5. Kết cấu của luận văn
3.3. Thực trạng quyết toán vốn đầu tƣ bằng nguồn NSNN của cơ quan tà
3.3.1. Thực trạng áp dụng cơ chế quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN tỉnh Phú Thọ
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nƣớc về quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành trong cả nƣớc, do đó cơ chế quản lý quyết toán vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không nằm ngoài các quy định do Bộ Tài chính ban hành về công tác này.
Trong giai đoạn 2007 - 2011 hệ thống quy phạm pháp luật về NSNN, về đầu tƣ và xây dựng có nhiều biến đổi, do đó, cơ chế quản lý về quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành cũng biến đổi theo. Tỉnh Phú Thọ đã nghiên cứu vận dụng các quy định về quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành vào thực tế địa phƣơng trên cơ sở các thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính từ Thông tƣ số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007; Thông tƣ số 98/2007/TT-BTC ngày 09/8/2007; Thông tƣ số 73/2007/TT-BTC ngày 02/7/2007 và Thông tƣ số 19/TT-BTC ngày 14/02/2011.
3.3.2. Công tác hướng dẫn, đôn đốc quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ của Sở Tài chính
3.3.2.1. Công tác hướng dẫn
Trong những năm qua, công tác hƣớng dẫn quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành của Sở Tài chính Phú Thọ đối với các chủ đầu tƣ và các phòng tài chính chƣa thực hiện đƣợc nhiều, Sở Tài chính chƣa có văn bản hoặc đề nghị UBND tỉnh ra văn bản để hƣớng dẫn việc áp dụng các thông tƣ của Bộ Tài chính về quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành. Công tác này chỉ dừng lại ở mức độ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đối với việc hướng dẫn các chủ đầu tư: chỉ đƣợc thực hiện khi chủ đầu tƣ đến nộp báo cáo quyết toán, trong khâu kiểm tra hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hƣớng dẫn chủ đầu tƣ lập lại hoặc bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ quyết toán của chủ đầu tƣ chƣa đạt yêu cầu.
- Đối với việc hướng dẫn các phòng tài chính - kế hoạch huyện: chƣa triển khai đƣợc đồng đều, chủ yếu là khi đơn vị nào có vƣớng mắc trong quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành thì đƣợc hƣớng dẫn trực tiếp hoặc qua điện thoại thông qua phòng Đầu tƣ.
3.3.2.2. Công tác đôn đốc
Hàng năm, căn cứ vào danh mục dự án, công trình XDCB đã hoàn thành nhƣng chƣa đƣợc quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành do Kho bạc nhà nƣớc tỉnh cung cấp, Sở Tài chính có văn bản gửi đến từng chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án yêu cầu lập và nộp báo cáo quyết toán những dự án, công trình mà các đơn vị đó quản lý. Đối với những chủ đầu tƣ có dự án, công trình hoàn thành đã nhiều năm nhƣng vẫn chƣa thực hiện lập và nộp báo cáo quyết toán, Sở Tài chính có văn bản đôn đốc và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh có biện pháp xử lý đối với những chủ đầu tƣ đó.
3.3.3. Công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN tại các cơ quan tài chính tỉnh Phú Thọ
Các cơ quan tài chính địa phƣơng có chức năng thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN bao gồm: Sở Tài chính, các Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thị xã, thành phố.
3.3.3.1. Tại Sở Tài chính - Trình tự tiến hành
Trình tự thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN đƣợc thực hiện theo sơ đồ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sơ đồ 3.3: Trình tự thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành tại Sở Tài chính Phú Thọ
Bước 1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Bộ phận cải cách hành chính theo mô hình một cửa của Sở Tài chính (gọi tắt là bộ phận một cửa) tiếp nhận hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành của chủ đầu tƣ nộp, tiến hành kiểm tra tính đầy đủ các nội dung của hồ sơ theo quy định, nếu đầy đủ lập phiếu giao nhận hồ sơ với chủ đầu tƣ (hoặc ngƣời đại diện chủ đầu tƣ).
Bước 2. Giao nhiệm vụ thẩm tra: Bộ phận một cửa bàn giao hồ sơ cho Lãnh đạo phòng nghiệp vụ đƣợc giao nhiệm vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành (phòng Đầu tƣ), Lãnh đạo phòng nghiệp vụ giao hồ sơ quyết toán cho cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ thẩm tra, cán bộ thẩm tra một lần nữa kiểm tra tính đầy đủ các nội dung của hồ sơ theo quy định, nếu đầy đủ trình lãnh đạo phòng ký biên bản giao nhận hồ sơ với bộ phận một cửa.
Cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ thẩm tra căn cứ vào tính chất, quy mô của dự án, công trình (hay hạng mục công trình) quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành để chủ động lập kế hoạch và có biện pháp thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về kết quả thẩm tra của mình.
