Các điều kiện để thực thi các giải pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bằng nguồn ngân sách nhà nước tỉnh phú thọ (Trang 104 - 130)

5. Kết cấu của luận văn

4.4. Các điều kiện để thực thi các giải pháp

Để đảm bảo các nhóm giải pháp trên nhanh chóng phát huy tác dụng trong thực tế nhằm nâng cao chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN của Sở Tài chính và các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thì cần quan tâm thực hiện các điều kiện sau:

- Nhà nước tiếp tục hoàn thiện và ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản về quản lý đầu tư XDCB.

Cơ chế chính sách của Nhà nƣớc cho một lĩnh vực nào đó là những quy định và hƣớng dẫn của Nhà nƣớc điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực đó, muốn lĩnh vực đó hoạt dộng tốt thì những quy định, hƣớng dẫn phải đầy đủ, logic và phù hợp. Trong những năm qua hệ thống các văn bản về quản lý đầu tƣ và xây dựng của chúng ta còn nhiều bất cập, chƣa có sự đầy đủ, nhƣng lại chồng chéo và nhiều khi thoát ly thực tế, vì thế đã gây ra không ít những khó khăn cho công tác quản lý lĩnh vực này. Vậy, để các giải pháp nâng cao chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN của cơ quan tài chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phát huy tích cực thì việc Nhà nƣớc tiếp tục hoàn thiện và bổ sung hệ thống văn bản về quản lý đầu tƣ XDCB nói chung và về quản lý đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN cho đồng bộ là điều kiện cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Cải cách hành chính là một chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Trong thực tế thực hiện tại một số bộ, ngành, địa phƣơng đã cho thấy cải cách hành chính thực sự là động lực nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế, xã hội và đƣợc nhân dân rất ủng hộ. Trong lĩnh vực đầu tƣ và xây dựng cải cách hành chính sẽ giảm đƣợc sự trì trệ trong các khâu nhƣ: Thẩm định và trình duyệt dự án đầu tƣ; Giải phóng mặt bằng; Kiểm soát và thanh toán vốn; Quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành… qua đó mà nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ xây dựng nói chung và chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành nói riêng.

- Tăng cường công tác phân cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Phân cấp trong quản lý đầu tƣ và xây dựng nhằm phân định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong quản lý đầu tƣ và xây dựng. Nâng cao tính chủ động trong việc quyết định đầu tƣ; nâng cao năng lực và trách nhiệm cho cán bộ làm công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng ở cấp huyện; tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra của các ngành cấp tỉnh và tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. Do đó tăng cƣờng phân cấp trong quản lý đầu tƣ và xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là điều kiện cần thiết giúp các giải pháp nâng cao chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành trên địa bàn tỉnh phát huy tác dụng.

- Tăng cường công tác kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

Để chất lƣợng một công việc nào đó đƣợc nâng lên thì hoạt động kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên là thực sự cần thiết. Vì vậy để chất lƣợng công tác quản lý về đầu tƣ xây dựng nói chung và công tác quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành nói riêng đƣợc nâng cao thì một đòi hỏi có tính bắt buộc là phải có các hoạt động thanh tra và kiểm tra thƣờng xuyên hoạt động này.

Hiện nay cơ quan chuyên môn thực hiện việc kiểm tra tài chính nhà nƣớc (kiểm tra việc quản lý và sử dụng tiền và tài sản nhà nƣớc) là Kiểm toán nhà nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong những năm qua Kiểm toán nhà nƣớc đã tiến hành nhiều đợt kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh Phú Thọ và đã phát hiện và kiến nghị xử lý một số sai phạm trong quản lý và sử dụng nguồn NSNN của tỉnh trong đó có cả những sai phạm trong quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành. Tuy nhiên do lực lƣợng Kiểm toán nhà nƣớc còn mỏng nên hiện nay mới thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh Phú Thọ hai năm một lần. Đối với quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành bằng NSNN trên địa bàn Phú Thọ, Kiểm toán nhà nƣớc mới chỉ kiểm toán trên cơ sở những mẫu chọn nhỏ nên chƣa phát hiện đƣợc nhiều sai phạm trong quyết toán. Vì thế để các giải pháp nâng cao chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phát huy tốt hơn, cần thiết phải tăng cƣờng công tác kiểm toán của Kiểm toán nhà nƣớc đối với việc quản lý và sử dụng tiền và tài sản nhà nƣớc trên địa bàn Phú Thọ nhiều hơn nữa.

