Kiến nghị đối với NHTMCP Công Thương Việt Nam và NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 89 - 91)

c) Hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ.

3.3.2. Kiến nghị đối với NHTMCP Công Thương Việt Nam và NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm

nhánh Hoàn Kiếm

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng thể nhân trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể kịp thời các chủ trương chính sách của Chính phủ và của ngành.

- Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng cho toàn hệ thống.

- Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới, giảm dần tỷ lệ thu phí từ các sản phẩm truyền thống.

- Xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá, cập nhật thông tin theo từng khu vực để trực tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng, thông tin giao dịch tín dụng

và đưa ra cảnh báo sớm về các rủi ro tín dụng.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa chương trình tái cơ cấu hoạt động theo mục tiêu đã xác định trong đó chú trọng hình thành những bộ phận chuyên trách hoạch định chiến lược quản lý rủi ro tín dụng cũng như bộ phận thực thi các biện pháp quản lý rủi ro trên cơ sở hoạt động độc lập và hiệu quả.

- Cần mạnh dạn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp chứ không theo thời gian quá hạn trên cơ sở tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp cho các ngân hàng Việt Nam.

- Chú trọng chính sách nguồn nhân lực. Lãnh đạo NHTM nói chung và NH TMCP Công thương nói riêng cần phải có chính sách phù hợp về đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ làm công tác tín dụng có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, kỹ năng thẩm định, phân tích rủi ro, quyết định cho vay được an toàn; tuyển dụng mới và đặc biệt là chính sách đãi ngộ. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ tín dụng ở các chi nhánh khác nhau thông qua các khoá tập huấn, cuộc hội thảo,... Xây dựng chế độ đánh giá khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện.

- Tạo môi trường thể chế nội bộ minh bạch và lành mạnh, hiệu quả. Xây dựng mối liên kết hỗ trợ giữa các chi nhánh, phòng ban, thường xuyên có sự trao đổi thông tin giữa các chi nhánh. Tạo sự thống nhất trong quá trình triển khai các chính sách và mục tiêu chiến lược kinh doanh.

- Nghiên cứu, ban hành đồng bộ và đầy đủ chính sách, quy trình tín dụng, phân cấp quyền phê duyệt tín dụng, quản lý nợ xấu và xử lý nợ xấu.

đích là cung cấp những thông tin cần thiết, tín hiệu cảnh báo nhằm ngăn chặn sớm, phát hiện kịp thời những sự cố để có hướng khắc phục, phòng ngừa hiệu quả.

- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách hiệu quả. - Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.

- Thành lập một bộ phận chuyên trách và có kế hoạch cụ thể để triển khai các nội dung của khung quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 89 - 91)