Thực trạng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 48 - 52)

c) Hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ.

2.2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng

+ Theo thành phần kinh tế

Xét theo thành phần kinh tế, dư nợ nằm chủ yếu ở khu vực DNNN (chiếm khoảng 80% tổng dư nợ). Cụ thể:

Năm 2009 cho vay DNNN là 1.615 tỷ dồng, chiếm tỷ trọng 85% ; cho vay DNNQD là 190 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ và cho vay hợp tác xã và cá nhân là 95 tỷ đồng, chiếm 5% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2010, cho vay DNNN là 2.940 tăng 1.325 tỷ đồng so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 84% tổng dư nợ; cho vay DNNQD là 385 tỷ đồng, chiếm 11% tổng dư nợ, tăng 102,6% so với năm so với năm 2009; cho vay hợp tác xã và cá nhân là 175 tỷ đồng, chiếm 5%, tăng 80 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng là 84,21%. Năm 2011, cho vay DNNN là 3.240 tỷ đồng chiếm 80% tổng dư nợ, tăng 300 tỷ

đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 10,2%. Xét về tỷ lệ tăng thì năm 2010 so với 2009 cho vay DNNN tăng mạnh hơn nhiều mức tăng 2011 so với 2010. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ trọng cho vay DNNN giảm dần qua các năm nhưng số tiền cho vay lại không ngừng gia tăng cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ tín dụng. Trong khi đó tỷ trọng cho vay các DNNQD, hợp tác xã và cá nhân có xu hướng tăng so với tổng dư nợ phân theo thành phần kinh tế. Năm 2011, cho vay DNNQD là 526,5 tỷ đồng, chiếm 13% tổng dư nợ tăng so với 2010 là 141,5 tỷ đồng tương ứng 36,75 %; cho vay hợp tác xã và cá nhân là 283,5 tỷ đồng chiếm 7% tổng dư nợ, tăng 108,5 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với 62%. Điều này chứng tỏ năm 2011 ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm đã mở rộng cho vay đối với các hợp tác xã và khách hàng cá nhân. Qua các số liệu phân tích ở trên ta có thể thấy rằng tình hình tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm các năm vừa qua tăng trưởng khá tốt. Dư nợ cho vay đối với DNNN luôn lớn hơn 80%, sở dĩ như vậy là do chính sách cho vay của NHCT Hoàn Kiếm là cho vay chủ yếu đối với các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp Nhà nước, các dự án của Chính phủ. Cho vay đối với các thành phần kinh tế đều tăng nhưng xu hướng có sự thay đổi. Tỷ trọng cho vay đối với các DNNN vẫn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ vì đây thực chất vẫn là những khách hàng truyền thống lâu đời của NHCT Hoàn Kiếm ( Ngân hàng Vietinbank bắt đầu cổ phần hóa năm 2009), tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Tỷ trọng cho vay đối với các DNNQD, hợp tác xã và cá nhân chiếm phần nhỏ trong tổng dư nợ nhưng đang có xu hướng tăng dần. Điều này là dễ hiểu vì hiện nay các DNNN đang có xu hướng cổ phần hóa và các DNNQD như: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần… ngày càng được khuyến khích, tạo điều kiện để thành lập và phát triển. Với mức sống và nhu cầu của con người ngày càng cao thì các cá nhân, hộ gia đình sẽ có nhiều nhu cầu vay tiền để đáp ứng những mong muốn của bản thân. Đó cũng là phù hợp

với xu thế chung tất yếu của sự phát triển không ngừng. Như vậy, tình hình tín dụng cũng như xu thế tăng trưởng tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm trong những năm qua được đánh giá là hợp lý và nên cố gắng duy trì.