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB.

Con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất giúp cho các giải pháp có thể phát huy đƣợc hiệu quả. Để nhân tố con ngƣời thực sự làm hạt nhân cho việc thực thi các giải pháp nâng cao chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thì phải tiến hành đào tạo và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng nói chung và công tác quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành nói riêng, đặc biệt là những cán bộ kiêm nhiệm ở các Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị, thành phố của Tỉnh. Việc đào tạo và đào tạo lại phải có quy hoạch cụ thể và phải đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên và nghiêm túc mới đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

- Tăng cường sự phối kết hợp giữa các các cơ quan chức năng trong tỉnh đối với hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng.

Trình tự quản lý đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, đối với địa phƣơng những cơ quan đó là: Sở Kế hoạch thực hiện thẩm định dự án đầu tƣ, Sở Xây dựng thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở và quản lý chất lƣợng công trình, Sở Tài chính thực hiện quản lý tài chính về đầu tƣ và xây dựng (trong đó có công tác quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành), Các Sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyên ngành khác thực hiện quản lý đầu tƣ XDCB liên quan đến chuyên ngành mình, Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh thực hiện việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ ... Ngoài ra quản lý đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh còn có sự tham gia của UBND các cấp chính quyền địa phƣơng, các ban quản lý dự án, các cơ quan thanh kiểm tra...

Quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành là khâu cuối của trình tự quản lý đầu tƣ XDCB với yêu cầu phải tổng kết, đánh giá đƣợc các khâu đã thực hiện nên đòi hỏi sự phối kết hợp của các cơ quan chức năng liên quan đến quá trình quản lý đầu tƣ và xây dựng của dự án.

Vì vậy để hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh có thể thực thi thuận lợi, thì cần phải tăng cƣờng hơn nữa sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong tỉnh đối với hoạt động quản lý Nhà nƣớc nói chung và hoạt động quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ và xây dựng nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN của các cơ quan Tài chính là một trong những công cụ nhằm ngăn chặn và hạn chế những thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN. Do đó việc tìm ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN của các cơ quan tài chính là một việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Về lý luận, luận văn đã hệ thống hoá, khái quát và làm rõ những lý luận cơ bản về quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành trong quản lý đầu tƣ và xây dựng nhƣ là: Khái niệm, vai trò của quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành, quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành tại các cơ quan tài chính, các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành, quyết toán trong mối quan hệ với công tác quản lý chi phí đầu tƣ XDCB, nội dung của quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành và một số yêu cầu về chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN của các cơ quan tài chính địa phƣơng.

Về thực tiễn, luận văn đã khái quát một số nét chính về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. Đã mô tả, phân tích đánh giá thực trạng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN của các cơ quan Tài chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Qua đó, luận văn đã chỉ ra những bất cập về cơ chế chính sách liên quan đến quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành, bất cập trong việc áp dụng các cơ chế, chính sách này tỉnh Phú Thọ, bất cập trong công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, thẩm tra và trình phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN của các cơ quan Tài chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm cơ sở để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác này.

