Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích khách hàng

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 76 - 78)

c) Hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích khách hàng

Rủi ro tín dụng xuất phát từ những phân tích và thẩm định nhu cầu vay vốn của khách hàng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫm đến những quyết định phê duyệt tín dụng có thể gây rủi ro sau này; đây là khâu cực kỳ quan trọng để đảm bảo ít tổn thất nhất cho ngân hàng. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng. Theo đó, tăng

cường chất lượng thẩm định và phân tích khách hàng cần chú ý một số điểm sau:

- Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định. Các thông tin hữu ích từ môi trường kinh doanh, lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong thời gian qua của khách hàng, là cơ sở để cán bộ tiến hành thẩm định. Việc thu thập thông tin đầu vào càng đầy đủ chính xác thì quyết định cho vay càng hiệu quả, hạn chế rủi ro tổn thất cho ngân hàng.

- Trong quá trình thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng, cần chú ý đến tính trung thực trong báo cáo tại một số khách hàng: hợp lý giữa dư hàng tồn kho trên báo cáo tài chính với báo cáo hàng tồn kho thực tế của khách hàng, trích khấu hao theo đúng quy định, đánh giá các khoản phải thu, phải trả của khách hàng theo thời hạn, các khoản tạm ứng. - Quan tâm tới lịch sử tín dụng của khách hàng tại chi nhánh và tại các TCTD, các Ngân hàng khác vì rủi ro từ bất kỳ khoản vay của khách hàng tại các đơn vị này sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Trong quá trình thẩm định về hồ sợ vay vốn, phương án kinh doanh/dự án đầu tư của khách hàng: bên cạnh các nội dụng đã thực hiện như: xem xét tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn theo quy định, đánh giá các yếu tố đầu vào và khả năng tiêu thụ sản phẩm, đánh giá phương tiện kỹ thuật, tổ chức triển khai phương án kinh doanh, đánh giá về các nguồn vốn tham gia, chi nhánh cần chú ý một số điểm sau:

+ Đặc tính của sản phẩm của các dự án chứa công nghệ cao dễ bị thay thế như: tivi, điều hòa, điện thoại đi động, khi thẩm định cần đặc biệt tính toán thời gian hoàn vốn hợp lý, khả năng chuyển đổi của dự án sang sản xuất các sản phẩm khác khi các sản phẩm chính của dự án bị lạc hậu.

+ Thời gian thu hồi vốn của phương án kinh doanh/ dự án để xác định kỳ hạn trả nợ của khách hàng chuẩn xác, tránh tình trạng phê duyệt theo thói quen,

cảm tính. Nếu phê duyệt thời hạn cho vay quá ngắn so với chu kỳ thu hồi vốn của khách hàng thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng, các khoản nợ có thể phải gia hạn, quá hạn hoặc ngược lại nếu thời hạn cho vay quá dài thì khách hàng có thể sử dụng nguồn tiền đó cho mục đích khác.

+ Tài sản đảm bảo: cần đánh giá đến cả khả năng thanh khoản của tài sản đó vì một số tài sản nếu có rủi ro thì ngân hàng cũng rất khó có thể xử lý để thu hồi vốn: đầu vào các dây chuyền sản xuất đặc thù, công trình trên đất nhưng đất không thuộc sở hữu khách hàng.

- Cuối cùng, cần chú trọng cử cán bộ đi đào tạo nắm bắt các thông số kỹ thuật ở rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó, chi nhánh cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với một số cơ quan chuyên môn để phối hợp thẩm định một số dự án/ phương án đặc thù.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w