Thực trạng rủi ro tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm 1 Đánh giá rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 52 - 59)

c) Hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ.

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm 1 Đánh giá rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu

2.2.2.1. Đánh giá rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu

Căn cứ theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết đinh số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ phân loại nợ có 5 nhóm nợ sau đây:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

Ngoài ra, TCTD có thể phân loại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn, và cao hơn theo quy định tại khoản 2 và 3, Điều 6 theo quyết định này.

Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ tín dụng

Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn năm 2009- 2011 của NHCT Hoàn Kiếm

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 1.900 3.500 4.050 1.600 84,21 550 15,71 Nợ quá hạn 60,04 72,45 76,95 12,41 20,67 4,5 6,21 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 3,16% 2,07% 1,9%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHCT Hoàn Kiếm)

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy, tình hình nợ quá hạn của NH TMCP Công thương- chi nhánh Hoàn Kiếm trong những năm qua là thấp, nhỏ hơn 3,16% tổng dư nợ. Năm 2009, nợ quá hạn là 60,04 tỷ đồng, chiếm 3,16% tổng dư nợ. Sở dĩ là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng như các vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam: lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, khủng hoảng thị trường bất động sản, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán…Năm 2010, nợ quá hạn là 72,45 tỷ đồng tăng 12,41 tỷ đồng tương ứng với 20,67% so với năm 2009. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ giảm xuống còn 2,07%, giảm 1,09%, đạt được kết quả trên bởi vì sau năm 2009 cuộc khủng hoảng tài chính cũng đã kết thúc, năm 2010 nền kinh tế dần được phục hồi, kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng ở NHCT Hoàn Kiếm theo chiều hướng tốt… Năm 2011, nợ quá hạn là 76,95 tỷ đồng, tăng 4,5 tỷ đồng tương ứng với 6,21 % so với năm 2010. Năm 2011, tăng trưởng kinh tế thấp do xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng trong dài hạn và chính sách kinh tế vĩ mô chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát. Mặc dù tăng trưởng giảm nhưng lạm phát vẫn ở mức cao do chính sách tiền tệ thắt chặt chưa phát huy được hết tác dụng và tâm lý kì vọng lạm phát chưa được ổn. Năm 2011, tăng trưởng GDP là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm 2010, tăng trưởng giảm

sút chủ yếu do giảm sút của khu vực công nghiệp & xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng.. Năm 2011, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đóng băng, bên cạnh đó thị trường vàng cũng lên xuống bấp bênh khiến dân buôn thua lỗ. Căn cứ chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 1/3/2011 về việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% các ngân hàng đã hạn chế cho vay mới, tăng cường siết nợ với các dự án bất động sản. Vì thế, năm 2011 đã chứng kiến hàng loạt các vụ phá sản lớn nhỏ của các doanh nghiệp và cá nhân. Với tình hình kinh tế như đã nêu trên thì tăng nợ quá hạn 6,21% của NHCT Hoàn Kiếm trong năm 2011 so với 2010 là điều hoàn toàn dễ hiểu. Đây cũng được xem là một nỗ lực đáng nghi nhận của toàn thể công nhân viên ban lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Công thương- Chi nhánh Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, NHCT Hoàn Kiếm cũng cần có các biện pháp thẩm định chặt chẽ hơn nữa trong việc kiểm soát cho vay đối với các dự án đầu tư, nhằm kiểm soát tình hình nợ quá hạn và hướng tới giảm nợ quá hạn trong những năm tới.

Qua bảng số liệu về tình hình phân loại nợ ta nhận thấy, nợ nhóm 1 là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ trên 96% và ổn định qua các năm. Nhận thấy, nợ quá hạn chủ yếu nằm ở nợ nhóm 2, nhóm nợ có khả năng thu hồi gốc và lãi nhưng tỷ lệ này luôn nhỏ hơn 3% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011, tỷ trọng của khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày (nợ nhóm 2) chiếm 1,53% tổng dư nợ, năm 2010 là 1,54% và năm 2009 là 2,26%. Năm 2011 so với năm 2010 và so với năm 2009 tỷ lệ nợ nhóm 3 và 4 đều có xu hướng giảm dần cụ thể nợ nhóm 3 luôn nhỏ hơn 0,03%, nhóm 4 nhỏ hơn 0,6% trong tổng dư nợ. Trong quá trình thu hồi nợ, Ngân hàng đã có các biện pháp đôn đốc khách hàng làm cho tỷ lệ nợ xấu (gồm nợ nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5) trong tổng dư nợ giảm đáng kể. NHCT Hoàn

Kiếm kiểm soát rất khắt khe các khoản vay của khách hàng, đồng thời tạo cơ hội cho khách hàng có khả năng trả nợ tốt nhất, tránh tổn thất không đáng có.