+ Theo thời hạn cho vay

Xét theo thời hạn cho vay, cho vay trung và dài hạn vẫn là chủ yếu, chiếm trên 50% trong tổng dư nợ tín dụng qua các năm gần đây. Vì xét cho cùng khách hàng chủ yếu của Vietinbank vẫn là các doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền để đầu tư vào TSCĐ để phát triển sản xuất, kinh doanh,dịch vụ và đầu tư phát triển cụ thể như sau: năm 2009 cho vay trung, dài hạn là 1.000 tỷ đồng chiếm 52,63% trong tổng dư nợ; năm 2010 là 2.200 tỷ đồng, chiếm 62,86% tăng 1.200 tỷ đồng tương ứng 120%. Đây là sự tăng trưởng khá cao trong cho vay trung, dài hạn là do năm 2010 tổng tín dụng cho vay đối với các thành phần kinh tế tăng gần gấp đôi so với năm 2009 trong khi đó tỷ trọng cho vay DNNN và DNNQD lại không có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2011, cho vay trung, dài hạn là 2.050 tỷ đồng, chiếm 50,62% tổng dư nợ, giảm 150 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với 6,82%. Có thể nhận thấy rằng trong năm 2011 những rủi ro từ khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, Mỹ và một số nền kinh tế chủ chốt tiếp tục làm cho thị trường kinh tế thế giới xấu đi, thậm chí “đã làm chệch hướng phục hồi kinh tế thế giới”. Với tình hình kinh tế Thế giới và trong nước còn nhiều biến động các tổ chức cá nhân rất thận trọng trong việc gửi tiền vào các ngân hàng, các khách hàng vẫn rất kỳ vọng về dài hạn lãi suất sẽ còn tăng khi kinh tế tăng trưởng ổn định trở lại, vì vậy nguồn vốn huy động được của các ngân hàng thường là ngắn hạn. Bên cạnh đó với sự siết chặt của Ngân hàng Nhà nước về quy định dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% trước đây xuống còn 30%. Trước tình thế huy động nguồn vốn khó khăn, nhiều ngân hàng ứng phó bằng cách chạy đua tăng lãi suất tiết kiệm ngắn hạn, từ vài tuần đến 3 tháng nhằm hạ tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay

trung, dài hạn xuống theo đúng quy định. NHCT Hoàn Kiếm thắt chặt hơn cho vay trung, dài hạn thể hiện thái độ thận trọng với sự mất ổn định của tình hình kinh tế Thế giới, cũng là do nguồn vốn huy động được chủ yếu là ngắn hạn. Xét cho cùng là nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể gia tăng nếu các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn (như đã nói tỷ trọng cho vay doanh nghiệp của NHCT Hoàn Kiếm chiếm phần lớn trong tổng dư nợ). Cho vay ngắn hạn tính đến 2011 là 2.000 tỷ đồng chiếm 49,38% tổng dư nợ, tăng 700 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng 53,85%. Với tình hình thay đổi cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại hình cho vay như đã phân tích ở trên có thể nói NHCT Hoàn Kiếm đã có những hướng đi đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay trung, dài hạn luôn lớn hơn 50% sẽ mang lại rủi ro khá cao cho Ngân hàng khi nền kinh tế còn nhiều biến động về lãi suất và nguồn vốn huy động lại chủ yếu là ngắn hạn. Vì vậy, giảm tỷ trọng cho vay trung, dài hạn cần được Ngân hàng quan tâm hơn nữa và có chính sách cụ thể. + Theo loại tiền tệ:

Theo loại tiền tệ, tỷ lệ tăng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ liên tục tăng so với nội tệ trong các năm gần đây cụ thể là: năm 2009 cho vay bằng nội tệ là 1.748 tỷ đồng chiếm 92% tổng dư nợ, cho vay ngoại tệ là 152 tỷ đồng; đến 2010 cho vay nội tệ là 3.115 tỷ đồng tăng 1.367 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng là 78,2%. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay nội tệ giảm còn 89% tổng dư nợ, cho vay ngoại tệ tăng 3% ( tỷ trọng 11%), tăng 233 tỷ đồng, tăng 153,29% so với năm 2009. Năm 2011, tỷ trong cho vay bằng ngoại tệ tiếp tục tăng so với nội tệ. Cho vay bằng nội tệ là 3.402 tỷ đồng tăng 287 tỷ so với năm 2010 tương ứng 9,21%. Cho vay bằng ngoại tệ là 648 tỷ đồng tăng 263 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng 68,31%. Nhìn chung, trong những năm gần đây cho vay bằng ngoại tệ và nội tệ của Vietinbank Hoàn Kiếm đều tăng nhưng có xu hướng gia tăng tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ trong tổng dư nợ cho vay. Có

thể thấy một thực tế là trong mấy năm vừa qua tình hình lạm phát ở nước ta liên tục tăng nhanh, đồng VNĐ có xu hướng mất giá so với ngoại tệ đặc biệt là USD khiến các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang vay USD thay bằng VNĐ. Ngoài ra chênh lệch lãi suất là lý do khiến tín dụng ngoại tệ luôn hấp dẫn với doanh nghiệp từ năm 2010 đến nay. Cụ thể năm 2010 tín dụng ngoại tệ tăng đến 48,45%. Năm 2011, nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng ngoại tệ giảm còn 18,7% song vẫn cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng tiền đồng (chỉ 10,2%). Đến tháng 5/2011 tiền gửi bằng ngoại tệ có xu hướng giảm cho vay ngoại tệ lại tiếp tục tăng.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w