Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 78 - 80)

c) Hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ.

3.2.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Hoạt động tín dụng là môt trong những hoạt động có nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Do vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát và kết quả đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, thì công tác kiểm tra, kiểm soát là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng và cần phải được tiếp tục hoàn thiện theo hướng sau:

Một là, đảm bảo thực hiện kiểm tra tất cả các khâu của quá trình cho vay. Cụ

thể:

+ Kiểm tra trước khi cho vay: thẩm định khách hàng, phương án, dự án vay vốn, thực hiện theo nguyên tắc “6C”

. Đặc tính- tư cách người vay (Character) . Năng lực của người vay (Capacity) . Thu nhập của người vay (Cash)

. Đảm bảo tiền vay (Collateral) . Các điều kiện (Conditions) . Kiểm soát (Control)

+ Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra việc chuyển tiền thanh toán của khách hàng có phù hợp với mục đích vay vốn hay không. Và đặc biệt qua kiểm tra việc giải ngân bằng tiền mặt.

+ Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích, kiểm tra bảo đảm nợ vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ trên cơ sở theo dõi tình hình luân chuyển hàng hóa, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Hai là, thực hiện việc kiểm soát thường xuyên đối với các khoản nợ vay của khách hàng. Công tác kiểm soát cần được tiến hành theo một số nội dung sau: + Xem xét các danh mục khoản vay, khách hàng vay.

+ Phân loại các khoản vay, khách hàng vay.

+ Kiểm soát hồ sơ, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản vay, khách hàng vay.

+ Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình và chính sách tín dụng của các cán bộ tín dụng.

Ba là, để công tác kiểm soát đạt hiệu quả cao thì chi nhánh nên bố trí cán bộ kiểm soát là những cán bộ có nghiệp vụ giỏi, bản lĩnh nghề nghiệp cũng như tham mưu cho ban giám đốc, vì lợi ích chung của Ngân hàng.

3.2.1.5.Nâng cấp hệ thống thông tin

Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần phải có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết.

Hệ thống thông tin rủi ro tín dụng phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ rang, chính

xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho việc quản trị có hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thông tin.

Hệ thống thông tin rủi ro tín dụng được chia làm 2 loại: - Các thông tin có tính vĩ mô, định hướng:

+ Môi trường kinh tế vĩ mô, định hướng, chính sách kinh tế của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của một số tổ chức tín dụng.

+ Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng. - Thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng:

+ Hệ thống thông tin từ khách hàng vay vốn: Trong hoạt động tín dụng, thông tin về khách hàng vay vốn của các NHTM rất quan trọng, mục đích ngăn ngừa rủi ro và góp phần ổn định hệ thống Ngân hàng. Hoạt động tín dụng của NHTM là cho vay với lòng tin khách hàng sẽ hoàn trả theo đúng thỏa thuận. Muốn cho vay đảm bảo được an toàn, Ngân hàng phải nắm đầy đủ các thông tin khách hàng để xem xét, quyết định cho vay và giám sát sau khi vay như thông tin hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình trạng nợ nần, tài sản bảo đảm, khả năng hoàn trả và các thông tin cần thiết khác của khách hàng vay.

+ Hệ thống thông tin phục vụ cho quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của ngân hàng: báo cáo thực trạng tín dụng, dự báo xu hướng phát triển, phân tích, báo cáo xu hướng rủi ro tín dụng; báo cáo về hoạt động tín dụng…

Chế độ thông tin báo cáo: tình hình rủi ro tín dụng phải được báo cáo định kỳ đến Hội đồng tín dụng, Ban điều hành ngân hàng như: Báo cáo về tình hình tập trung tín dụng, những vấn đề trong danh mục tín dụng theo đó chỉ ra những khoản tín dụng có vấn đề, khoản tín dụng cần chú ý và những khoản có thể bị mất, những khu vực tín dụng tăng trưởng nhanh, những thay đổi bất lợi của nền kinh tế…

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 78 - 80)