Bước 3. Tiến hành thẩm tra báo cáo quyết toán
* Đối với dự án không kiểm toán báo cáo quyết toán: (1) Thẩm tra hồ sơ pháp lý:
- Thẩm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tƣ và xây dựng thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật.
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Giao nhiệm vụ thẩm tra
Tiến hành thẩm tra báo cáo quyết toán Tổng hợp, báo cáo, thông qua, trình duyệt kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thẩm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tƣ ký với các nhà thầu (tƣ vấn, xây dựng, cung ứng vật tƣ thiết bị) để thực hiện dự án.
(2) Thẩm tra nguồn vốn đầu tƣ của dự án:
- Đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do chủ đầu tƣ báo cáo với số xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan để xác định số vốn đầu tƣ thực tế thực hiện.
- Thẩm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tƣ so với cơ cấu xác định trong quyết định đầu tƣ của cấp có thẩm quyền.
(3) Thẩm tra chi phí đầu tƣ:
- Đối với những công việc do chủ đầu tư (ban quản lý dự án) tự thực hiện: bao gồm các khoản mục chi phí thuộc chí phí quản lý dự án và các gói thầu chủ đầu tƣ đƣợc phép tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Nội dung thẩm tra bao gồm:
+ Kiểm tra các nội dung, khối lƣợng trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tƣ với biên bản nghiệm thu khối lƣợng;
+ Đối chiếu đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tƣ với đơn giá trong dự toán đƣợc duyệt đảm bảo phù hợp với định mức, đơn giá của Nhà nƣớc hoặc phù hợp với nguyên tắc lập định mức, đơn giá theo quy định của Nhà nƣớc.
- Đối với những công việc do các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng:
+ Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng trọn gói" (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu):
+ Đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lƣợng thực hiện, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lƣợng thực hiện, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
+ Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lƣợng thực hiện và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký.
- Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng theo đơn giá cố định" (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Đối chiếu với biên bản nghiệm thu khối lƣợng thực hiện để thẩm tra các yêu cầu, nội dung công việc, khối lƣợng thực hiện trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B; đối chiếu đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá cố định ghi trong bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng; giá trị quyết toán bằng khối lƣợng thực hiện đã đƣợc nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghi trong hợp đồng.
* Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh" (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu):
Căn cứ điều kiện cụ thể của hợp đồng, xác định rõ phạm vi và phƣơng thức điều chỉnh của hợp đồng. Trƣờng hợp điều chỉnh về khối lƣợng phải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lƣợng để thẩm tra khối lƣợng. Trƣờng hợp điều chỉnh về đơn giá phải căn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng.
+ Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng kết hợp" (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu):
Hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng kết hợp" phải xác định rõ phạm vi theo công trình, hạng mục công trình hoặc nội dung công việc cụ thể đƣợc áp dụng hình thức hợp đồng cụ thể: trọn gói, đơn giá cố định hoặc điều chỉnh giá. Việc thẩm tra từng phần của hợp đồng, theo từng hình thức hợp đồng, tƣơng ứng với quy định tại các trƣờng hợp ở trên.
- Thẩm tra giá trị phát sinh.
- Thẩm tra tính tuân thủ pháp luật của việc lựa chọn hình thức hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng, điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng.
(4) Thẩm tra chi phí đầu tƣ thiệt hại không tính vào giá trị tài sản.
(5) Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tƣ: thẩm tra số lƣợng và giá trị tài sản theo 2 loại: tài sản cố định và tài sản lƣu động; nguyên giá (đơn giá) của từng nhóm (loại) tài sản theo thực tế chi phí và theo giá quy đổi về thời điểm bàn giao tài sản đƣa vào sản xuất, sử dụng.
(6) Thẩm tra tình hình công nợ, vật tƣ, thiết bị tồn đọng:
- Căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tƣ, tình hình thanh toán cho các nhà thầu của chủ đầu tƣ để thẩm tra công nợ của dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Căn cứ thực tế tiếp nhận và sử dụng vật tƣ thiết bị của dự án để xác định số lƣợng, giá trị vật tƣ, thiết bị tồn đọng, đề xuất phƣơng án xử lý.
- Căn cứ biên bản kiểm kê đánh giá tài sản dành cho hoạt động Ban quản lý dự án tính đến ngày lập báo cáo quyết toán, xác định số lƣợng, giá trị tài sản còn lại để bàn giao cho đơn vị sử dụng hoặc xử lý theo quy định.
(7) Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tƣ và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán nhà nƣớc (nếu có).
(8) Nhận xét đánh giá, kiến nghị:
- Nhận xét về hồ sơ báo cáo quyết toán của chủ đầu tƣ.
- Kiến nghị về giá trị quyết toán và xử lý các vấn đề có liên quan.