Từ việc phân tích lý luận và thực tiễn nói trên, luận văn đã rút ra đƣợc một số kết luận sau:

Một là, để quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành từ vốn NSNN đƣợc thực hiện tốt thì việc có cơ chế chính sách tốt là điều tối quan trọng. Cơ chế chính sách bao gồm chính sách chung của Nhà nƣớc (nhƣ: luật Đấu thầu, luật Xây dựng, quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN…) và chính sách áp dụng riêng đối với địa phƣơng là kim chỉ nam chỉ đƣờng dẫn lối, hƣớng dẫn cụ thể cho các địa phƣơng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Hai là, công tác quản lý, điều hành tại địa phƣơng bao gồm các công việc nhƣ: hoàn thiện quy trình thẩm tra quyết toán và phê duyệt quyết toán, kiện toàn tổ chức bộ phận thẩm tra quyết toán, hƣớng dẫn công tác lập và thẩm tra quyết toán... là những giải pháp tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác này tỉnh Phú Thọ.

Ba là, các giải pháp về cơ chế chính sách cũng nhƣ các giải pháp về công tác điều hành sẽ không thể thực hiện đƣợc nếu nhƣ thiếu các điều kiện để bảo đảm thực hiện giải pháp nhƣ: hoàn thiện và ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản về quản lý đầu tƣ XDCB, đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, tăng cƣờng công tác phân cấp trong quản lý đầu tƣ và xây, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tƣ XDCB, tăng cƣờng sự phối kết hợp giữa các các cơ quan chức năng trong tỉnh đối với hoạt động quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ và xây dựng... Đây là các điều kiện đủ để đảm bảo cho việc thực thi các giải pháp.

Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài luận văn và khả năng trình độ của tác giả, chắc chắn bản luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhƣng hy vọng những vấn đề đƣợc nêu trong luận văn có thể đóng góp đƣợc một phần nhỏ bé trong việc nâng cao chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN tỉnh Phú Thọ nói riêng và nâng cao chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ xây dựng (2007),Thông tƣ số: 05/2006/TT-BXD ngày 25/7/2007, hƣớng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

2. Bộ Xây dựng (2007), Thông tƣ số 06/TT-BXD ngày 25/07/2007, hƣớng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

3. Bộ Tài chính (2003), Thông tƣ số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hƣớng dẫn thi hành luật Ngân sách nhà nƣớc.

4. Bộ Tài chính (2007), thông tƣ số 33/2007/TT-BTC Ngày 09/04/2007 hƣớng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn NSNN.

5. Bộ Tài chính (2007) thông tƣ số 149/2007/TT-BTC ngày 14/02/2007 hƣớng dẫn quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc cho các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án đầu tƣ theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT.

6. Bộ Tài chính (2008) Quyết định 56/2008/QĐ-BTC ngày 17/7/2008 về việc Ban hành Quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc.

7. Bộ Tài chính (2011) thông tƣ số 19/2011/TT-BTC Ngày 14/02/2011 hƣớng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN.

8. Bộ Tài chính, Tài liệu tập huấn chế độ chính sách quản lý đầu tƣ ngày 12-13 tháng 7 năm 2011.

9. PGS.TS Thái Bá Cẩn (2003), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng. Nhà xuất bản Tài chính.

10. Bùi Mạnh Cƣờng. ĐT-XDCB thực trạng và giải pháp ở Việt Nam.

11. Chính phủ (2003), Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003, hƣớng dẫn quy định chi tiết thi hành một số điều về của pháp lệnh giá.

12. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003, hƣớng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nƣớc.

13. Chính phủ (2004), Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

14. Chính phủ (2005), Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

15. Chính phủ (2005), Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005, quản lý đầu tƣ xây dựng công trình đặc thù.

16. Chính phủ (2006), Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006, sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2005/NĐ-CP.

17. Chính phủ (2007), Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.

18. Chính phủ (2006), Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 hƣớng dẫn thi hành luật dấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng. 19. Chính phủ (2009) Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009

của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

20. Chính phủ (2009) Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

21. Chính phủ (2009) Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về hƣớng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

22. Chính phủ (2009) Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.

23. Chính phủ (2009) Nghị định số 109/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về đầu tƣ theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng Xây dựng - chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT).

24. Chính phủ (2010) Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hợp đồng xây dựng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bằng nguồn ngân sách nhà nước tỉnh phú thọ (Trang 104 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)