c) Hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ.
3.2.2.3. Một số giải pháp khác.
Khi rủi ro tín dụng xảy ra ngân hàng phải đối mặt với những tổn thất vật chất rất lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của ngân hàng. Vì vậy, để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tổn thất tín dụng, các ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh nói riêng thường xuyên thực hiện đồng bộ các giải pháp như:
- Trích lập dự phòng rủi ro: Định kỳ các NHTM đánh giá, phân loại chất lượng tín dụng trên cơ sở đó dự ước tổn thất và trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp cho các tổn thất tín dụng nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng thương mại khi xảy ra rủi ro.
- Hoàn thiện chính sách, quy chế, quy trình: Tuân thủ các nguyên tắc trong quy trình tín dụng. Cần tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay như: tư cách người vay, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát vay, năng lực quản trị và điều hành, thực trạng tài chính.
- Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
- Tham gia hợp tác với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước: tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, về chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến áp dụng vào hoạt động tín dụng ngân hàng đồng thời nắm bắt được những thay đổi trên thi trường thế giới đây là cơ sở để tìm ra biện pháp phòng tránh và giảm thiểu những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
độ rủi ro cao.
-Thực hiện công cụ Marketing Ngân hàng NHCT Việt Nam là một trong những ngân hàng có uy tín hàng đầu tại Việt Nam, đây là tiền đề quan trọng để chi nhánh có thể thực hiện tốt công cụ marketing tại Ngân hàng. Khách hàng sẽ biết và tìm đến với Ngân hàng nhiều hơn, khi đó chi nhánh có quyền lựa chon thực hiện các hợp đồng tín dụng đối với các khách hàng tốt nhất (hoạt động kinh doanh ổn định, tài sản đảm bảo lớn, dự án có mức độ khả thi cao, nhiều nguồn thanh toán nợ…).