Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh long an (Trang 45 - 48)

Kết quả tài chính

Thời gian qua, tình hình hoạt động của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Ban giám đốc cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu làm việc hăng say đầy nhiệt huyết và hiệu quả của toàn thể cán bộ viên chức lao động chi nhánh, kết quả kinh doanh của chi nhánh qua các năm tăng trưởng ổn định.

Bảng 3.1: Tổng thu nhập và chi phí lãi tại Agribank Long An giai đoạn 2011 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 2014

Tổng thu nhập lãi 129,7 203,6 356,2 323,5 Tổng chi phí lãi 113 185,4 304,5 313,8

` 33

Dựa vào bảng 3.1, ta thấy tình hình kinh doanh khá ổn định và có xu hướng tăng đều qua từng năm. Thu nhập lãi năm 2011 là 129,7 tỷ đồng, đến năm 2012 là 203,6 tỷ đồng, tăng 57% so với năm trước. Năm 2013, 2014 con số này lần lượt là 356,2 tỷ đồng và 323,5 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy mức tăng trưởng về thu nhập lãi tăng đều qua từng năm và khá ổn định.

So với thu nhập lãi thì chi phí lãi thấp hơn nhiều, cụ thể năm 2011 chi phí lãi là 113 tỷ đồng. Năm 2012, chi phí lãi có tăng đạt giá trị là 185,4 tỷ đồng và đến năm 2013, 2014 đạt giá trị là 304,5 tỷ đồng và 313,8 tỷ đồng.

Qua đó ta thấy giai đoạn 2011 – 2012, khoảng cách giữa doanh thu và chi phí tương đối hẹp, có thể nói đây là giai đoạn khó khăn của ngân hàng. Từ năm 2012 – 2013 khoảng cách tương đối được nới lỏng hơn nhưng đến năm 2014 khoảng cách lại dần thu hẹp, trước những biến động đầy cam go của thị trường nền kinh tế trì trệ, nợ xấu tăng cao…

Tình hình huy động vốn và cho vay

Bảng 3.2: Tổng dư nợ tín dụng và huy động vốn tại Agribank Long An giai đoạn 2011 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 2014

Tổng dưnợ tín dụng 1353 1774 2153 2685 Tổng huy động vốn Agribank Long An 486 949 1305 1947

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp ngân hàng Agribank chi nhánh Long An)

Nhìn chung, tình hình dư nợ tín dụng và huy động vốn của chi nhánh Agribank Long An tăng qua các năm, chỉ có năm 2011 dư nợ tín dụng và huy động vốn thấp nhất. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, do năm 2011 là một năm biến động, đầy khó khăn nên không chỉ riêng Agribank mà hầu hết các ngân hàng đều chịu ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó các ngân hàng còn phải chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu đang lan tỏa ra trên toàn thế giới nên trong giai đoạn này hoạt động của

` 34

ngân hàng khá trì truệ, ngân hàng không khuyến khích cho vay, hệ số sử dụng vốn không cao.

Năm 2012, tăng trưởng tín dụng là 31,1% và tăng trưởng huy động là 6,5%. Đây là năm mà nền kinh tế có những chuyển biến phục hồi, nhà nước ban hành các chính sách để hỗ trợ sản xuất. Do đó, Agribank Long An đẩy mạnh cho vay nhưng chủ yếu là đẩy mạnh cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất.

Năm 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Agribank Long An đã giảm so với những năm trước (21%). Nguyên nhân thứ nhất là do các NHTM buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tăng trưởng tín dụng trong cả năm 2013 là dưới 20%. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và những dự báo bi quan về triển vọng phục hồi, nhu cầy vay vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và vay vốn tiêu dùng của các cá nhân đều sụt giảm là nguyên nhân thứ hai. Hơn nữa, do lãi suất cho vay tăng lên quá cao, có thời điểm trên 25%/năm, đã vượt quá khả năng chịu đựng của khách hàng. Tốc độ tăng trưởng hay huy động vốn của Agribank Long An ở mức 37,5%, nguyên nhân là do lãi suất huy động tăng cao ở những tháng đầu năm. Tuy nhiên để tránh tình trạng chay đua lãi suất huy động, chính phủ đã quy định trần lãi suất huy động là 14%/ năm.

Năm 2014, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của Agribank Long An đã giảm mạnh về mức định hướng của ngân hàng nhà nước đề ra ngay từ đầu năm nhưng với lộ trình giảm nhanh hơn dự kiến, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức24,7% và huy động vốn ở mức 49,1%.

Hoạt động thanh toán quốc tế

Năm 2011, tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh là 66.117 triệu USD. Năm 2012 tăng 91.984 triệu USD bằng 13,9% so với năm 2011.

Năm 2013 là 86.7 triệu USD. Đến năm 2014 đạt 111,3 triệu USD tăng 128,3% so với năm 2013. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là thanh toán theo phương thức L/C, nhờ thu, kế đến là thanh toán theo phương thức T/T. Hoạt

` 35

động thanh toán nhập khẩu nhìn chung chiếm tỷ trọng cao hơn so với thanh toán xuất khẩu.

Hoạt động về thẻ

Năm 2012 chi nhánh phát hành được 5.325 thẻ ghi nợ nội địa, bằng 115% so với năm 2011 (năm 2011 là 4.630 thẻ). Thẻ ghi nợ quốc tế là 212 thẻ (năm 2011 là 97 thẻ), thẻ tín dụng đạt được 291 thẻ (năm 2011 là 200 thẻ). Doanh số sử dụng thẻ tín dụng 2012 là một bước nhảy vượt bậc với con số là 15 tỷ đồng (năm 2011 là 3.245 triệu đồng), thẻ ghi nợ quốc tế là 24,7 tỷ đồng (năm 2011 là 50.780 triệu đồng)

Năm 2014 chi nhánh phát hành được 7.015 thẻ ghi nợ nội địa, tăng 22,5% so với năm 2013 (năm 2013 là 5.725 thẻ). Thẻ ghi nợ quốc tế là 255 thẻ (năm 2014 là 160 thẻ). thẻ tín dụng đạt được 747 thẻ (năm 2013 là 380 thẻ).

3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh long an (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)