn đến hạn chế sự tổng quát về kết quả của cuộc nghiên cứu. Nghiên cứu này tập trung vào

` 20

một địa điểm cụ thể và do đó kết quả có thể thay đổi theo địa điểm và nhân khẩu học của người dân.

2.3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Mohammad O.AI – Smadi (2008).

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ IB của khách hàng. Nghiên cứu ứng dụng mô hình TAM và thuyết hành vi dự định TPB với 5 nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức tính hữu ích và tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của khách hàng trong sử dụng IB, do đó ngân hàng cần có những biện pháp để làm cho dịch vụ IB trở nên hữu ích và dễ sử dụng hơn. Điều này có thể đạt được bằng cách gia tăng sự nhận thức của khách hàng thông qua các hình thức quảng cáo, tiếp thị cũng như đưa ra các chỉ dẫn sử dụng cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó ngân hàng cần hoàn thiện các tính năng của dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Nghiên cứucũngđã chỉ ra sự giảm rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ IB, thông qua hình thức tăng cường bảo mật, bảo vệ thông tin cá nhân, những cam kết xử lý của ngân hàng về những rủi ro. Hai yếu tố cuối cùng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kiểm soát hành vi và thái độ có ảnh hưởng tích cực đến sử dụng dịch vụ IB.

2.3.1.4. Ảnh hưởng của niềm tin đến sự chấp nhận dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Khalil Md Nor và J Michael Pearson (2007).

Nghiên cứu này kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn sử dụng dịch vụ IB, từ đó thái độ ảnh hưởng đến dự định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các yếu tố niềm tin, hữu ích và dễ sử dụng ảnh hưởng tích cực đến thái độ muốn sử dụng dịch vụ IB, còn các yếu tố khả năng tương thích và thử nghiệm không ảnh hưởng nhiều đến thái độ muốn sử dụng dịch vụ IB.

Nghiên cứu này đã tìm thấy yếu tố niềm tin có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ đối với việc chấp nhận IB. Để khuyến khích khách hàng chấp nhận IB, các ngân

` 21

hàng ở Malaysia cần phát triển các chiến lược để cải thiện niềm tin của khách hàng trong việc sử dụng công nghệ mới.

2.3.1.5. Dự đoán thái độ của khách hàng đối với sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Mojdeh Ghezelayagh (2006)

Nghiên cứu này dự đoán thái độ của khách hàng đối với một dịch vụ công nghệ mới nhằm giúp các nhà quản lý ngân hàng ở Iran đưa ra quyết định để thu hút khách hàng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận về sự hữu ích và cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ IB, trong khi nhận thức dễ sử dụng, sự tương tác và nhận thức về chi phí không có ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ IB. Điều này giúp cho các ngân hàng có cái nhìn tổng quan về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ IB, từ đó đề xuấtcác giải pháp phát triển dịch vụ IB ở Iran.

2.3.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và sự chấp nhận ngân hàng trực tuyến của Heikki Kajaluoto, Minna Mattila, Tapio Pento (2002).

4T

Nghiên cứu sử dụng mô hình TPB nguyên thủy, kết quả nghiên cứu cho thấy: - 4TKinh nghiệm về máy tính, kinh nghiệm giao dịch với ngân hàng và thái độ

ảnh hưởng mạnh đến ý định.

- 4TBiến nhân khẩu học ảnh hưởng đến ý định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh long an (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)