Bảng 2.5: Tình hình phân loại nợ năm 2009-2011 của NHCT Hoàn Kiếm

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 1.900 100 3.500 100 4.050 100 Nợ nhóm 1 1.840 96,84 3.428,2 97,95 3.973,06 98,1 Nợ nhóm 2 43,02 2,26 53,9 1,54 61.96 1,53 Nợ nhóm 3 0,6 0,03 0,87 0,02 1,01 0,02 Nợ nhóm 4 10,07 0,53 13,4 0,38 8,67 0,22 Nợ nhóm 5 6,31 0,34 3,63 0,11 5,3 0,13

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHCT Hoàn Kiếm)

Kết quả thu được là đáng khả quan cho toàn NHCT Hoàn Kiếm, nhưng không có nghĩa Ngân hàng “bỏ đó” cho thị trường tự điều chỉnh, ý thức khách hàng tự quyết định. Để nhận thấy chính xác mức độ rủi ro thực tế Ngân hàng gặp phải, cần chú ý đến nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn.

Từ bảng phân tích trên, ta thấy tỷ lệ nợ khó đòi (nợ nhóm 5) qua các năm: năm 2009 là 0,34% tổng dư nợ; năm 2010 là 0,11% và 2011 chiếm 0,13% tổng dư nợ. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên. Vì vậy, Ngân hàng cần

quan tâm hơn nữa trong việc thu hồi các khoản nợ có khả năng mất vốn. Xét chung thấy tỷ lệ nợ khó đòi của Ngân hàng là khá thấp chiếm dưới 1% tổng dư nợ. Tuy vậy, Ngân hàng vẫn cần chú trọng các biện pháp giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu năm 2009-2011 của NH CT Hoàn Kiếm

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 1.900 3.500 4.050 1.600 84,21 550 15,71 Tổng nợ xấu 16,98 17,9 14,98 0,92 5,42 -2,92 -16,31 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,89 0,51 0,37 -0,38 -0,14

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHCT Hoàn Kiếm) Qua bảng trên chúng ta có thể nhận thấy tỷ lệ nợ xấu của NHCT Hoàn Kiếm giảm dần qua các năm và thấp hơn nhiều so với mức chuẩn 5% mà NHNN quy định. Năm 2009 tổng nợ xấu là 16,98 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ nợ xấu là 0,89% cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Điều đó đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng cao, ngân hàng phải có các biện pháp đề phòng ngừa tránh cho rủi ro tín dụng xảy ra. Điều nay cũng có thể lý giải bởi trong năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn đang diễn ra với chiều hướng xấu khiến cho các doanh nghiệp nước ta làm ăn khó khăn, tuy cuối năm 2009 cuộc khủng hoảng đã kết thúc. Tuy nhiên sang năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm. Năm 2010,Việt Nam đã ngăn chặn thành công đà suy giảm, kinh tế phục hồi

và tăng trưởng khá cao; kinh tế vĩ mô có bước cải thiện, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Hoạt động của các khách hàng cũng có nhiều nét khả quan hơn năm 2009 vì vậy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm 0,38% so với 2009 tương ứng là 0,51%. Năm 2011, tổng nợ xấu là 14,98 tỷ đồng giảm 2,92 tỷ đồng so với năm 2010 với tỷ lệ giảm tương ứng là 16,31%. Năm 2010 tổng nợ xấu là 17,9 tỷ đồng giảm 2,92 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 16,31%. Như vậy, năm 2010 nợ xấu tăng so với năm 2009 nhưng tốc độ tăng của tổng nợ xấu thấp hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ nên tỷ lệ nợ xấu năm 2010 so với 2009 giảm 0,38%. Năm 2011 có tổng nợ xấu là thấp nhất trong 3 năm, đồng thời có tổng dư nợ lớn nhất nên tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là thấp nhất 0,37% giảm 0,14% so với 2010. Do đó tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ luôn được duy trì ở mức khá an toàn và nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Mặt khác khi Ngân hàng mở rộng cho vay thì rủi ro tín dụng cũng tăng lên nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức chấp nhận được và có xu hướng giảm qua các năm đây là một kết quả đáng khích lệ trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay. Đạt được kết quả như trên cho thấy chất lượng tín dụng tại chi nhánh đang được cải thiện. Tuy nhiên vẫn tiềm ấn nợ xấu khó thu hồi cần phải được phân tích, đánh giá đúng mức từng trường hợp để có giải pháp xư lý thích hợp. Do vậy chi nhánh cần tiếp tục rà soát lại các khoản nợ xấu, thành lập tổ thu nợ, xây dựng phương án thu nợ đến từng khách hàng cụ thể kiên quyết xử lý khách hàng có nợ xấu để chất lượng tín dụng được nâng cao hơn nữa.

Phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro tại NHCT Hoàn Kiếm.

Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro của NHCT Hoàn Kiếm đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Theo khoản 4, điều 6, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện như sau:

- Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100%

Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phòng năm 2009-2011 của NHCT Hoàn Kiếm

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ nhóm 1 0 0 0 Nợ nhóm 2 2,151 2,695 3,098 Nợ nhóm 3 0,12 0,174 0,202 Nợ nhóm 4 5,035 6,7 4,335 Nợ nhóm 5 6,31 3,63 5,3 Tổng số tiền trích dự phòng 13,616 13,199 12,935

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w