* Đối với dự án đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán: Thực hiện thẩm tra theo quy định hiện hành về quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành. Trƣờng hợp báo cáo kết quả kiểm toán dự án hoàn thành chƣa đảm bảo yêu cầu so với quy định, cán bộ thẩm tra báo cáo Lãnh đạo phòng trình Lãnh đạo Sở có văn bản yêu cầu nhà thầu kiểm toán thực hiện kiểm toán lại hoặc kiểm toán bổ sung.
Bước 4: Tổng hợp, báo cáo, thông qua, trình duyệt kết quả thẩm tra quyết toán
(1) Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành của cán bộ thẩm tra.
(2) Báo cáo số liệu thẩm tra của Phòng chức năng với Lãnh đạo Sở trực tiếp phụ trách.
(3) Thông qua số liệu quyết toán với chủ đầu tƣ. (4) Trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán.
Nhƣ vậy trình tự thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành tại Sở Tài chính Phú Thọ, có ƣu điểm là cơ bản bám sát các quy định của Thông tƣ số 33/2007/TT-BTC ; thông tƣ số 19/2011/TT-BTC và Quyết định số 56/2008/QĐ- BTC của Bộ Tài chính và đã thực hiện đƣợc cải cách hành chính trong công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành tuy nhiên cũng có những nhƣợc điểm là chƣa cụ thể hoá đƣợc các công việc cần thực hiện, mỗi hồ sơ quyết toán chỉ giao cho một cán bộ thẩm tra nên sẽ gặp khó khăn trong việc thẩm tra những dự án lớn, phức tạp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.3.3.2 Tại các Phòng Tài chính - kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố
Do chƣa có văn bản hƣớng dẫn của UBND tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện thẩm tra quyết toán XDCB hoàn thành tại các Phòng Tài chính-kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là huyện), nên các huyện trong tỉnh, trên cơ sở hƣớng dẫn của Thông tƣ 33/2007/TT-BTC; Thông tƣ 19/2011/TT-BTC; Quyết định số 56/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính mà vận dụng để thực hiện thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành bằng nguồn vốn ngân sách thuộc cấp huyện quản lý.
Một số trình tự thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành đƣợc áp dụng tại các huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đƣợc tiến hành nhƣ sau:
a) Tại Thành phố Việt Trì
- Tiếp nhận hồ sơ quyết toán: Bộ phận một cửa của UBND thành phố tiếp nhận hồ sơ quyết toán của chủ đầu tƣ, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, nếu đầy đủ viết phiếu giao nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ quyết toán đến phòng Tài chính - kế hoạch chủ trì giải quyết.
Phòng Tài chính - kế hoạch: Nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa, xem xét nếu đủ điều kiện để thẩm tra thì chuyển cho Phòng Quản lý đô thị. Thời gian thực hiện các công việc trên là 1 ngày.
- Thẩm tra quyết toán:
+ Phòng Quản lý đô thị tiếp nhận hồ sơ quyết toán, tiến hành thẩm tra quyết toán về mặt khối lƣợng trong thời gian 7 ngày làm việc chuyển kết quả thẩm tra bằng văn bản và hồ sơ quyết toán cho Phòng Tài chính-kế hoạch.
+ Sau khi nhận đƣợc hồ sơ quyết toán và kết quả thẩm tra về mặt khối lƣợng của phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài chính-kế hoạch tiến hành thẩm tra quyết toán về mặt đơn giá, các chi phí khác và tổng hợp kết quả thẩm tra quyết toán (hoàn thành trong thời gian 7 ngày làm việc).
- Thông qua kết quả thẩm tra quyết toán: Sau khi tổng hợp kết quả thẩm tra, Phòng Tài chính - kế hoạch phối hợp với Phòng quản lý đô thị và chủ đầu tƣ (nếu dự án thuộc xã, phƣờng quản lý), Ban quản lý công trình (nếu dự án thuộc thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phố quản lý) tổ chức hội nghị thông qua biên bản thông qua số liệu quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành (hoàn thành trong thời gian 3 ngày làm việc).
- Trình duyệt quyết toán: Phòng Tài chính - kế hoạch hoàn chỉnh hồ sơ trình duyệt, dự thảo quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành trình Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt. (hoàn thành trong thời gian 3 ngày làm việc).
Nhận xét: Trình tự thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành của thành phố Việt Trì có điểm là thời gian thẩm tra ngắn, phân định rõ về chuyên môn cho cán bộ thẩm tra. Tuy nhiên nhƣợc điểm của quy trình này là quá trình thẩm tra bị phân tán và do thời gian thẩm tra quy định ngắn nên chất lƣợng thẩm tra thấp chƣa thực hiện đủ các công việc thẩm tra theo quy định.
b) Tại một số huyện như Lâm Thao, Phù Ninh…:
Để thực hiện công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành UBND huyện thành lập tổ thẩm tra quyết toán với các thành viên là cán bộ của